‘Cách trị bệnh tiểu đường giai đoạn đầu’ là vấn đề mọi người quan tâm. Đây là căn bệnh mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến sức khỏe. Nếu phát hiện và can thiệp kịp thời, bệnh sẽ được kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Triệu chứng tiểu đường giai đoạn 1 thế nào, điều trị ra sao? Tìm hiểu cùng Diag nhé!

Triệu chứng của tiểu đường giai đoạn đầu

Tiểu đường xảy ra khi cơ thể sản xuất không đủ lượng insuslin cần thiết hoặc sử dụng insulin không hiệu quả. Điều này dẫn đến mức đường huyết trong máu tăng. Bệnh gây ra nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh tim, thận, mắt, và hệ thần kinh.

Triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu:

  • Khát nước nhiều: Xảy ra khi cơ thể cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa qua nước tiểu, dẫn đến tình trạng mất nước.
  • Đi tiểu thường xuyên: Do thận làm việc nhiều hơn để loại bỏ đường trong máu.
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi: Không đủ insulin để vận chuyển đường vào tế bào. Khiến tế bào không có đủ năng lượng để duy trì hoạt động.
  • Thường cảm thấy đói bụng: Do tế bào không sử dụng được lượng đường, cơ thể không đủ năng lượng để hoạt động, kích thích phản xạ cơ thể.
  • Giảm thị lực: Xuất hiện tổn thương gai ở mắt, mạch máu võng mạc do đường gây ra. Khiến thị lực suy giảm.
  • Bệnh khiến cơ thể suy giảm khả năng phục hồi, dẫn đến vết thương lâu lành hơn bình thường, có thể nhiễm trùng.
  • Tay chân tê bì, ngứa ran do ảnh hưởng của tăng đường huyết lên dây thần kinh. Người bệnh có thể cảm thấy tê, đau nhức, và ngứa râm ran khắp tay chân.

Tay chân tê bì là một triệu chứng của tiểu đường giai đoạn đầu

Tiểu đường giai đoạn đầu có chữa được không?

Tiểu đường giai đoạn đầu không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nếu tuân thủ phác đồ điều trị, lắng nghe khuyến nghị của bác sĩ về lối sống, dinh dưỡng thì có thể sống chung với bệnh.

Cách chữa bệnh tiểu đường trong giai đoạn đầu

Sử dụng insulin theo chỉ định bác sĩ

Insulin là hormone quan trọng giúp cơ thể chuyển hóa glucose thành năng lượng. Trong giai đoạn đầu của tiểu đường, cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng không đủ hoặc không sử dụng hiệu quả. Việc sử dụng insulin theo chỉ định của bác sĩ có thể giúp kiểm soát mức đường huyết ổn định. Người bệnh không nên tự tìm hiểu và mua thuốc sử dụng để tránh gây ra các phản ứng tiêu cực đối với sức khỏe.

Các loại insulin được sử dụng trong điều trị tiểu đường giai đoạn đầu:

  • Tác dụng nhanh như glulisine, insulin dạng hít: Có tác dụng trong vòng 5 đến 20 phút, duy trì trong 3 đến 5 tiếng. Phát huy hiệu quả tốt nhất trong từ 1 đến 2 giờ sau tiêm.
  • Thông thường như Novolin R, Humulin R: Có dụng trong vòng 30 – 45 phút sau tiêm. Thuốc phát huy hiệu quả cao nhất trong từ 2 đến 4 giờ sau tiêm, duy trì hiệu quả trong 5 đến 8 tiếng.
  • Tác dụng trung gian như Insulin Isophane (NPH): Có tác dụng trong khoảng 2 giờ sau tiêm. Thuốc phát huy hiệu quả cao nhất trong khoảng 4 đến 12 giờ sau tiêm, duy trì hiệu quả từ 14 đến 24 tiếng.
  • Kéo dài như insulin glargine: Có tác dụng trong khoảng một tiếng sau tiêm. Thuốc phát huy hiệu quả cao nhất trong khoảng 3 đến 14 giờ sau tiêm, duy trì hiệu quả một ngày.
  • Tác dụng cực lâu như insulin degludec: Có tác dụng trong khoảng 6 giờ sau tiêm. Thuốc phát huy hiệu quả cao nhất trong vài giờ, duy trì hiệu quả hai ngày.

Xem thêm: Thuốc tiểu đường

Sử dụng insulin theo chỉ định của bác sĩ có thể giúp kiểm soát mức đường huyết ổn định

Cấy ghép thiết bị tế bào gốc

Cấy ghép thiết bị tế bào gốc là phương pháp điều trị dành cho người bệnh tiểu đường giai đoạn đầu. Phương pháp thực hiện dựa trên việc cấy thiết bị PPEC – Direct chứa tế bào được xây dựng từ tế bào gốc vào dưới da.

Các tế bào được thiết kế để phát triển thành các tế bào tụy chuyên biệt. Từ đó hỗ trợ giải phóng insulin khi cơ thể cần. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này chỉ được thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Bệnh tiểu đường có trị hết không?

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh

Cân bằng và quản lý dinh dưỡng là yếu tố then chốt trong việc điều trị bệnh tiểu đường giai đoạn đầu. Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp kiểm soát mức đường huyết, hỗ trợ duy trì cân nặng, và cải thiện sức khỏe:

  • Chọn thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, và các loại đậu. Đây là thực phẩm làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường. Từ đó giữ mức đường huyết ổn định.
  • Hạn chế các thực phẩm chứa đường tinh khiết và tinh bột tinh chế như bánh mì trắng, kẹo ngọt, và nước ngọt.
  • Tăng cường protein và chất béo lành mạnh trong cá, thịt gà không da, dầu ô liu, và quả hạch. Đây là các chất duy trì cảm giác no lâu, hỗ trợ quá trình trao đổi chất.

Lưu ý: Mọi người nên tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng từng người.

Xem thêm: Cách làm giảm lượng đường trong nước tiểu

Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k

  • Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Tăng cường vận động thể thao

Tăng cường vận động rất quan trọng trong việc điều trị bệnh trong giai đoạn đầu. Vận động giúp cơ thể sử dụng glucose hiệu quả hơn, giảm cân, và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Người bị bệnh có thể duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh bằng cách:

  • Đi bộ, chạy bộ, bơi lội, hoặc đạp xe ít nhất 150 phút mỗi tuần.
  • Thêm các bài tập nâng tạ giúp tăng cường cơ bắp, cải thiện khả năng sử dụng insulin của cơ thể.
  • Tập yoga hoặc các bài tập giãn cơ giúp cải thiện linh hoạt, giảm stress để góp phần kiểm soát tiểu đường.

Kiểm tra mức đường huyết định kỳ

Mức đường huyết có thể thay đổi cả khi người bệnh sử dụng insulin, tuân thủ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Căng thẳng, thay đổi nội tiết tố, và sử dụng rượu có thể ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.

Xét nghiệm và kiểm tra mức đường huyết định kỳ là điều cần thiết. Bệnh nhân nên đo và ghi lại chỉ số đường huyết tối thiểu 2 lần/ngày.

Thời điểm mọi người cần kiểm tra đường huyết:

  • Trước bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ.
  • Trước khi tập thể dục hoặc lái xe.
  • Trước khi đi ngủ.
  • Bất kỳ thời điểm khi xuất hiện các triệu chứng liên quan đến giảm đường trong máu. Các triệu chứng gồm: Vã mồ hôi, buồn nôn, người ẩm, lo lắng, run rẩy, tim đập mạnh, da tái nhợt, tê lưỡi, môi, và má; mờ mắt, khó tập trung, nói lắp, suy nghĩ lẫn lộn…

Kết luận

Cách trị bệnh tiểu đường giai đoạn đầu thế nào’ là vấn đề nhiều người quan tâm. Tiểu đường là bệnh mạn tính, dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, mọi người cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt theo khuyến nghị của bác sĩ để kiểm soát bệnh.