Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Vậy bệnh tiểu đường kiêng ăn gì để duy trì sức khỏe tốt nhất? Bài viết của Diag sẽ cung cấp những thực phẩm cần tránh và lời khuyên hữu ích cho người mắc bệnh tiểu đường.
Nguyên tắc chọn thực phẩm cho người bệnh tiểu đường
Trước khi tìm hiểu bệnh tiểu đường kiêng ăn gì, hãy cùng Diag điểm qua nguyên tắc chọn thực phẩm cho người mắc bệnh tiểu đường. Nguyên tắc đầu tiên trong việc chọn thực phẩm cho người bệnh tiểu đường là ưu tiên những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Các thực phẩm có GI thấp giúp duy trì mức đường huyết ổn định, ngăn chặn tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn. Việc kiểm soát khẩu phần cũng rất quan trọng, dù là thực phẩm lành mạnh, người bệnh vẫn nên ăn với lượng hợp lý để tránh tăng cân và giảm gánh nặng lên tuyến tụy.
Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (trans fat), thường có trong thức ăn nhanh, đồ chiên rán,… Bạn nên chọn các nguồn chất béo lành mạnh từ cá, dầu oliu, quả bơ, các loại hạt, thực phẩm giàu protein và ít đường như thịt nạc, cá và đậu phụ sẽ giúp duy trì năng lượng mà không làm tăng đường huyết. Việc ăn kết hợp với các loại rau xanh và uống đủ nước cũng là yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.
Bệnh tiểu đường cần kiêng những gì?
“Bệnh tiểu đường nên kiêng gì?” hay “Thực phẩm người tiểu đường nên tránh là gì?” là vấn đề được nhiều người bệnh đặt ra. Dựa trên nguyên tắc chọn thực phẩm, dưới đây là nhóm thực phẩm kiêng cho người bệnh đái tháo đường.
1. Thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện
Thực phẩm nhiều đường, đặc biệt là đường tinh luyện là một trong những thực phẩm cần tránh đầu tiên đối với người bệnh tiểu đường. Các loại đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt và các món tráng miệng chứa hàm lượng đường cao sẽ làm tăng nhanh mức đường huyết sau khi tiêu thụ, gây áp lực lớn lên tuyến tụy. Ngoài ra, việc tiêu thụ nhiều đường tinh luyện còn dẫn đến tình trạng kháng insulin, làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Người bệnh nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày.
2. Tinh bột tinh chế
Nếu bạn thắc mắc tiểu đường kiêng ăn những gì thì thực phẩm chứa tinh bột tinh chế như bánh mì trắng, cơm trắng, mì ống và các sản phẩm từ bột mì là câu trả lời dành cho bạn. Các thực phẩm này có chỉ số đường huyết (GI) cao, khi vào cơ thể, chúng nhanh chóng chuyển hóa thành glucose trong máu có thể dẫn đến tình trạng tăng đường huyết đột ngột. Để kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh tiểu đường nên thay thế bằng các loại tinh bột phức tạp như gạo lứt, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt hoặc khoai lang, vì chúng có chỉ số GI thấp và giàu chất xơ, chất đạm, vitamin, khoáng chất hơn.
3. Các loại trái cây sấy khô và nước ép trái cây
Nhiều người thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn được trái cây sấy không, câu trả lời là không nên. Thực phẩm sấy khô chứa hàm lượng đường cao hơn rất nhiều so với trái cây tươi, dễ gây tăng đường huyết sau khi tiêu thụ. Nước ép trái cây cũng chứa nhiều đường và thiếu chất xơ cần thiết, khiến quá trình hấp thụ đường vào máu nhanh hơn. Thay vì ăn trái cây sấy khô hoặc uống nước ép, người bệnh nên chọn các loại trái cây tươi giàu chất xơ như táo, lê, việt quất,…
4. Thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (trans fat) là câu trả lời cho những ai đang thắc mắc người bị tiểu đường không nên ăn gì. Chúng có thể được tìm thấy trong thực phẩm chiên rán, thực phẩm nhanh, các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói hoặc các loại bánh quy, bánh ngọt công nghiệp. Những chất béo này không chỉ gây tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng chuyển hóa insulin. Người bệnh nên ưu tiên sử dụng các loại chất béo lành mạnh từ dầu oliu, hạt và cá béo như cá hồi, cá thu.
5. Thức uống có cồn
Người bệnh tiểu đường nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ rượu, bia và các thức uống có cồn. Cồn có thể làm giảm hiệu quả của insulin và gây ra tình trạng hạ đường huyết đột ngột, đặc biệt là khi uống lúc đói. Rượu và bia còn chứa nhiều calo rỗng và có thể làm tăng cân, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
6. Các loại đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, pizza và các loại thức ăn nhanh là câu trả lời cho bệnh tiểu đường không nên ăn những gì. Các thực phẩm này chứa rất nhiều chất béo bão hòa, muối và đường, gây tăng đường huyết, tăng cholesterol đã đến nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp. Đối với người bệnh tiểu đường, việc tiêu thụ các loại thực phẩm này không chỉ làm giảm khả năng kiểm soát đường huyết mà còn tăng nguy cơ biến chứng. Thay vì ăn thức ăn nhanh, người bệnh nên chọn các loại thực phẩm tươi, giàu dinh dưỡng và tự chế biến tại nhà.
7. Sữa và các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo
Sữa và các sản phẩm từ sữa có thể cung cấp nhiều canxi và dưỡng chất quan trọng, nhưng đối với người bệnh tiểu đường, nên chọn các loại sữa tách béo hoặc ít béo. Sữa nguyên kem và các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tăng cân, ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát đường huyết. Các sản phẩm sữa ít béo hoặc không đường là lựa chọn tốt hơn cho người bệnh tiểu đường.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ: Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường cần được cá nhân hóa tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi và mức độ kiểm soát bệnh. Do đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc tiểu đường ăn gì và kiêng gì để xây dựng thực đơn phù hợp.
- Phân chia bữa ăn: Ngoài quan tâm bệnh tiểu đường kiêng ăn gì, người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột, đảm bảo cung cấp năng lượng ổn định cho cơ thể.
- Điều độ giờ giấc: Bạn cần ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa hoặc ăn quá no, giúp duy trì đường huyết ổn định.
- Kết hợp vận động: Tập thể dục đều đặn sau khi ăn giúp cơ thể sử dụng glucose hiệu quả hơn, giảm nguy cơ tăng đường huyết.
Bên cạnh việc kiểm tra đường huyết tại nhà, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu định kỳ tại các cơ sở y khoa uy tín. Trong đó, trung tâm y khoa Diag là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ xét nghiệm tiểu đường nhanh chóng, chính xác. Với hơn 35 chi nhánh trải khắp Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác, khách hàng có thể thuận tiện đến các chi nhánh gần nhất để lấy mẫu xét nghiệm. Đặc biệt, bạn có thể chủ động đăng ký thời gian phù hợp để bác sĩ gọi điện giải thích kết quả xét nghiệm và có những hướng dẫn phù hợp.
Lời kết
Người bệnh tiểu đường cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa biến chứng. Các loại thực phẩm chứa đường tinh luyện, tinh bột tinh chế, chất béo bão hòa và các sản phẩm có cồn là lời giải đáp cho câu hỏi bệnh tiểu đường kiêng ăn gì. Đồng thời, việc lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh như gạo lứt, yến mạch, và rau củ giàu chất xơ sẽ giúp duy trì sức khỏe và ổn định mức đường huyết.