Bị tiểu đường bao lâu thì biến chứng? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Các biến chứng của tiểu đường không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng mà còn đe dọa tính mạng nếu không được kiểm soát kịp thời. Cùng Diag tìm hiểu về thời gian ủ bệnh và các biến chứng có thể xảy ra nhằm chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một rối loạn chuyển hóa mãn tính. Tình trạng này khiến cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng hiệu quả insulin để điều hòa đường huyết. Kết quả là lượng glucose trong máu tăng cao. Nếu bệnh kéo dài mà không được kiểm soát, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, bao gồm cả tổn thương mạch máu và cơ quan nội tạng.

Có hai loại bệnh bệnh tiểu đường chính:

  • Tiểu đường tuýp 1: Do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy, dẫn đến thiếu hụt insulin hoàn toàn.
  • Tiểu đường tuýp 2: Phổ biến hơn, thường là do thói quen ăn uống sinh hoạt ảnh hưởng đến.

Thời gian ủ bệnh tiểu đường

Đối với tiểu đường tuýp 2, giai đoạn ủ bệnh có thể kéo dài hàng năm mà không gây ra triệu chứng rõ rệt. Người bệnh có thể trải qua một thời kỳ gọi là “tiền tiểu đường,” khi đường huyết tăng nhưng chưa đạt ngưỡng chẩn đoán tiểu đường. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 5 đến 10 năm trước khi tiến triển thành bệnh tiểu đường thực sự.

Điều nguy hiểm là nhiều người không phát hiện ra mình bị bệnh cho đến khi các biến chứng bắt đầu xuất hiện. Vì vậy, xét nghiệm định kỳ và kiểm soát đường huyết là rất quan trọng, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao như thừa cân, ít vận động, hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh.

Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh

Nguyên nhân chính

  • Di truyền: Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ cao hơn.
  • Thừa cân, béo phì: Tình trạng này gây ra kháng insulin, là nguyên nhân chính của tiểu đường tuýp 2.
  • Lối sống thiếu vận động: Việc ít hoạt động thể chất làm giảm hiệu quả sử dụng insulin của cơ thể.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn giàu đường và carbohydrate tinh chế có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường.

Dấu hiệu bệnh

Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường thường phát triển âm thầm, không rõ ràng nên dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác và bị bỏ qua. Một số dấu hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường cần chú ý:

  • Thường xuyên khát nước.
  • Tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Mệt mỏi kéo dài.
  • Vết thương lâu lành.
  • Mắt nhìn mờ.

Bị tiểu đường bao lâu thì biến chứng?

Việc xuất hiện biến chứng của bệnh tiểu đường phụ thuộc vào việc người bệnh kiểm soát đường huyết như thế nào. Thường nếu không được kiểm soát tốt thì sau 5-10 năm, các biến chứng nguy hiểm sẽ bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, biến chứng có thể đến sớm hơn.

Người bệnh tiểu đường có thể gặp phải biến chứng sau vài năm nếu đường huyết không được kiểm soát, nhưng với người có lối sống lành mạnh, kiểm soát tốt đường huyết, thời gian này có thể kéo dài hơn hoặc biến chứng xảy ra muộn hơn.

Các biến chứng của bệnh

Có hai loại biến chứng trong bệnh tiểu đường:

  • Biến chứng cấp tính: Biến chứng này có thể phát sinh bất ngờ và xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của hành trình mắc bệnh tiểu đường, bao gồm cả giai đoạn ban đầu và giai đoạn sau nhiều năm mắc bệnh.
  • Biến chứng mãn tính: Các biến chứng mạn tính thường thường xuất hiện sau khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm kể từ khi bệnh được chẩn đoán. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh muộn, thì có nguy cơ người bệnh sẽ gặp phải biến chứng ngay từ thời điểm chẩn đoán.

Biến chứng cấp tính

Biến chứng cấp tính của tiểu đường thường xảy ra đột ngột và có thể gây nguy hiểm ngay lập tức nếu không được xử lý kịp thời. Các biến chứng này thường liên quan đến sự rối loạn đường huyết quá mức, bao gồm:

  • Hypers (hoặc hyperglycemia) xảy ra khi mức đường trong máu quá cao.
  • Hypos (hoặc hypoglycemia) xảy ra khi mức đường trong máu trở nên quá thấp.
  • Trạng thái tăng đường huyết tăng áp lực thẩm thấu (HHS) – một tình trạng khẩn cấp đe dọa tính mạng chỉ xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Nguyên nhân có thể xuất phát từ sự mất nước nghiêm trọng và tăng đáng kể mức đường trong máu.
  • Nhiễm toan đái tháo đường (DKA) – một tình trạng khẩn cấp đe dọa tính mạng khi thiếu insulin, lượng đường trong máu cao dẫn đến tích tụ xeton.

Biến chứng mãn tính

Biến chứng mãn tính phát triển từ từ qua nhiều năm và có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và hệ thống trong cơ thể. Khi lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao kéo dài dẫn đến những biến chứng nguy hiểm:

1. Biến chứng gây tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh):

Một số người mắc bệnh tiểu đường có thể gặp biến chứng gây tổn thương thần kinh. Các dây thần kinh gặp khó khăn trong việc truyền tải thông tin giữa não và mọi bộ phận trong cơ thể.

2. Biến chứng về chân

Khi thần kinh bị tổn thương có thể ảnh hưởng đến cảm giác ở vùng chân, và tăng đường huyết có thể gây tổn hại đến hệ tuần hoàn, khiến các vết thương, vết loét chậm lành. Nếu cảm thấy bất kỳ thay đổi về hình dáng hoặc cảm giác ở chân, cần phải thông báo ngay cho bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn kịp thời.

3. Các biến chứng ở mắt

Bệnh võng mạc tiểu đường có khả năng ảnh hưởng đến thị lực người bệnh. Nếu bệnh được phát hiện sớm (thường là từ xét nghiệm sàng lọc mắt) có thể điều trị kịp thời và ngăn ngừa tình trạng mất thị lực.

4. Biến chứng về răng miệng

Lượng đường  trong nước bọt tăng cao sẽ khiến vi khuẩn tấn công men răng và gây tổn thương nướu, cũng như làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do mạch máu nướu bị tổn thương.

5. Biến chứng ảnh hưởng sức khỏe tình dục ở nữ

Nếu đường huyết trong máu tăng cao, có khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Những tổn thương mạch máu và dây thần kinh do tiểu đường có thể hạn chế lượng máu chảy đến cơ quan sinh dục, và gây mất cảm giác.

6. Biến chứng ảnh hưởng sức khỏe tình dục ở nam

Tương tự ở nữ giới, những tổn thương mạch máu và dây thần kinh do tiểu đường có thể hạn chế lượng máu chảy đến cơ quan sinh dục. Điều này khiến nam giới khó bị kích thích, dẫn đến rối loạn chức năng cương dương, và bất lực.

7. Biến chứng về tim

Lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài có thể gây hại cho mạch máu, dẫn đến nguy cơ đau tim, và đột quỵ trong một số trường hợp.

8. Biến chứng về thận

Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương cho thận của bạn trong một thời gian dài, khiến việc loại bỏ chất lỏng và chất thải dư thừa ra khỏi cơ thể trở nên khó khăn hơn.

9. Biến chứng tăng nguy cơ ung thư

Bệnh tiểu đường không gây nên ung thư. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường là một yếu tố có khả năng tăng nguy cơ đáng kể đối với ung thư (vú, ruột già, nội tạng, thực quản, gan, phổi và tuyến giáp).

Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường là bao lâu?

Thời gian xuất hiện biến chứng ở mỗi người khác nhau. Nó phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ kiểm soát đường huyết, tình trạng sức khỏe tổng quát và lối sống. Nếu bệnh không được quản lý tốt, biến chứng có thể bắt đầu xuất hiện sau 5-10 năm kể từ lúc mắc bệnh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp biến chứng xuất hiện sớm hơn, đặc biệt là ở những người có lối sống không lành mạnh, thừa cân, hoặc không tuân thủ điều trị.

Tổng kết

Qua các thông tin trên bạn đã có thể hiểu hơn về vấn đề ‘bị tiểu đường bao lâu thì biến chứng’, cũng như sự nguy hiểm của nó. Chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, luyện tập thể thao đều đặn và kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Liên hệ ngay với trung tâm y khoa Diag qua 1900 1717 để nhận tư vấn và đặt lịch xét nghiệm kiểm tra tiểu đường ngay khi có nhu cầu