Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường là gì’ là điều nhiều người quan tâm. Đây là tình trạng xuất hiện bất ngờ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong những trường hợp nặng, không điều trị kịp thời, người bệnh có thể gây ra tử vong. Tìm hiểu rõ hơn về các biến chứng và làm thế nào để phòng ngừa qua bài viết của Diag.

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường là bệnh lý liên quan đến tăng đường huyết bất thường. Insulin là hormone đảm nhận vai trò kiểm soát đường trong máu, chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể. Nguyên nhân của bệnh do cơ thể thiếu hụt insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả.

Ở người bệnh, mức đường huyết tăng cao bất thường, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Bệnh được chia thành hai loại là tiểu đường type 1 và type 2. Cả hai loại đều gây ra các biến chứng cấp và mạn tính nếu không kiểm soát tốt.

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường là các vấn đề sức khỏe xảy ra đột ngột. Người bệnh cần can thiệp y tế ngay để ngăn ngừa tổn thương đối với cơ thể.

Xem thêm: Hậu quả của bệnh tiểu đường

Những nguyên nhân dẫn đến biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường

Nguyên nhân chính gây biến chứng tiểu đường là do việc không kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Khi đường huyết cao kéo dài, nó có thể gây tổn thương cho các mạch máu và cơ quan trong cơ thể. Dưới đây là các yếu tố chính dẫn đến biến chứng:

  • Đường huyết cao: Làm hỏng các mạch máu nhỏ. Ảnh hưởng đến mắt, thận, và dây thần kinh.
  • Tăng huyết áp: Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tổn thương thận.
  • Rối loạn mỡ máu khiến xơ vữa động mạch: Tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ ở người bệnh.
  • Rối loạn mỡ máu: Gây xơ vữa động mạch. Làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
  • Thời gian mắc bệnh: Càng mắc bệnh tiểu đường lâu, nguy cơ biến chứng càng cao.

Xem thêm: Bệnh võng mạc tiểu đường

Các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường

Các biến chứng cấp tính có thể xảy ra đột ngột, nhất là khi lượng đường trong máu tăng cao vượt kiểm soát. Các biến chứng thường gặp gồm:

Hạ mức đường huyết

Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu giảm thấp hơn mức an toàn. Đây là biến chứng cấp tính phổ biến, thường xảy ra ở người điều trị bằng thuốc insulin, thuốc hạ đường huyết.

Nguyên nhân gây hạ đường huyết:

  • Do các loại thuốc trị tiểu đường như thuốc giải phóng insulin (Sulfonylureas, Meglitinides, Nateglinide) và thuốc insulin.
  • Do các lý do khác: Bỏ bữa, ăn ít. Sử dụng rượu, bia. Tập luyện nhiều nhưng không bổ sung đủ năng lượng cho cơ thể.

Các triệu chứng liên quan đến hạ đường huyết thường gặp:

  • Cảm thấy đói.
  • Người bứt rứt, lo lắng, và hồi hộp.
  • Đổ mồ hôi nhiều.
  • Nhịp tim đập nhanh.
  • Buồn nôn hoặc nôn (hiếm gặp hơn).

Các triệu chứng nguy hiểm hơn xảy ra khi lượng đường trong máu quá thấp:

  • Nhức đầu, choáng váng.
  • Nhìn đôi, mờ mắt.
  • Khó nói.
  • Khả năng tập trung kém.
  • Buồn ngủ, lú lẫn, và mất tri giác.
  • Rối loạn nhân cách.
  • Co giật, hôn mê.
Suy nhược, mệt mỏi có thể là dấu hiệu của tình trạng mỡ máu cao
Các triệu chứng nguy hiểm khi hạ đường huyết là nhức đầu, buồn ngủ, khó tập trung…

Tăng áp lực thẩm thấu máu

Đây là biến chứng cấp của tiểu đường thường xảy ra ở bệnh nhân type 2. Nguyên nhân là vì lượng đường trong máu tăng cao kéo dài, cơ thể mất nước nghiêm trọng.

Tăng áp lực thẩm thấu máu gây tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể. Nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê nếu không can thiệp y tế kịp thời.

Tăng áp lực thẩm thấu máu có thể dẫn đến hôn mê nếu không can thiệp y tế kịp thời
Tăng áp lực thẩm thấu máu có thể dẫn đến hôn mê nếu không can thiệp y tế kịp thời

Các triệu chứng thường gặp ở người bị tăng áp lực thẩm thấu máu:

  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường.
  • Uống nhiều nước hơn bình thường.
  • Cảm giác đói nhiều hơn.
  • Sụt cân.
  • Mệt mỏi.
  • Lơ mơ, không tỉnh táo.
  • Hôn mê.

Nhiễm toan ceton

Nhiễm toan ceton là biến chứng tiểu đường nguy hiểm. Biến chứng thường gặp ở bệnh nhân type 1, nhất là những người không tuân thủ điều trị, điều trị không đủ insulin.

Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không đủ insulin để chuyển hóa đường thành năng lượng. Lúc này, cơ thể buộc sử dụng chất béo để cung cấp năng lượng. Quá trình này tạo ra một hợp chất là ceton.

Nồng độ ceton trong máu tích tụ cao sẽ gây ra tình trạng nhiễm toan ceton, còn gọi là toan hóa máu. Biến chứng này còn xảy ra ở bệnh nhân nhiễm trùng cấp tính như cúm, viêm phổi, và viêm dạ dày ruột.

Nồng độ ceton trong máu tích tụ cao sẽ gây ra tình trạng nhiễm toan ceton
Nồng độ ceton trong máu tích tụ cao sẽ gây ra tình trạng nhiễm toan ceton

Các triệu chứng liên quan đến nhiễm toan ceton gồm:

  • Nôn và buồn nôn.
  • Đau bụng.
  • Tiểu nhiều.
  • Cảm thấy khát nước nhiều hơn bình thường.
  • Thay đổi bất thường về hơi thở. Trong hơi thở có mùi trái cây (mùi của ceton).
  • Mệt mỏi.
  • Nhầm lẫn.
  • Thở sâu.
  • Bất tỉnh.
  • Nặng nhất là hôn mê và tử vong.

Nhiễm toan lactic

Nhiễm toan lactic là biến chứng nghiêm trọng và hiếm gặp. Biến chứng này thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là người đang điều trị bằng thuốc Metformin. Nhiễm toan lactic còn thường gặp ở bệnh nhân suy tim mất bù, suy gan, và suy hô hấp. Người bị nhiễm khuẩn huyết, nhồi máu ruột hay các chi.

Tình trạng xảy ra khi cơ thể dư thừa và không đào thải axit lactic, dẫn đến tăng nồng độ acid lactic trong máu.

Các triệu chứng liên quan đến nhiễm toan lactic:

  • Lú lẫn. Giảm nhận thức.
  • Suy nhược cơ thể. Kiệt sức.
  • Đau đầu.
  • Nhịp tim đập nhanh hoặc loạn nhịp, chậm nhịp.
  • Hơi thở có mùi hôi.
  • Vàng da và niêm mạc.

Xem thêm: Biến chứng tiểu đường ở da

Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k

  • Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

 Những câu hỏi về biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường

1. Bị tiểu đường bao lâu thì gặp biến chứng cấp tính?

Các biến chứng có thể xảy ra đột ngột và nhanh chóng nếu không kiểm soát đường huyết ổn định. Biến chứng có thể xảy ra ở người vừa mắc bệnh hoặc bệnh lâu năm.

2. Phòng ngừa các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường thế nào?

Các biến chứng cấp tính ở bệnh nhân tiểu đường có thể gây tử vong nếu không can thiệp y tế kịp thời. Để phòng ngừa biến chứng cấp tính, mọi người cần:

  • Kiểm soát mức đường huyết thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ: Giúp giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng như hạ đường huyết, nhiễm toan ceton.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị: Dùng thuốc đúng liều, đúng thời gian theo chỉ định, và không tự ý ngừng thuốc. Điều này đảm bảo cơ thể có đủ insulin để kiểm soát đường huyết.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Cân bằng các nhóm dinh dưỡng cho cơ thể. Hạn chế đường và carbohydrate đơn giản. Bổ sung đủ chất xơ và protein để hỗ trợ ổn định đường huyết.
  • Tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể chất giúp cơ thể sử dụng glucose tốt hơn, hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe: Khám định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của biến chứng và xử lý kịp thời.

Lời kết

Những biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường cần phát hiện và can thiệp y tế kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc kiểm soát đường huyết đúng cách và tuân thủ chế độ điều trị có thể giúp người bệnh phòng tránh những biến chứng này và cải thiện chất lượng cuộc sống.

 

Xem thêm: Biến chứng tiểu đường ở người già