Hiện nay có nhiều loại máy giúp đo đường huyết tại nhà rất tiện lợi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ cách đo, dẫn đến kết quả sai sót, và không phản ánh đúng tình trạng sức khỏe. Hãy cùng Diag tìm hiểu cách thử tiểu đường tại nhà chính xác và dễ thực hiện nhất.

Vì sao nên thử tiểu đường tại nhà?

Xét nghiệm tiểu đường tại nhà là hình thức tự xét nghiệm mà không cần đến trung tâm y tế thực hiện. Hình thức này có nhiều lợi ích như sau:

  • Hiểu rõ mức đường huyết hàng ngày: Giúp bạn theo dõi mức đường huyết trong suốt cả ngày. Từ đó có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, lịch tập thể dục phù hợp nhằm duy trì mức đường huyết ổn định.
  • Phát hiện sớm các nguy cơ biến chứng: Việc thử chỉ số đường huyết tại nhà giúp phát hiện sớm tình trạng tăng đường huyết quá mức. Từ đó nhanh chóng thăm khám bác sĩ để can thiệp y tế kịp thời.
  • Tiện lợi và tiết kiệm thời gian: Bạn có thể thực hiện xét nghiệm vào bất kỳ thời điểm, tự kiểm tra theo dõi, và ghi nhận kết quả ngay lập tức.

Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường ở đâu?

Có thể theo dõi chỉ số đường huyết hàng ngày bằng cách thử tiểu đường tại nhà.
Có thể theo dõi chỉ số đường huyết hàng ngày bằng cách thử tiểu đường tại nhà.

Hướng dẫn chi tiết cách đo tiểu đường

Cách đo tiểu đường bằng máy đo đường huyết

Đây là hình thức đo qua mẫu máu lấy từ ngón tay. Bạn cần đo vào hai thời điểm: lúc đói (trước bữa ăn) và 2 giờ sau ăn.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Rửa tay và lau khô bằng khăn sạch. Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn trên tay, tránh làm sai lệch kết quả đo.
  • Bước 2: Mở nắp máy đo đường huyết và lắp que thử vào khe cắm theo hướng dẫn trên bao bì. Lưu ý, không chạm tay vào phần tiếp xúc của que thử để tránh làm hỏng cảm biến.
  • Bước 3: Gắn kim chích vào bút chích (lancet). Điều chỉnh độ sâu của kim (nếu máy cho phép) để đảm bảo lấy đủ máu nhưng không quá đau.
  • Bước 4: Chọn vị trí chích trên các đầu ngón tay mềm, như ngón tay giữa hoặc ngón tay đeo nhẫn. Dùng bút chích nhẹ đủ sâu vào đầu ngón tay để lấy một giọt máu nhỏ.
  • Bước 5: Nhẹ nhàng ép nhẹ đầu ngón tay để lấy giọt máu. Không bóp mạnh để tránh làm máu chảy không đều.
  • Bước 6: Đưa đầu ngón tay có máu chạm vào đầu que thử cho đến khi que thử hút đủ máu. Đảm bảo không chạm vào các bộ phận khác của que thử để tránh làm kết quả sai lệch.
  • Bước 7: Chờ kết quả trên màn hình hiển thị của máy trong vài giây. Sau đó ghi lại kết quả đo đường huyết (đơn vị mmol/L hoặc mg/dL tùy loại máy).
  • Bước 8: Tháo que thử ra khỏi máy và bỏ vào thùng rác đúng cách sau khi có kết quả. Chú ý vệ sinh kim chích và các dụng cụ khác một cách an toàn.

Cách đọc kết quả đường huyết lúc đói (trước bữa ăn):

  • Bình thường: Dưới 5.6 mmol/L (100 mg/dL).
  • Tiền tiểu đường: Từ 5.6 đến 6.9 mmol/L (100 – 125 mg/dL).
  • Tiểu đường: Từ 7.0 mmol/L (126 mg/dL) trở lên.

Cách đọc kết quả đường huyết 2 giờ sau ăn:

  • Bình thường: Dưới 7.8 mmol/L (140 mg/dL).
  • Tiền tiểu đường: Từ 7.8 đến 11.0 mmol/L (140 – 199 mg/dL).
  • Tiểu đường: Từ 11.1 mmol/L (200 mg/dL) trở lên.

Lưu ý:

  • Kết quả trên máy chỉ mang tính tham khảo và cần được đánh giá xác nhận bởi bác sĩ chuyên khoa.
  • Mỗi que thử và kim chích chỉ sử dụng một lần.
  • Đo chỉ số đường huyết vào các thời điểm cố định.
  • Lưu lại kết quả đo đường huyết hàng ngày và mang theo cho bác sĩ khi khám bệnh.

Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường bao lâu có kết quả?

Máy đo đường huyết cần thực hiện đo lúc đói và 2 giờ sau ăn.
Máy đo đường huyết cần thực hiện đo lúc đói và 2 giờ sau ăn.

Cách đo bằng máy đo đường huyết HbA1c

Máy đo HbA1c tại nhà là một công cụ giúp theo dõi mức độ kiểm soát đường huyết trong suốt thời gian dài. Trong đó, HbA1c là chỉ số phản ánh mức đường huyết trung bình trong vòng 2-3 tháng qua. Chỉ số này giúp xác định bệnh tiểu đường của bạn có đang được kiểm soát tốt hay không.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm, sau đó lau khô bằng khăn sạch. Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn trên tay, giúp kết quả đo chính xác hơn.
  • Bước 2: Lắp que thử vào khe cắm của máy đo HbA1c. Đảm bảo không chạm vào đầu que thử để tránh làm hỏng cảm biến hoặc gây sai lệch kết quả.
  • Bước 3: Gắn kim chích vào bút chích. Điều chỉnh độ sâu của kim (nếu máy cho phép) để lấy một lượng máu nhỏ.
  • Bước 4: Chích nhẹ vào một đầu ngón tay để lấy một giọt máu nhỏ. Bạn có thể xoa nhẹ ngón tay để máu chảy ra dễ dàng.
  • Bước 5: Đưa đầu ngón tay có máu chạm vào đầu que thử cho đến khi que thử hút đủ máu. Một số máy đo sẽ yêu cầu bạn trộn mẫu máu với dung dịch đệm của máy. Sau đó cho hỗn hợp này lên que thử và chờ kết quả.
  • Bước 6: Chờ kết quả của máy trong vài giây. Kết quả HbA1c được hiển thị dưới dạng phần trăm (%).
  • Bước 7: Tháo và bỏ que thử sau khi đã thử đường huyết xong. Chú ý vệ sinh kim chích và các dụng cụ khác một cách an toàn.

Cách đọc kết quả:

  • Bình thường: Dưới 5.7%.
  • Tiền tiểu đường: Từ 5.7% đến 6.4%.
  • Tiểu đường: Từ 6.5% trở lên.

Lưu ý:

  • Kết quả trên máy chỉ mang tính tham khảo và cần được đánh giá xác nhận bởi bác sĩ chuyên khoa.
  • Mỗi que thử và kim chích chỉ sử dụng một lần.
  • Đo chỉ số HbA1c định kỳ mỗi tháng hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Xem thêm: HbA1c tiền tiểu đường

Test nhanh tiểu đường có chính xác không?

Thử tiểu đường tại nhà bằng máy đo thường cho kết quả tương đối chính xác (không đạt 100%) khi sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, kết quả đường huyết có thể sai lệch nếu máy không ổn định, que thử bị lỗi hoặc lấy mẫu sai cách.

Mặc dù đo tại nhà tiện lợi nhưng vẫn cần được bác sĩ đánh giá kết quả.
Mặc dù đo tại nhà tiện lợi nhưng vẫn cần được bác sĩ đánh giá kết quả.

Tần suất kiểm tra đường huyết tại nhà

Tần suất kiểm tra đường huyết tại nhà phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn, phương pháp điều trị và chỉ dẫn của bác sĩ. Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên thử tiểu đường ít nhất 3 lần/1 ngày. Trong đó bao gồm các thời điểm: lúc đói (trước khi ăn), sau ăn 1 giờ, sau ăn 2 giờ.

Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k

  • Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔITìm chi nhánh

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Xem thêm: Kiểm tra tiểu đường

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả test tiểu đường tại nhà

Kết quả đo đường huyết tại nhà có thể bị ảnh hưởng bởi những vấn đề sau:

  • Chất lượng máy đo: Máy đo không được hiệu chuẩn hoặc que thử hết hạn, hư hỏng.
  • Kỹ thuật lấy mẫu máu: Lấy máu không đủ hoặc không đúng cách, tay chưa sạch.
  • Tình trạng sức khỏe: Mất nước, nhiễm trùng, stress, các bệnh lý nền.
  • Thời điểm đo đường huyết: Đo không đúng thời điểm, chế độ ăn uống gần lúc đo.
  • Sử dụng thuốc: Ảnh hưởng của thuốc hạ đường huyết, corticosteroid, thuốc lợi tiểu.
  • Mỡ trong máu: Mức cholesterol cao có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn?

Lời kết

Như vậy, bài viết đã chia sẻ đầy đủ về cách thử tiểu đường tại nhà. Đây là hình thức đo chỉ số đường huyết dễ thực hiện và rất tiện lợi. Bạn có thể tự đo và theo dõi mức đường huyết hàng ngày, từ đó có hướng kiểm soát bệnh hiệu quả.

 

Xem thêm: Thử tiểu đường bằng nước tiểu