Dấu hiệu và biến chứng của bệnh tiểu đường
Ở giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường thường phát triển một cách âm thầm mà không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, các dấu hiệu điển hình có thể xuất hiện bao gồm:
- Thường xuyên cảm thấy khát nước.
- Tiểu tiện nhiều, đặc biệt là ban đêm.
- Sụt cân nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.
- Mệt mỏi và suy nhược.
- Mắt nhìn mờ.
- Vết thương chậm lành.
Nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời, bệnh tiểu đường có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của người bệnh. Những biến chứng thường gặp:
- Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về tim như nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các vấn đề về tuần hoàn máu. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở người bệnh tiểu đường.
- Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận. Khi chức năng thận suy giảm, cơ thể không thể loại bỏ các chất cặn bã, dẫn đến nguy cơ phải lọc máu hoặc ghép thận.
- Tổn thương dây thần kinh (neuropathy) là biến chứng phổ biến, dẫn đến cảm giác tê bì, đau hoặc mất cảm giác ở tay chân, đặc biệt là ở bàn chân. Điều này làm tăng nguy cơ loét chân và nhiễm trùng.
- Bệnh tiểu đường có thể gây ra các vấn đề về mắt như mờ mắt, đục thủy tinh thể và nghiêm trọng hơn là bệnh võng mạc, dẫn đến mù lòa nếu không điều trị kịp thời.
Những biến chứng này không chỉ làm giảm chất lượng sống mà còn ảnh hưởng đáng kể đến tuổi thọ của người bệnh. Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu và phòng ngừa biến chứng là vô cùng quan trọng.
Xem thêm: Hậu quả của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?
Không có một con số chính xác về tuổi thọ của người mắc bệnh tiểu đường, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ kiểm soát bệnh, thời gian mắc bệnh, biến chứng của bệnh, và liệu người bệnh có tuân thủ chế độ điều trị hay không.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy nếu bệnh được điều trị và kiểm soát tốt thì tuổi thọ của người bệnh có thể được kéo dài lâu hơn.
Tiểu đường tuýp 1 sống được bao lâu?
Người mắc tiểu đường tuýp 1, thường được chẩn đoán từ khi còn nhỏ hoặc ở tuổi thanh thiếu niên, có thể đối mặt với nhiều biến chứng trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, nhờ vào các tiến bộ trong việc điều trị insulin và kiểm soát đường huyết, người bệnh có thể sống đến tuổi 60 – 70, thậm chí lâu hơn.
Sự quản lý tốt đường huyết và phòng ngừa biến chứng đóng vai trò then chốt trong việc cải thiện tuổi thọ.
Xem thêm: Tiểu đường có chết không?
Tiểu đường tuýp 2 sống được bao nhiêu năm?
Tiểu đường tuýp 2 thường khởi phát ở người trưởng thành hoặc cao tuổi, và có thể được kiểm soát tốt nếu phát hiện sớm, tuân thủ chế độ điều trị. Nếu không được kiểm soát, người bệnh có thể mất đi 5-10 năm tuổi thọ so với người không mắc bệnh. Tuy nhiên, với việc điều chỉnh lối sống và tuân thủ điều trị, người bệnh có thể sống khỏe mạnh trong nhiều thập kỷ.
Xem thêm: Bị tiểu đường bao lâu thì biến chứng?
Yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh tiểu đường
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thọ của người mắc bệnh tiểu đường như: thời điểm phát hiện bệnh sớm hay muộn, bệnh lý nền, mức độ diễn biến biến chứng. Trong tất cả yếu tố thì biến chứng của bệnh tiểu đường là nguồn gốc dẫn đến tỉ lệ tử vong nguy hiểm nhất. Chính vì vậy người bệnh cần đặc biệt chú ý về các biến chứng.
Lượng đường huyết trong máu tăng cao gây tổn thương đến mạch máu và hệ thống thần kinh sẽ dễ gây ra các biến chứng:
- Biến chứng về bệnh tim mạch, suy thận, bệnh võng mạc…
- Biến chứng thần kinh tự chủ và thần kinh ngoại vi như rối loạn nhịp tim, tê bì, tụt huyết áp.
- Biến chứng nhiễm trùng do vết loét, vết thương hở chậm lành. Trong một số trường hợp nặng người bệnh buộc phải cắt chi.
Bên cạnh đó, để đảm bảo sức khỏe người bệnh cũng cần tuân thủ điều trị, cũng như lựa chọn một chế độ ăn lành mạnh.
Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k
- Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không?
Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường
Phòng ngừa bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2, là hoàn toàn có thể. Để có thể phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả bạn cần:
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế tiêu thụ đường và tinh bột chế biến, tăng cường rau xanh, chất xơ và các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp duy trì mức đường huyết ổn định và hỗ trợ kiểm soát cân nặng.
- Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất hàng ngày không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn cải thiện độ nhạy insulin, giúp cơ thể sử dụng glucose hiệu quả hơn. Lựa chọn các môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Theo dõi sức khỏe định kỳ: Đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao, việc kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp phát hiện bệnh sớm và ngăn ngừa các biến chứng.
- Quản lý căng thẳng: Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến đường huyết và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Thực hành các biện pháp giảm căng thẳng như thiền, yoga, và các hoạt động thư giãn khác có thể giúp duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất tốt hơn.

Lời kết
Vậy bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm? Qua các thông tin trên, mong rằng trung tâm y khoa Diag đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người mắc bệnh tiểu đường, cũng như lợi ích của việc phòng ngừa bệnh.
Liên hệ ngay với Diag qua 1900 1717 để nhận tư vấn và đặt lịch xét nghiệm kiểm tra tiểu đường ngay khi có nhu cầu:
- Trụ sở: 414 –420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
- Chi nhánh: https://diag.vn/chi-nhanh/