Bệnh tiểu đường có thể xảy ra ở bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào. Theo các chuyên gia dự đoán, đến năm 2030 sẽ có khoảng 643 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh. Vậy bệnh tiểu đường có trị hết không? Cần lưu ý gì khi điều trị bệnh đái tháo đường? Diag sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết qua bài viết.
Bệnh đái tháo đường có chữa được không?
Bệnh tiểu đường có liên quan đến sự giảm sinh thiếu, không sản sinh hoặc sử dụng không hiệu quả insulin của cơ thể khiến cho lượng đường trong máu tăng. Đái tháo đường là một bệnh mãn tính, chưa có phương pháp trị dứt điểm bệnh tiểu đường và người bệnh sẽ phải sống chung với nó suốt đời.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người bệnh tiểu đường không thể sống khỏe mạnh và đảm bảo chất lượng sống như người bình thường. Với sự tiến bộ của y học, cùng với việc tuân thủ điều trị, thay đổi lối sống, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt đường huyết, ngăn ngừa biến chứng và sống một cuộc sống bình thường.
Biện pháp điều trị bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường được phân thành nhiều loại, trong đó, các dạng phổ biến gồm: tiểu đường type 1, tiểu đường type 2, tiểu đường thai kỳ. Phương pháp điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào từng loại bệnh.
Cách trị bệnh tiểu đường type 1
Tiểu đường type 1 là dạng bệnh tự miễn trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào sản sinh insulin trong tuyến tụy. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vẫn chưa thể xác định chính xác. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng thường được chẩn đoán ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Vậy bệnh tiểu đường có trị hết được không? Để điều trị bệnh tiểu đường loại 1 có thể áp dụng các phương pháp như cấy ghép tuyến tụy, cấy ghép tế bào beta của tiểu đảo tụy, liệu pháp tế bào gốc, tuyến tụy nhân tạo.
- Cấy ghép tuyến tụy: Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 1 có thể được điều trị bằng cách ghép một phần hoặc toàn bộ tuyến tụy.
- Cấy ghép tế bào beta của tiểu đảo tụy: Cấy ghép tế bào beta là một kỹ thuật y sinh tiên tiến, nhằm thay thế các tế bào beta bị tổn thương ở bệnh nhân tiểu đường. Thay vì thực hiện phẫu thuật lớn để cấy ghép toàn bộ tuyến tụy, phương pháp này chỉ yêu cầu cấy ghép một lượng nhỏ tế bào beta vào cơ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo sự tồn tại và hoạt động hiệu quả của tế bào ghép, người bệnh cần sử dụng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời. Việc sử dụng thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
- Liệu pháp tế bào gốc: Liệu pháp tế bào gốc được xem là một trong những hướng đi đầy triển vọng trong điều trị bệnh tiểu đường type 1. Bằng cách thay thế các tế bào beta sản xuất insulin bị tổn thương bằng các tế bào gốc, các nhà khoa học hy vọng có thể phục hồi chức năng nội tiết của tuyến tụy và từ đó chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của phương pháp này là phản ứng thải ghép, khi hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt các tế bào ghép. Do đó, các nghiên cứu lâm sàng vẫn đang được tiến hành để tìm ra các giải pháp tối ưu nhằm khắc phục vấn đề này và đưa liệu pháp tế bào gốc vào ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh tiểu đường type 1.
- Tuyến tụy nhân tạo: Đối với bệnh nhân tiểu đường type 1 đã mất hoàn toàn chức năng sản xuất insulin, tuyến tụy nhân tạo là một giải pháp điều trị hiệu quả. Hệ thống này hoạt động dựa trên nguyên tắc đo đường huyết liên tục và tự động bơm insulin vào cơ thể, giúp duy trì đường huyết ổn định. Tuy nhiên, để hệ thống này hoạt động hoàn hảo, cần có sự cải tiến về loại insulin sử dụng và thuật toán điều khiển, nhằm đáp ứng nhanh chóng và chính xác các biến động của đường huyết.
Cách chữa bệnh tiểu đường type 2
Bệnh đái tháo đường loại 2 xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ hoặc các tế bào của cơ thể kháng insulin. Đây là thể bệnh phổ biến, chủ yếu xảy ra ở người lớn nhưng trẻ em cũng có thể mắc bệnh.
Vậy bệnh tiểu đường có trị hết không đối với loại này? Việc điều trị đái tháo đường type 2 tuy không thể điều trị dứt điểm nhưng có thể kiểm soát bệnh thông qua việc dùng thuốc và điều chỉnh lối sống. Hiện nay, có hơn 40 loại thuốc đã được phê duyệt sử dụng điều trị bệnh. Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc và các phương pháp kết hợp phù hợp.
Điều trị bệnh đái tháo đường type 2 là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ của bệnh nhân. Phương pháp điều trị bao gồm việc điều chỉnh lối sống kết hợp với việc sử dụng các loại thuốc hạ đường huyết. Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm thiểu nguy cơ biến chứng và thậm chí có thể trì hoãn hoặc không cần dùng thuốc. Do đó, việc khám sức khỏe định kỳ và kiểm tra đường huyết thường xuyên là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với những người có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.
Để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường type 2, bạn có thể xét nghiệm tại bệnh viện hoặc các cơ sowe y tế uy tín. Trong đó, trung tâm y khoa Diag là một trong những đơn vị đi đầu trong dịch vụ xét nghiệm đái tháo đường. Trung tâm với hơn 35 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố lớn thuận tiện cho việc di chuyển và tiết kiệm thời gian chờ cho khách hàng. Ngoài ra, bạn có thể đăng ký thời gian bác sĩ gọi điện tư vấn sau khi nhận kết quả xét nghiệm, phù hợp với người có lịch trình bận rộn.
Cách điều trị tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là bệnh điển hình chỉ xảy trong ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Nếu không được kiểm soát tốt, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé.
Thông thường, bệnh có thể tự khỏi sau khi sinh nhưng người mẹ có nguy có mắc tiểu đường type 2 rất cao. ĐIều quan trọng khi điều trị tiểu đường thai kỳ là kiểm soát tốt lượng đường trong máu càng gần mức bình thường càng tốt. Bên cạnh đó, thai phụ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập luyện thể dục đều đặn, kiểm soát cân nặng,… để hỗ trợ ổn định đường huyết.
Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để điều trị. Bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc và bỏ qua việc tái khám định kỳ. Điều này có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
Lưu ý khi điều trị bệnh tiểu đường
Việc điều trị bệnh tiểu đường mang tính cá nhân hóa cao do phụ thuộc vào đặc điểm của từng trường hợp. Tuy nhiên, quá trình điều trị cần tập trung vào các khía cạnh chính sau:
- Theo dõi lượng đường trong máu: Theo dõi đường huyết là một phần không thể thiếu trong việc quản lý bệnh đái tháo đường. Việc đo đường huyết thường xuyên giúp đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị, phát hiện sớm các biến động đường huyết và điều chỉnh kế hoạch điều trị kịp thời. Các phương pháp theo dõi đường huyết phổ biến bao gồm đo đường huyết bằng máy đo và theo dõi đường huyết liên tục. Mục tiêu của việc theo dõi đường huyết là duy trì đường huyết trong khoảng cho phép, giúp ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Thuốc hạ đường huyết uống được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh đái tháo đường type 2, đặc biệt là ở những bệnh nhân vẫn còn khả năng sản xuất insulin nội sinh. Ngoài ra, thuốc cũng có thể được chỉ định cho bệnh nhân tiền đái tháo đường và một số trường hợp đái tháo đường thai kỳ. Cơ chế tác dụng của các thuốc hạ đường huyết uống rất đa dạng, bao gồm tăng cường tác dụng của insulin, giảm sản xuất glucose ở gan, làm chậm quá trình hấp thu glucose ở ruột và tăng thải glucose qua nước tiểu.
- Bổ sung insulin phù hợp: Bệnh nhân đái tháo đường type 1 hoàn toàn phụ thuộc vào insulin ngoại sinh để duy trì sự sống và kiểm soát đường huyết. Một số bệnh nhân đái tháo đường type 2 cũng cần bổ sung insulin trong phác đồ điều trị. Insulin tổng hợp hiện nay có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có thời gian khởi tác, thời gian đạt đỉnh và thời gian tác dụng khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị đa dạng của từng bệnh nhân.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và làm chậm tiến triển của các biến chứng do đái tháo đường gây ra. Việc duy trì một chế độ ăn giàu rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, ít đường, ít muối và ít chất béo bão hòa giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý do bệnh tiểu đường gây ra như tim mạch, thận, thần kinh và mắt.
- Kết hợp luyện tập đều đặn: Tập luyện thường xuyên không chỉ giúp giảm kháng insulin mà còn cải thiện tổng thể quá trình chuyển hóa glucose, là yếu tố then chốt trong việc điều trị bệnh tiểu đường và hạn chế biến chứng.
Lời kết
Nhiều người thắc mắc bệnh tiểu đường có trị hết không, thực tế, bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể có cuộc sống chất lượng như người bình thường nếu thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát đường huyết và hạn chế biến chứng. Điều quan trọng là cần xét nghiệm để phát hiện và điều trị kịp thời để đạt hiệu quả chữa trị cao.