Tiểu đường đang có tỷ lệ mắc bệnh tăng nhanh và có xu hướng trẻ hóa. Do đó, nhiều người đang có suy nghĩ rằng bệnh tiểu đường có thể lây nhiễm trong cộng đồng. Vậy bệnh tiểu đường có lây không? Việc tìm hiểu về cơ chế gây bệnh sẽ giúp trả lời câu hỏi này. Cùng Diag tìm hiểu liệu tiểu đường có lây truyền không và cách phòng bệnh.

Cơ chế gây bệnh tiểu đường

Có 3 loại đái tháo đường chính là tiểu đường type 1, tiểu đường type 2, và tiểu đường thai kỳ. Dựa trên các cơ chế này mà có thể trả lời câu hỏi “bệnh tiểu đường có lây không”.

Tiểu đường type 1

Đây là bệnh tự miễn. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch nhầm lẫn các tế bào beta trong tuyến tụy là tác nhân gây hại và tấn công chúng. Tế bào beta đảm nhiệm quá trình sản xuất insulin; khi chúng bị tấn công thì quá trình này bị gián đoạn. Việc này khiến glucose không được chuyển hóa hiệu quả, làm tăng đường huyết, và gây bệnh tiểu đường type 1.

Xem thêm: Đái tháo đường phụ thuộc insulin

Tiểu đường type 2

Bệnh chủ yếu liên quan đến sự đề kháng insulin. Nghĩa là cơ thể không thể phản ứng đúng cách với insulin mặc dù tuyến tụy vẫn sản xuất insulin. Điều này thường liên quan đến các yếu tố nguy cơ như thừa cân, lối sống ít vận động, và di truyền. Khi đề kháng insulin xảy ra, glucose sẽ tích tụ nhiều trong máu và dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.

Xem thêm: Đái tháo đường không phụ thuộc insulin

Tiểu đường thai kỳ

Đây là một loại tiểu đường xảy ra trong giai đoạn mang thai, là hệ quả của tình trạng kháng insulin. Nguyên nhân do sự rối loạn hormone trong thai kỳ làm cản trở tác động của insulin. Khi cơ thể mẹ không thể sản xuất đủ insulin để vượt qua tác động kháng insulin này, sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.

Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ là gì?

Mẹ bầu có nguy cơ cao mắc tiểu đường nếu không kiểm soát đường huyết tốt.
Mẹ bầu có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ nếu không kiểm soát đường huyết tốt.

Bệnh tiểu đường có lây không?

Dựa trên cơ chế gây bệnh, tiểu đường là bệnh không lây nhiễm và hoàn toàn không có khả năng lây truyền. Bệnh không thể lây lan giữa người với người. Thực chất, đây là bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến khả năng sản xuất và sử dụng insulin của cơ thể. Người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống khoa học hơn thì có thể cải thiện được bệnh. Điều này đồng thời cũng giúp gia tăng tuổi thọ đáng kể.

Bệnh tiểu đường có lây không là vấn đề nhiều người đang lo ngại, và câu trả lời là KHÔNG
Bệnh tiểu đường có lây không là vấn đề nhiều người lo ngại, và câu trả lời là KHÔNG.

Bệnh tiểu đường có lây qua máu không?

Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường không phải do vi khuẩn, virus hay nấm. Do đó, bệnh không lây nhiễm qua đường máu, tiếp xúc cơ thể, hay qua quan hệ tình dục. Người bệnh có thể sinh sống bình thường trong cộng đồng mà không cần lo lắng về nguy cơ lây lan bệnh.

Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k

  • Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Xem thêm: Nguyên nhân tiểu đường

Phòng ngừa bệnh tiểu đường như thế nào?

Mặc dù không lây truyền giữa người với người, nhưng đái tháo đường vẫn cần phải phòng ngừa. Cách phòng ngừa bệnh tập trung vào thay đổi chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Điều này giúp ngăn ngừa các nguy cơ có thể khiến bệnh tiến triển nhanh chóng.

Chuyên gia y tế hướng dẫn cách phòng bệnh tiểu đường như sau:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức 18.5 – 24.9 là lý tưởng. Người đang trong tình trạng thừa cân, béo phì thì nên giảm khoảng 5 – 10% trọng lượng cơ thể.
  • Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế tiêu thụ đường tinh luyện, thực phẩm chế biến sẵn, và chất béo bão hòa.
  • Tăng cường hoạt động thể chất: Tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần, duy trì mỗi ngày 30 phút. Nên kết hợp nhiều bài tập đa dạng để đảm bảo khả năng chuyển hóa đường hiệu quả.
  • Tránh uống rượu bia: Nếu có thể hãy ngừng hẳn việc uống rượu bia. Đây là một trong những yếu tố chính dẫn đến bệnh tiểu đường.
  • Quản lý căng thẳng: Nên thiền, tập yoga, hoặc tập thể thao để tâm trí thoải mái hơn. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường.
  • Ngủ đủ giấc: Hãy đảm bảo có giấc ngủ ngon và đủ giờ. Giấc ngủ không đủ hoặc không chất lượng có thể làm tăng nguy cơ phát triển tiểu đường.
  • Theo dõi đường huyết thường xuyên: Đặc biệt cần thiết đối với người có nguy cơ mắc bệnh cao như trên 45 tuổi, tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, tiền sử bản thân có bệnh tim mạch, tình trạng béo phì…
  • Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ: Chuyên gia khuyến cáo nên kiểm tra đường huyết mỗi 6 tháng/lần. Đối với người có nguy cơ cao thì nên thực hiện thường xuyên hơn.

Xem thêm: Tiền đái tháo đường

Xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh tiểu đường sớm, đặc biệt là những người có yếu tố di truyền.
Xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh tiểu đường sớm, đặc biệt là những người có gen di truyền.

Lời kết

Như vậy, vấn đề “bệnh tiểu đường có lây không” đã có câu trả lời. Đái tháo đường không phải là một bệnh lây nhiễm nên hoàn toàn không lây truyền cho người khác. Mặc dù vậy, để giảm nguy cơ mắc bệnh thì nên chủ động thay đổi chế độ ăn uống và tăng cường hoạt động thể chất.

 

Xem thêm: Dấu hiệu bệnh tiểu đường