Biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường là một trong những hậu quả nguy hiểm mà người bệnh tiểu đường có thể gặp phải nếu không kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Những tổn thương dây thần kinh này có thể gây ra triệu chứng đau, tê bì và giảm khả năng vận động. Tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết của Diag.
Biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến các cơ quan như tim, thận, và mắt. Một trong những biến chứng phổ biến nhất là biến chứng thần kinh ngoại biên, xảy ra khi lượng đường huyết cao kéo dài gây tổn thương dây thần kinh.
Dây thần kinh ngoại biên có nhiệm vụ truyền tín hiệu từ não và tủy sống đến các phần khác của cơ thể như tay, chân và nội tạng. Khi bị tổn thương, dây thần kinh ngoại biên không thể duy trì hoạt động bình thường, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.
Tình trạng bệnh tiểu đường biến chứng thần kinh ngoại biên thường xuất hiện ở người bệnh lâu năm hoặc có mức đường huyết cao khó kiểm soát. Các triệu chứng điển hình của biến chứng thần kinh ngoại biên gồm đau nhức, tê bì, có cảm giác châm chích như bị kim châm hoặc mất cảm giác ở tay, chân, và các chi. Nếu không can thiệp y tế kịp thời, tình trạng này có thể gây suy giảm khả năng vận động, khiến người bệnh dễ bị té ngã, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.
Xem thêm: Hậu quả của bệnh tiểu đường
Các loại biến chứng thần kinh khác của bệnh tiểu đường
Bên cạnh biến chứng thần kinh ngoại biên, những vấn đề liên quan đến hệ thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường gồm:
Biến chứng thần kinh tự chủ
Đây là biến chứng ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động của cơ thể như huyết áp, nhịp tim, tiêu hóa và tiểu tiện. Nếu tiểu đường diễn tiến sang biến chứng thần kinh tự chủ, mọi người có thể gặp các vấn đề như:
- Chóng mặt, ngất xỉu khi đứng dậy do tụt huyết áp.
- Xuất hiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, táo bón hoặc tiêu chảy.
- Gặp các vấn đề về tiểu tiện: Tiểu không tự chủ, không kiểm soát được khi đi tiểu.
- Rối loạn tình dục: Rối loạn cương dương ở nam giới, khô âm đạo ở nữ giới.
Biến chứng thần kinh gốc
Còn gọi là thần kinh đám rối, chủ yếu gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh vùng hông, đùi, bụng và mông. Người bệnh có thể cảm thấy đau dữ dội tại các bộ phận này, yếu cơ, gây khó khăn khi đứng dậy hoặc di chuyển.
Biến chứng thần kinh đơn
Biến chứng xảy ra khi một dây thần kinh vùng mặt, cánh tay hoặc chân bị tổn thương. Các triệu chứng liên quan đến biến chứng thần kinh đơn gồm: tê bì, đau nhức, yếu cơ, teo cơ, đặc biệt ở một bên cơ thể. Ví dụ như mất cảm giác hoặc yếu cơ mặt.
Xem thêm: Bệnh võng mạc tiểu đường
Nguyên nhân gây biến chứng thần kinh ngoại biên
Biến chứng thần kinh ngoại biên chủ yếu xảy ra do đường huyết cao kéo dài. Khi mức đường huyết tăng cao kéo dài sẽ gây tổn thương các mạch máu nhỏ, dẫn đến giảm lượng oxy và dưỡng chất cung cấp cho các dây thần kinh ngoại biên.
Nếu không nhận đủ oxy và dưỡng chất, các dây thần kinh ngoại biên sẽ tổn thương, không thể duy trì hoạt động bình thường.
Ngoài ra các yếu tố nguy cơ của biến chứng thần kinh ngoại biên gồm:
- Đường huyết không ổn định gây tăng nguy cơ tổn thương thần kinh.
- Tiểu đường lâu năm, đặc biệt là không kiểm soát bệnh tốt có thể diễn tiến sang biến chứng thần kinh ngoại biên.
- Bệnh thận do tiểu đường khiến chất độc tích tụ trong máu, gây tổn thương dây thần kinh.
- Béo phì và hút thuốc gây ảnh hưởng đến lưu thông máu, dẫn đến máu không thể cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho các chi, làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh.
Xem thêm: Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường
Triệu chứng của tiểu đường biến chứng thần kinh ngoại biên
Các triệu chứng liên quan đến biến chứng thần kinh ngoại biên chia thành nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Mức độ phụ thuộc vào tình trạng tổn thương và vị trí bị ảnh hưởng. Các triệu chứng điển hình của biến chứng thần kinh ngoại biên gồm:
- Đau nhức, có cảm giác bỏng rát hoặc đau như kim châm. Xuất hiện ở các chi, đặc biệt là vùng bàn chân và bàn tay. Cơn đau có thể xuất hiện nhiều vào ban đêm gây gián đoạn giấc ngủ.
- Tê bì, mất cảm giác, không cảm nhận được nhiệt độ, đau đớn, hoặc áp lực ở các chi. Chủ yếu xuất hiện ở vùng bàn chân, bàn tay. Trường hợp nặng có thể mất hoàn toàn cảm giác.
- Yếu cơ, khó vận động. Người bệnh gặp khó khăn khi đứng vững, di chuyển.
- Mất thăng bằng, dễ té ngã. Cảm thấy chóng mặt hoặc không kiểm soát được cơ thể khi di chuyển.
- Xuất hiện các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, nôn mửa, mất cảm giác đói. Nặng hơn có thể gặp tình trạng Gastroparesis – dạ dày làm rỗng chậm, gây khó tiêu, đầy hơi.
- Khó kiểm soát khi đi tiểu hoặc tiểu nhiều lần.
- Chân bị loét, nhiễm trùng, và biến dạng, đau xương khớp.
Xem thêm: Bàn chân đái tháo đường
Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k
- Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Biến chứng thần kinh ngoại biên có nguy hiểm không?
Biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường là một vấn đề nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị. Khi các dây thần kinh ở bàn chân và chân bị tổn thương, người bệnh sẽ khó cảm nhận được những vết thương nhỏ, như vết cắt hay vết loét, điều này dễ dẫn đến nhiễm trùng mà người bệnh không biết. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể lan rộng và gây hoại tử (chết mô), thậm chí cần phải cắt cụt chi trong trường hợp nặng.
Ngoài ra, biến chứng thần kinh ngoại biên cũng gây ra các triệu chứng như đau nhức, tê bì, hoặc cảm giác kim châm, khiến người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển và làm giảm chất lượng cuộc sống. Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt, những triệu chứng này sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Xem thêm: Tiểu đường bị hoại tử chân
Chẩn đoán và điều trị biến chứng thần kinh ngoại biên
Phương pháp chẩn đoán
Các phương pháp thường dùng để chẩn đoán biến chứng thần kinh ngoại biên gồm:
- Kiểm tra sức mạnh cơ bắp và phản xạ ở tay, chân để đánh giá tình trạng đau, tê bì, mất cảm giác.
- Kiểm tra cảm giác nhiệt độ, cảm giác rung và cảm giác nhẹ để đánh giá khả năng cảm giác.
- Siêu âm để đánh giá mức độ tổn thương ở thận, bàng quang.
- Điện cơ đồ để đánh giá khả năng cơ bắp phản ứng với xung điện.
- Sinh thiết da để đánh giá tình trạng tổn thương dân thần kinh nhỏ dưới da.
- Sinh thiết thần kinh để đánh giá sâu hơn.
- Đo huyết áp, đường huyết, và cholesterol.
Xem thêm: Biến chứng tiểu đường ở da
Phương pháp điều trị biến chứng thần kinh ngoại biên
- Sử dụng thuốc giảm đau như acetaminophen để giảm cơn đau.
- Sử dụng thuốc chống co giật để giảm cơn đau thần kinh.
- Sử dụng thuốc chống trầm cảm để giảm đau, cải thiện tâm trjang như amitriptyline.
- Sử dụng kem bôi, thuốc bôi ngoài da.
- Liệu pháp TENS (điện trị liệu qua da) để điều trị giảm đau.
- Điều trị bệnh lý ekfm theo như bệnh thận, tim mạch.
- Quản lý yếu tố nguy cơ như cholesterol, huyết áp.
Phòng ngừa biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường
Để phòng ngừa biến chứng thần kinh ngoại biên, bệnh nhân tiểu đường cần:
Kiểm soát đường huyết
- Có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
- Tập thể dục nhẹ như đi bộ, yoga, bơi lội, và đạp xe để cải thiện lưu thông máu.
- Kiểm tra đường huyết trước và sau bữa ăn. Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ.
Quản lý các yếu tố nguy cơ
- Ngưng hút thuốc.
- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.
- Thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Lời kết
Biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường là vấn đề nguy hiểm, gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. Việc nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng giúp mọi người, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường có thể chủ động phòng ngừa.