Bệnh đái tháo đường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Hãy cùng Diag điểm qua các biến chứng tiểu đường ở da phổ biến và cách phòng tránh hiệu quả trong nội dung bài viết này nhé!

11 biến chứng tiểu đường ở da phổ biến

Bệnh tiểu đường là tình trạng thiếu hụt sản sinh insulin hoặc insulin không được sử dụng hiệu quả dẫn đến tình trạng tăng lượng đường trong máu. Đây là bệnh mãn tính và chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Các phương pháp chữa bệnh chủ yếu kiểm soát lượng đường trong máu gần với mức bình thường.

Tuy nhiên, bệnh tiểu đường trong thời gian dài và không được kiểm soát đường huyết có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh về da.

Xem thêm: Hậu quả của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường trong thời gian dài và không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến các bệnh về da.
Bệnh tiểu đường trong thời gian dài và không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến các bệnh về da.

1. Nhiễm khuẩn da

Người bị bệnh tiểu đường có xu hướng bị nhiễm trùng nhiều hơn những người không mắc bệnh. Lượng đường trong máu cao là điều kiện thuận loại giúp vi khuẩn phát triển mạnh. Nhiễm trùng da do vi khuẩn khiến các mô bị viêm, sưng đỏ, và đau. Tình trạng nhiễm trùng này thường xảy ra tại các vị trí như mí mắt, nang lông, và móng tay.

Thông thường để điều trị nhiễm khuẩn da do tiểu đường, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Việc duy trì lượng đường ở mức bình thường sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ bị nhiễm trùng.

2. Nhiễm trùng nấm

Nhiễm trùng nấm là một trong những biến chứng tiểu đường ở da phổ biến. Nhiễm nấm có thể gây ra các vết phát ban ngứa bao quanh bởi các mụn nước đỏ và có vảy. Các vết này thường xuất hiện ở các nếp gấp ấm, ẩm trên da. Một số bệnh nhiễm nấm do bệnh tiểu đường phổ biến như bệnh hắc lào, nhiễm trùng âm đạo, bệnh nấm chân…

Xem thêm: Tiểu đường bị hoại tử chân

3. Bệnh bạch biến

Bệnh bạch biển cũng là một trong những biến chứng tiểu đường ở da và thường xảy ra ở người mắc bệnh tiểu đường loại 1. Tình trạng này liên quan đến phản ứng tự miễn của cơ thể ảnh hưởng đến sắc tố Melanin. Bệnh khiến cho da xuất hiện các vết trắng loang lổ ở các vị trí như ngực, khuỷu tay, quanh miệng, mắt, và mũi của người bệnh.

Hiện nay, chưa có phương pháp giúp các vùng da bị bạch biến trở lại bình thường, cách tốt nhất để bảo vệ các vùng da này là sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng tốt.

Bệnh bạch biến liên quan đến phản ứng tự miễn của cơ thể ảnh hưởng đến sắc tố Melanin
Bệnh bạch biến liên quan đến phản ứng tự miễn của cơ thể ảnh hưởng đến sắc tố Melanin.

4. Tổn thương dây thần kinh liên quan đến da

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các tổn thương cho dây thần kinh. Nhiều trường hợp người bệnh mất cảm giác khi dẫm phải các vật sắc nhọn và không hề phát hiện các tổn thương. Điều này khiến các vết thương không được điều trị tốt, lan rộng gây viêm loét. Tình trạng nhiễm trùng nặng khiến bệnh nhân phải cắt cụt chi.

Xem thêm: Biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường

5. Mụn phỏng nước

Mụn phỏng nước là một trong những bệnh về da ở bệnh nhân tiểu đường thường gặp. Các mụn phỏng nước có thể xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, ngón chân, cẳng tay… Hầu hết các mụn nước này không gây cảm giác đau và có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị đúng cách, mụn có thể vỡ ra và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng.

Xem thêm: Bàn chân đái tháo đường

6. Da khô và ngứa

Khi glucose (đường) trong máu tăng khiến có thể phải rút chất chất lỏng từ các tế bào để đủ lượng nước loại bỏ đường dư thừa. Điều này khiến cho da bị khô và ngứa. Tình trạng ngứa da và da khô có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng phổ biến hơn ở người mắc bệnh tiểu đường.

Để khắc phục tình trạng này, bệnh nhân cần duy trì lượng đường trong máu trong phạm vi mục tiêu. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với một số phương pháp như hạn chế thời gian tắm, chọn các loại xà phòng dịu nhẹ và kem dưỡng ẩm cho da.

Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k

  • Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

7. U vàng phát ban

U vàng phát ban là tình trạng mu bàn tay, bàn chân, cánh tay, chân, và mông xuất hiện các nốt nhỏ màu vàng đỏ. Người bệnh có thể có cảm giác đau và ngứa tại vị trí có các nốt này. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nồng độ cholesterol và triglyceride (chất béo trong máu) cao. Để điều trị u vàng phát ban, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc hạ cholesterol, giúp kiểm soát lượng mỡ trong máu.

8. Chứng gai đen

Bệnh gai đen (Acanthosis nigricans – AN) là tình trạng tăng sắc tố da làm xuất hiện các mảng sẫm màu như nhung, đặc biệt là tại các vị trí như cổ, nách, bẹn, tay, khuỷu tay, đầu gối… Bệnh là biểu hiện của tình trạng kháng insulin và cũng có thể là dấu hiệu của tiền tiểu đường hoặc tiểu đường tuýp 2. Để điều trị bệnh gai đen, bác sĩ cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra liệu pháp chữa trị hiệu quả.

Bệnh gai đen là biểu hiện của tình trạng kháng insulin và cũng có thể là dấu hiệu của tiền tiểu đường hoặc tiểu đường tuýp 2
Bệnh gai đen là biểu hiện của tình trạng kháng insulin và cũng có thể là dấu hiệu của tiểu đường tuýp 2.

9. U hạt vòng lan tỏa

U hạt vòng lan tỏa là sự xuất hiện của các đốm màu đỏ hoặc đỏ nâu, hình vòng cung hoặc hình tròn trên tai hay ngón tay. Một số người bệnh có thể kèm theo triệu chứng ngứa nhẹ. Tình trạng này có thể được khắc phục với thuốc nhóm Steroid như Hydrocortisone và việc dùng thuốc cần được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa.

10. Xơ cứng các ngón tay

Xơ cứng ngón tay là tình trạng phù cứng bì, căng, và có sáp ở da ngón tay khiến các ngón tay trở nên cứng và khó cử động. Nếu lượng đường huyết trong máu không được kiểm soát, tình trạng xơ cứng da có thể lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Để khắc phục tình trạng này, lượng đường trong máu cần được đưa về mức bình thường và kết hợp với vật lý trị liệu giúp cải thiện phạm vi di chuyển của các khớp.

11. Bệnh Kyrle

Bệnh Kyrle (KD) là một rối loạn da hiếm gặp đặc trưng bởi sự đào thải xuyên biểu bì của keratin bất thường. Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân bị tiểu đường, bệnh thận, bệnh gan… Bệnh biểu hiện dưới dạng nhiều sẩn riêng biệt, có mụn nước với lớp vảy hoặc nút ở giữa, và thường ở các chi dưới.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh về da ở bệnh nhân tiểu đường

Đái tháo đường là bệnh mãn tính đặc trưng bởi sự gia tăng lượng đường trong máu và rối loạn insulin. Bệnh có thể dẫn đến các rối loạn chuyển hóa và làm tổn thương các cơ quan như tim, mạch máu, hệ thần kinh, mắt, da…

Bệnh về da ở bệnh nhân tiểu đường là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường thường thấy, đặc trưng bởi các tổn thương da, lõm, có màu đỏ hoặc đỏ nâu… Theo ghi nhận, có hơn 50% bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường mắc các bệnh lý về da và không phân biệt giới tính, độ tuổi, hay chủng tộc.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh da do đái tháo đường vẫn chưa được xác định chính xác nhưng có thể liên quan đến các biến chứng về mạch máu hoặc hệ thần kinh. Để điều trị các bệnh lý này, bác sĩ cần thực hiện các thăm khám và xét nghiệm phù hợp để xác định nguyên nhân và đưa ra liệu trình chữa bệnh phù hợp.

Xem thêm: Bệnh võng mạc tiểu đường

Cách phòng tránh biến chứng tiểu đường ở da

Điều quan trọng nhất để phòng tránh các biến chứng tiểu đường ở da là duy trì lượng đường trong máu ở phạm vi mục tiêu theo đề xuất của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc chăm sóc da đúng cách cũng góp phần làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về da do bệnh tiểu đường gây ra.

  • Kiểm tra da hàng ngày để kịp thời phát hiện các vết mẩn đỏ. nhiễm trùng, lở loét, hoặc dấu hiệu phát ban.
  • Sử dụng nước ấm và xà phòng dưỡng ẩm khi tắm.
  • Dùng khăn thấm khô sau khi tiếp xúc với nước, nhất là tại các kẽ ngón tay, ngón chân, và nếp gấp da.
  • Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm.
  • Uống đủ nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước gây khô da.
  • Xử lý các vết cắt, vết thương ngay lập tức, và thăm khám nếu có dấu hiệu đỏ, đau, chảy dịch, hoặc nhiễm trùng.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm tăng độ ẩm không khí trong nhà.
Xử lý các vết cắt, vết thương ngay lập tức, và thăm khám nếu có dấu hiệu đỏ, đau, chảy dịch, hoặc nhiễm trùng.
Xử lý các vết cắt, vết thương ngay lập tức, và thăm khám nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.

Hiện nay, bệnh tiểu đường vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và can thiệp y tế kịp thời. Do đó, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp phòng tránh, xét nghiệm bệnh tiểu đường nhằm phát hiện sớm cũng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao như người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường di truyền, người có người thân mắc bệnh, người béo phì, lười vận động, người có tiền sử tiểu đường thai kỳ… nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường càng sớm càng tốt.

Trung tâm y khoa Diag là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ xét nghiệm bệnh tiểu đường uy tín. Với quy trình xét nghiệm nhanh chóng, trang thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao sẽ khiến bạn hài lòng khi lựa chọn dịch vụ tại trung tâm.

Xem thêm: Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường

Lời kết

Biến chứng tiểu đường ở da có thể dẫn đến các tình trạng bệnh lý như nhiễm khuẩn, bệnh bạch biến, xơ cứng ngón tay… Phần lớn các tình trạng này có thể được điều trị nếu kiểm soát tốt lượng đường trong máu và sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, việc kết hợp các phương pháp chăm sóc da tại nhà như sử dụng sữa tắm dưỡng ẩm, thấm khô da nhất là các vị trí như kẽ tay, kẽ chân… cũng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tránh các vấn đề về da liên quan đến bệnh tiểu đường.

 

Xem thêm: Biến chứng tiểu đường ở người già