Biến chứng tiểu đường ở người già có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bệnh có thể làm giảm chất lượng cuộc sống, gây ra các vấn đề như suy thận, bệnh tim, tổn thương thần kinh và mắt. Tìm hiểu kỹ về những biến chứng này và cách phòng ngừa qua bài viết bên dưới của Diag.
Bệnh tiểu đường ở người già là gì?
Bệnh tiểu đường, hay còn gọi là đái tháo đường, là bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường trong máu (glucose) của cơ thể. Ở người già, bệnh chủ yếu là tiểu đường tuýp 2. Bệnh xảy ra do sự suy giảm chức năng sản xuất insulin của tuyến tụy hoặc cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả.
Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi có thể âm thầm phát triển trong nhiều năm mà không có triệu chứng rõ ràng. Điều này khiến việc chẩn đoán và điều trị trở nên khó khăn hơn.
Khi không được kiểm soát tốt, tiểu đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng này có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, thậm chí gây tử vong.
Triệu chứng bệnh tiểu đường ở người già
Triệu chứng của bệnh tiểu đường ở người cao tuổi thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu lão hóa tự nhiên. Các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường ở người già gồm:
- Khát nước nhiều: Người già thường cảm thấy khát liên tục dù đã uống đủ nước.
- Tiểu nhiều: Tăng tần suất đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân: Giảm cân nhanh chóng mà không có sự thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc tập luyện.
- Mệt mỏi: Cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng dù không làm việc nặng.
- Nhìn mờ: Gặp vấn đề về thị giác, mắt mờ, khó tập trung nhìn.
Nguyên nhân gây biến chứng tiểu đường ở người cao tuổi
Người cao tuổi mắc tiểu đường có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm do nhiều yếu tố. Một trong những nguyên nhân chính là việc kiểm soát đường huyết kém. Điều này dẫn đến tổn thương mạch máu và các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng:
- Quá trình lão hóa tự nhiên khiến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ miễn dịch và hệ thống tuần hoàn. Dẫn đến suy giảm chức năng, làm tăng nguy cơ biến chứng.
- Người cao tuổi thường gặp phải vấn đề về huyết áp. Khi kết hợp với tiểu đường làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch.
- Tăng cholesterol và các vấn đề về mỡ máu gây tổn thương động mạch. Dễ dẫn đến các biến chứng như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim.
- Thời gian mắc bệnh càng lâu, nguy cơ gặp phải các biến chứng càng cao.
Các biến chứng tiểu đường ở người cao tuổi
Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng.
Suy thận
Tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy thận. Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt, các mạch máu nhỏ trong thận bị tổn thương. Điều này khiến chức năng lọc máu suy giảm.
Ở người già, quá trình này diễn ra nhanh chóng và có thể dẫn đến suy thận mạn tính. Thậm chí là suy thận giai đoạn cuối. Các bệnh này đòi hỏi phải lọc thận hoặc ghép thận.
Bệnh tim và đột quỵ
Người già mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Đường huyết cao làm tổn thương các mạch máu lớn, gây ra xơ vữa động mạch. Các yếu tố nguy cơ khác như huyết áp cao và cholesterol cao đi kèm với tiểu đường cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Tổn thương hệ thần kinh
Bệnh thần kinh tiểu đường là một biến chứng phổ biến ở người cao tuổi, thường gây ra tổn thương thần kinh ở tay, chân. Người bệnh có thể cảm thấy tê bì, đau nhức hoặc mất cảm giác ở các chi. Từ đó làm tăng nguy cơ ngã và chấn thương. Nếu không được chăm sóc kịp thời, tổn thương thần kinh có thể dẫn đến loét chân, nhiễm trùng, thậm chí phải cắt cụt chi.
Tổn thương mắt
Bệnh tiểu đường gây ra các biến chứng nghiêm trọng về mắt như bệnh võng mạc tiểu đường, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp. Những tổn thương này làm giảm thị lực, thậm chí gây mù lòa nếu không điều trị kịp thời. Việc kiểm tra mắt định kỳ là cần thiết để phát hiện sớm và ngăn ngừa các biến chứng mắt.
Chẩn đoán người già bị tiểu đường thế nào?
Chẩn đoán bệnh tiểu đường ở người cao tuổi dựa vào các xét nghiệm đo đường huyết. Các xét nghiệm phổ biến gồm:
- Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Kiểm tra mức đường trong máu sau khi nhịn đói ít nhất 8 giờ.
- Xét nghiệm đường huyết sau ăn: Được thực hiện sau khi ăn khoảng 2 giờ để đánh giá cách cơ thể xử lý glucose.
- Xét nghiệm HbA1c: Đo lượng đường trong máu trung bình trong khoảng 2-3 tháng trước đó.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm để đánh giá chức năng của các cơ quan như tim, thận và mắt. Đây là điều cần thiết nhằm phát hiện sớm các biến chứng.
Điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
Phác đồ điều trị tiểu đường cho người cao tuổi sẽ có sự khác biệt dựa trên tình trạng sức khỏe mỗi người. Các phương pháp điều trị phổ biến gồm:
- Thuốc hạ đường huyết: Sử dụng insulin hoặc các thuốc uống để kiểm soát mức đường huyết.
- Chế độ ăn uống: Điều chỉnh chế độ ăn uống giúp kiểm soát lượng carbohydrate, duy trì đường huyết ổn định.
- Tập thể dục: Người già nên vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ, tập thể dục nhẹ. Đây là phương pháp hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng thể và kiểm soát đường huyết.
Phòng ngừa biến chứng tiểu đường ở người cao tuổi
Phòng ngừa biến chứng tiểu đường là mục tiêu quan trọng để giúp người cao tuổi khỏe mạnh và duy trì chất lượng cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý
Người cao tuổi nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Hạn chế tiêu thụ đường và các loại carbohydrate tinh chế để tránh làm tăng đột ngột đường huyết. Việc chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp duy trì mức đường huyết ổn định.
Tuân thủ chế độ sinh hoạt lành mạnh
Ngoài việc ăn uống lành mạnh, người cao tuổi cần duy trì lối sống năng động với các hoạt động thể chất nhẹ nhàng. Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường khả năng sử dụng insulin của cơ thể. Từ đó giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Đồng thời, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng giúp phát hiện sớm và ngăn ngừa các biến chứng.
Người già mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao phát triển nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt. Duy trì lối sống lành mạnh, tuân thủ phác đồ điều trị và khám sức khỏe định kỳ là những biện pháp quan trọng. Các hành động này giúp người cao tuổi phòng ngừa biến chứng tiểu đường ở người già và cải thiện chất lượng cuộc sống.