Tiểu đường là tình trạng sức khỏe mãn tính ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống, bao gồm cân nặng. Nhiều người thắc mắc liệu bị bệnh tiểu đường có tăng cân được không. Tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết của Diag.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến cân nặng thế nào?

Tiểu đường là tình trạng cơ thể không thể sử dụng hoặc sản xuất insulin một cách hiệu quả. Insulin là hormone quan trọng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và chuyển hóa năng lượng. Khi bệnh không được kiểm soát tốt, nó có thể dẫn đến những thay đổi trong cân nặng. Tình trạng này có thể là thừa cân hoặc giảm cân.

Bệnh ảnh hưởng đến cân nặng qua các yếu tố:

Tăng insulin trong máu

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tăng cân ở người bệnh là lượng insulin trong máu cao. Insulin là hormone giúp đưa glucose từ máu vào các tế bào để sử dụng làm năng lượng. Tuy nhiên, khi cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả (kháng insulin), cơ thể sẽ phản ứng bằng cách sản xuất thêm insulin.

Lượng insulin dư thừa có thể khiến cơ thể tích trữ mỡ, dẫn đến tăng cân, béo phì. Điều này đặc biệt đúng đối với những người mắc tiểu đường loại 2. Trong trường hợp này, lượng insulin dư thừa kích thích cơ thể lưu trữ dưới dạng mỡ.

Ảnh hưởng từ các loại thuốc điều trị

Một số loại thuốc tiểu đường có thể gây tác dụng phụ là thừa cân, béo phì. Các loại thuốc như insulin hoặc nhóm thuốc sulfonylurea giúp giảm nhanh lượng đường trong máu, nhưng đồng thời cũng có thể làm tăng cảm giác đói. Điều này khiến người bệnh cảm thấy thèm ăn nhiều hơn và ăn uống nhiều hơn trong quá trình điều trị.

Khi insulin được sử dụng, cơ thể có thể cảm thấy đói hơn do lượng đường trong máu giảm xuống. Vì vậy, người bệnh dễ dàng ăn nhiều hơn mức cần thiết, dẫn đến tích trữ mỡ và tăng cân. Điều này có thể gây khó khăn cho những người đã có xu hướng tăng cân hoặc không duy trì được chế độ ăn uống lành mạnh.

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cân nặng của người bệnh. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối. Việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường và tinh bột dễ tiêu có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng.

Khi cơ thể không thể xử lý lượng đường trong máu, nó có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và thèm ăn thêm. Các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, và đồ ăn nhiều carbohydrate dễ tiêu có thể gây tăng cân nếu không sử dụng đúng cách.

Chế độ sinh hoạt ít vận động

Lối sống thiếu vận động là một yếu tố quan trọng góp phần vào việc tăng cân ở người mắc bệnh. Khi cơ thể ít vận động, khả năng đốt cháy calo và mỡ thừa bị giảm sút, dẫn đến nguy cơ tăng cân. Đồng thời, việc thiếu hoạt động thể chất cũng khiến cơ thể không sử dụng hiệu quả năng lượng từ glucose và mỡ.

Ngoài ra, ít vận động còn ảnh hưởng đến khả năng cơ thể sử dụng insulin, làm tình trạng kháng insulin trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này làm tăng nguy cơ tăng cân và khó kiểm soát đường máu.

Xem thêm: Bệnh tiểu đường có kiêng quan hệ vợ chồng?

Bị bệnh tiểu đường có tăng cân được không?

Nếu hỏi ‘tiểu đường có tăng cân không’, câu trả lời là CÓ. Tiểu đường có thể dẫn đến tăng cân, đặc biệt là khi bệnh không được kiểm soát tốt.

Tuy nhiên, không phải tất cả người mắc bệnh tiểu đường đều bị tăng cân. Một số người có thể sụt cân do bệnh. Đặc biệt là những người mắc tiểu đường loại 1 hoặc khi bệnh không chữa trị hiệu quả.

Tiểu đường loại 1 thường gây ra tình trạng sụt cân. Nguyên nhân bởi vì cơ thể không thể sản xuất insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng. Do đó cơ thể buộc phải sử dụng mỡ và cơ bắp. Tuy nhiên, khi bệnh được kiểm soát tốt với insulin, người bệnh có thể ổn định cân nặng.

Tiểu đường loại 2 có thể dẫn đến tăng cân do tình trạng kháng insulin, khiến cơ thể phải sản xuất insulin nhiều hơn. Lượng insulin dư thừa này thúc đẩy cơ thể tích trữ mỡ, dẫn đến tăng cân ở người bệnh.

Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể duy trì cân nặng ổn định, giảm thiểu nguy cơ tăng cân. Cách tốt nhất là kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng lành mạnh, vận động thể chất đều đặn và sử dụng thuốc đúng cách.

Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k

  • Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔITìm chi nhánh

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Cách duy trì cân nặng ổn định khi mắc bệnh đái tháo đường

Mặc dù tiểu đường có thể ảnh hưởng đến cân nặng, nhưng người bệnh hoàn toàn có thể quản lý cân nặng bằng cách:

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp quản lý cân nặng và đường huyết. Người bệnh tiểu đường nên áp dụng các cách dưới đây trong khẩu phần ăn:

  • Ăn các thực phẩm lành mạnh giàu chất xơ như rau xanh, trái cây ít đường và ngũ cốc nguyên hạt. Đây là các thực phẩm giúp ổn định lượng đường trong máu và tạo cảm giác no lâu. Gợi ý: mướp đắng, rau muống, bí xanh, rau ngót, táo.
  • Giảm bớt carbohydrate tinh chế, giàu chất béo như bánh mì trắng, mì ống, các thực phẩm chế biến sẵn trong khẩu phần ăn. Mục đích để giảm tình trạng tăng đường máu đột ngột.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn 3 bữa lớn và tránh bỏ bữa. Đây là cách giúp duy trì mức đường máu ổn định và ngăn ngừa cảm giác đói, đặc biệt là khi bỏ bữa.
  • Sử dụng các loại protein nạc như thịt ức gà, cá, thịt bò.

Việc duy trì thói quen vận động hàng ngày cũng rất quan trọng. Tập thể dục giúp giảm mỡ, đồng thời hỗ trợ cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn.

Kiểm soát stress và ngủ đủ giấc

Căng thẳng có thể làm tăng mức cortisol trong cơ thể, điều này dễ dẫn đến cảm giác thèm ăn và góp phần vào việc tăng cân. Bên cạnh đó, thiếu ngủ và chất lượng giấc ngủ kém cũng làm suy giảm khả năng kiểm soát đường huyết và gia tăng cảm giác đói. Giảm cảm xúc căng thẳng và ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng trong việc duy trì cân nặng ổn định, kiểm soát bệnh.

Xem thêm: Trẻ em có bị tiểu đường không?

Theo dõi đường huyết định kỳ

Việc theo dõi đường huyết định kỳ giúp người bệnh kiểm soát tốt mức đường huyết của mình, tránh tình trạng tăng hoặc giảm đột ngột. Duy trì mức đường huyết ổn định giúp ngăn ngừa biến chứng, đồng thời giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn.

Ngoài ra, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ với bác sĩ cũng giúp điều chỉnh phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Đây là cách giúp bệnh nhân tiểu đường duy trì sức khỏe tốt nhất.

Lời kết

Nếu hỏi ‘bị bệnh tiểu đường có tăng cân được không’, câu trả lời là CÓ. Việc quản lý bệnh thông qua chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt giúp duy trì cân nặng ổn định, đồng thời hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng thể. Đây là cách để mọi người “sống chung với bệnh” không gây ảnh hưởng đến đời sống thường ngày.

 

Xem thêm: Chồng bị tiểu đường có nên sinh con không?