Bệnh lý võng mạc tiểu đường là gì?
Bệnh võng mạc tiểu đường hay võng mạc đái tháo đường (Diabetic Retinopathy) là tình trạng tổn thương vi mạch võng mạc, dẫn đến các biến đổi bệnh lý phức tạp do tăng đường huyết kéo dài ở bệnh nhân đái tháo đường.
Cơ chế hình thành bệnh cụ thể:
- Tăng sinh mạch máu bất thường: Đường huyết cao gây tổn thương nội mô mạch máu, làm tăng tính thấm thành mạch. Cơ thể cố gắng bù trừ bằng cách tạo ra các mạch máu mới nhưng những mạch máu này thường yếu, dễ vỡ và tăng tính thấm, dẫn đến xuất huyết và phù nề võng mạc.
- Thay đổi chuyển hóa: Đường huyết cao làm thay đổi quá trình chuyển hóa ở các tế bào võng mạc, gây tích tụ AGEs (những hợp chất hình thành khi đường kết hợp với protein, lipid hoặc axit nucleic trong quá trình glycation không enzyme), dẫn đến tổn thương các tế bào thần kinh và các thành phần khác của võng mạc.
- Rối loạn vi tuần hoàn: Tăng đường huyết gây tổn thương vi tuần hoàn (một phần của hệ tuần hoàn, bao gồm các mạch máu nhỏ nhất trong cơ thể như mao mạch, tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch), làm giảm lưu lượng máu đến võng mạc, gây thiếu máu cục bộ và tạo điều kiện cho sự phát triển của các mạch máu bất thường.
Phân loại bệnh võng mạc tiểu đường
Bệnh lý võng mạc tiểu đường được chia thành hai loại:
- Bệnh võng mạc tiểu đường giai đoạn đầu (bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh – NPDR): Ở loại này, thành mạch máu trong võng mạc của người bệnh sẽ yếu đi. Các cục u nhỏ nhô ra khỏi thành mạch máu nhỏ hơn thậm chí rò rỉ dịch và máu vào trong võng mạc. Các mạch máu võng mạc lớn hơn có thể giãn ra và có đường kính không đều. Một số trường hợp, tổn thương mạch máu võng mạc dẫn đến tích tụ dịch ở phần trung tâm của võng mạc. Tình trạng phù nề kéo dài dẫn đến thị lực suy giảm và cần phải điều trị kịp thời nếu không có thể dẫn đến mù lòa.
- Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh (PDR): Đặc trưng của loại bệnh này là sự hình thành các mạch máu mới bất thường (tân mạch) trong võng mạc. Khi các mạch máu cũ bị tổn thương và đóng lại, cơ thể cố gắng bù trừ bằng cách tạo ra các mạch máu mới. Những mạch máu này rất yếu, dễ vỡ và thường mọc không theo trật tự, xâm lấn vào các vùng khác của võng mạc và thậm chí cả dịch kính. Các biến chứng nghiêm trọng của PDR bao gồm xuất huyết dịch kính, tạo thành mô sẹo kéo võng mạc và bong võng mạc, tăng nhãn áp thậm chí mất thị giác vĩnh viễn.

Các yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh
Nguy cơ mắc bệnh có thể tăng lên đáng kể bởi sự tác động của các yếu tố nguy cơ sau:
- Thời gian mắc bệnh tiểu đường: Thời gian mắc bệnh càng lâu, nguy cơ tổn thương võng mạc càng cao.
- Kiểm soát đường huyết kém: Đường huyết cao kéo dài gây tổn thương vi mạch võng mạc, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh võng mạc đái tháo đường.
- Huyết áp cao: Huyết áp cao làm tăng áp lực lên các mạch máu nhỏ ở võng mạc dẫn đến tổn thương và gây xuất huyết.
- Mức cholesterol cao: Cholesterol cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu đến võng mạc.
- Mang thai: Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường cao hơn, đặc biệt là những người đã mắc bệnh đái tháo đường trước khi mang thai.
- Hút thuốc: Hút thuốc làm hẹp mạch máu, giảm lưu lượng máu đến võng mạc, và tăng nguy cơ các biến chứng mạch máu.
Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k
- Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Biến chứng tiểu đường ở người già
Triệu chứng của bệnh võng mạc tiểu đường là gì?
Ở giai đoạn đầu, bệnh lý võng mạc đái tháo đường không có triệu chứng lâm sàng. Các dấu hiệu chỉ xuất hiện khi bệnh đã biến chuyển nặng như:
- Mờ mắt
- Nhìn thấy những đốm đen hoặc vệt sáng
- Nhìn mờ hoặc méo mó
- Khó nhìn vào ban đêm
- Mất một phần hoặc toàn bộ tầm nhìn
Nhiều người không nhận ra rằng họ đang bị võng mạc đái tháo đường cho đến khi bệnh đã tiến triển khá nặng. Vì vậy, việc khám mắt định kỳ là rất quan trọng, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Bạn có thể xét nghiệm bệnh đái tháo đườngđịnh kỳ tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín.
Hiện nay, trung tâm y khoa Diag là một trong những đơn vị đi đầu trong dịch vụ xét nghiệm nhanh chóng, chất lượng. Trung tâm với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết kết quả xét nghiệm và hướng điều trị phù hợp. Bạn có thể gọi điện qua số hotline 1900 1717 hoặc đến trực tiếp các điểm lấy mẫu để được tư vấn.
Phương pháp chẩn đoán bệnh lý võng mạc tiểu đường
Để chẩn đoán và theo dõi bệnh võng mạc đái tháo đường, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp như khám đáy mắt, chụp cắt lớp quang học và chụp mạch OCT. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ chỉ định một hoặc kết hợp các giải pháp phù hợp.
- Khám đáy mắt: Giải pháp này giúp đánh giá tổng quan về tình trạng võng mạc. Bác sĩ thực hiện giãn đồng tử bằng thuốc nhỏ mắt để tăng khả năng quan sát, sau đó sử dụng kính soi đáy mắt để trực tiếp kiểm tra võng mạc, đĩa thị giác và mạch máu võng mạc.
- Chụp cắt lớp quang học: Phương pháp này cung cấp hình ảnh chi tiết về cấu trúc võng mạc, giúp đo độ dày võng mạc, phát hiện các tổn thương và đánh giá hiệu quả điều trị thông qua so sánh các hình ảnh ở các thời điểm khác nhau.
- Chụp mạch OCT: Phương pháp này giúp đánh giá tình trạng mạch máu và phát hiện các bất thường như rò rỉ, tắc nghẽn mạch máu thông qua hình ảnh hệ thống mạch máu võng mạc.

Xem thêm: Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường
Biến chứng của bệnh lý võng mạc tiểu đường
Võng mạc đái tháo đường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:
- Phù hoàng điểm do tiểu đường: Trung bình cứ 15 người mắc bệnh tiểu đường có khoảng 1 người mắc phù hoàng điểm do tiểu đường. Bệnh xảy ra khi các mạch máu trong võng mạc rò rỉ dịch vào hoàng điểm (một phần của võng mạc cần thiết cho mắt nhìn tập trung vào sắc nét) khiến cho mắt bị mờ.
- Bệnh tăng nhãn áp Glocom: Võng mạc tiểu đường có thể khiến các mạch máu bất thường phát triển ra khỏi võng mạc và chặn chất lỏng thoát ra khỏi mắt. Điều này gây ra một loại bệnh tăng nhãn áp (một nhóm bệnh về mắt có thể gây mất thị lực và mù lòa).
- Bong võng mạc: Võng mạc tiểu đường có thể gây ra sẹo hình thành ở phía sau mắt. Khi các vết sẹo kéo võng mạc ra khỏi phía sau mắt, tình trạng này được gọi là bong võng mạc do lực kéo.
- Mù lòa: Nếu mắc một hay đồng thời các tình trạng trên, bạn có thể mất thị lực hoàn toàn.
Xem thêm: Tiểu đường bị hoại tử chân
Cách điều trị và phòng ngừa võng mạc tiểu đường
Với những tiến bộ của y học, hiện nay có nhiều liệu pháp điều trị hiệu quả giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và bảo vệ thị lực. Tùy thuộc vào từng loại bệnh, mức độ nghiêm trọng và mục tiêu của điều trị, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp.
- Điều trị bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh: Đối với võng mạc tiểu đường không tăng sinh ở giai đoạn nhẹ hoặc trung bình, việc điều trị ngay lập tức có thể không cần thiết. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ để đánh giá tiến triển bệnh và xác định thời điểm cần can thiệp.
- Điều trị bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh: Đối với võng mạc tiểu đường tăng sinh hoặc có kèm theo phù hoàng điểm, tùy thuộc vào mức độ tổn thương, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Tiêm nội nhãn thuốc kháng VEGF: Các thuốc như ranibizumab (Lucentis), aflibercept (Eylea) hoặc faricimab-svoa (Vabysmo) được tiêm trực tiếp vào dịch kính mắt. Cơ chế hoạt động của các thuốc này là ức chế sự phát triển của mạch máu mới bất thường và giảm phù nề võng mạc.
- Quang đông laser tiêu điểm: Dùng tia laser để làm đông các điểm rò rỉ của mạch máu bất thường, giúp giảm phù nề và chảy máu.
- Quang đông laser toàn võng mạc: Áp dụng tia laser lên toàn bộ võng mạc để làm co các mạch máu bất thường, ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn.
- Phẫu thuật cắt dịch kính: Phương pháp được chỉ định khi các liệu pháp trên không mang lại hiệu quả hoặc khi có các biến chứng phức tạp như xuất huyết dịch kính, bong võng mạc. Thủ thuật này giúp loại bỏ máu cục và mô sẹo trong mắt, phục hồi thị lực.
Việc điều trị có thể ngăn chặn hoặc làm chậm tiến trình phát triển của bệnh nhưng không hoàn toàn chữa khỏi. Vì tiểu đường là bệnh mãn tính nên tình trạng tổn thương võng mạc vẫn có thể quay trở lại và bạn vẫn phải tiếp tục điều trị. Điều quan trọng là cần thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện và có giải pháp can thiệp phù hợp.
Kiểm soát đường huyết là yếu tố then chốt trong việc phòng ngừa và làm chậm tiến triển võng mạc tiểu đường. Điều này đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị, bao gồm chế độ ăn uống cân bằng, tập luyện đều đặn và sử dụng thuốc đường huyết theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, việc đồng thời kiểm soát huyết áp và lipid máu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ tiến triển võng mạc tiểu đường.
Lời kết
Bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, chủ yếu do đường huyết cao gây ra. Bệnh có thể gây mù lòa nếu không được điều trị kịp thời. Việc kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ khác là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
Xem thêm: