Sự ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến sức khỏe tình dục
Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nhiều cơ quan trên cơ thể. Về mặt tình dục, nhiều chuyên gia nhận định bệnh có thể tác động đến mức độ ham muốn và chất lượng “cuộc yêu” ở cả nam và nữ. Người bệnh đái tháo đường càng lâu, khả năng rối loạn chức năng tình dục càng cao.
Một số vấn đề liên quan đến sức khỏe tình dục ở người mắc bệnh tiểu đường có thể kể đến như:
- Giảm hoặc không có ham muốn tình dục, giảm khả năng kích thích: Đường huyết cao trong một thời gian có thể làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh, bao gồm cả những mạch máu cung cấp máu cho dương vật. Do đó, người bệnh có thể mất cảm giác, gặp khó khăn trong việc bị kích thích.
- Rối loạn cương dương: Việc sử dụng thuốc hạ đường huyết hoặc tổn thương mạch máu dẫn đến máu lưu thông kém có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
- Tâm lý bị ảnh hưởng: Giảm hoặc không có ham muốn, giảm kích thích, và rối loạn cương dương có thể ảnh hưởng đến tâm lý khi quan hệ như lo lắng, xấu hổ.
- Nhiễm trùng: Bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến các vấn đề như tưa miệng, nhiễm trùng đường niệu, và lây nhiễm cho bạn tình khi quan hệ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn chức năng tình dục có liên hệ chặt chẽ với bệnh tiểu đường như sự thay đổi về nội tiết tố, lượng máu ít, tác dụng phụ của thuốc, tổn thương thần kinh… Cụ thể:
- Sự thay đổi nội tiết tố: Ở người bệnh, nội tiết tố như testosterone hay estrogen có thể thay đổi dẫn đến sự suy giảm ham muốn, khả năng bôi trơn, hay kích thích tình dục.
- Lượng máu ít: Bệnh có thể làm giảm lượng máu đến dương vật hay âm đạo. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng duy trì sự cương cứng ở dương vật hay gây nên tình trạng khô âm đạo.
- Ảnh hưởng của thuốc: Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến khả năng cương cứng ở nam giới.
- Sự tổn thương thần kinh: Nồng độ glucose cao ở người bệnh có thể gây tổn thương hệ thần kinh dẫn đến giảm cảm giác hoặc đau khi quan hệ.
Bệnh tiểu đường quan hệ vợ chồng có lây không?
“Bệnh tiểu đường quan hệ tình dục có lây không?”, “Người bệnh tiểu đường có kiêng quan hệ vợ chồng không?”, và “Chồng bị bệnh tiểu đường thì vợ bị bệnh gì?” là những câu hỏi được nhiều người bệnh đặt ra. Thực tế, bệnh đái tháo đường là bệnh mãn tính và không lây nhiễm cho những người xung quanh (bao gồm qua quan hệ tình dục). Do đó, người mắc bệnh không cần kiêng quan hệ tình dục vì lo ngại việc lây nhiễm cho bạn tình của mình.
Tuy nhiên, bệnh có thể gây rối loạn chức năng tình dục và chất lượng “cuộc yêu”. Khi gặp các triệu chứng như suy giảm ham muốn, giảm khả năng cương cứng, bị đau khi quan hệ, thường xuyên bị viêm nhiễm… hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Xem thêm: Chồng bị tiểu đường có nên sinh con không?
Có nên lấy chồng bị bệnh tiểu đường hay không?
Tiểu đường là bệnh mãn tính, nếu đã mắc bệnh, nó sẽ trở thành một phần trong cuộc sống của bạn. Bệnh có thể là rào cản giữa người bệnh với “bạn đời” khi nghĩ về những tác động của bệnh đến đời sống của cả hai, chẳng hạn:
- Các biến chứng của bệnh: Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị tốt có thể dẫn đến các biến chứng như mù lòa, cắt chi…
- Cách xử lý khi gặp tình trạng khẩn cấp: Bệnh có thể chuyển biến phức tạp và cần được kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
- Khả năng hoàn thành trách nhiệm đối với gia đình: Bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, họ có thể không thể đáp ứng những kỳ vọng trong việc chăm sóc gia đình và nhiều trách nhiệm khác.
- Vấn đề tài chính: Cần được xem xét khi điều trị bệnh thời gian dài.
Để trả lời cho câu hỏi có nên lấy chồng bị bệnh tiểu đường hay không bạn cần nghiêm túc nhìn nhận các vấn đề trên để tránh mối quan hệ bị ảnh hưởng về sau. Nếu cả hai cùng nỗ lực khắc phục những khó khăn này thì bệnh lý không còn là rào cản để đi đến hôn nhân.
Một số giải pháp sau có thể giúp bạn khắc phục những ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống của hai vợ chồng:
- Hiểu rõ về bệnh: Bạn nên tìm hiểu về bệnh lý bao gồm tác động của bệnh, cách sử dụng thuốc, cách ứng phó với các tình huống khẩn cấp, biện pháp cải thiện bệnh… Điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc kiểm soát bệnh.
- Cùng nhau thay đổi: Chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh có thể góp phần cải thiện bệnh lý. Cả hai có thể cùng nhau thay đổi thói quen sinh hoạt như cùng nhau tập thể dục, cùng nhau nấu ăn, cùng nhau tham gia các hoạt động ngoại khóa…
- Nhờ đến sự hỗ trợ bên ngoài: Bạn và đối phương có thể tìm đến sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh như gia đình, bạn bè, những cộng đồng người bệnh đã và đang điều trị bệnh tiểu đường… để nhận lời khuyên và sự hỗ trợ từ họ. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn trước khi thực hiện theo những lời khuyên này.
Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k
- Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Một số lưu ý khi quan hệ tình dục ở người bệnh tiểu đường
Việc phát hiện sớm bệnh tiểu đường cũng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế các tác động không mong muốn của bệnh. Bạn nên xét nghiệm đường huyết định kỳ, nhất là khi có các yếu tố nguy cơ cao như có người thân mắc bệnh, gia đình có tiền sử di truyền bệnh tiểu đường, người thừa cân, béo phì, người lười vận động…
Hiện nay, bạn có thể đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để xét nghiệm bệnh. Trong đó, trung tâm y khoa Diag là đơn vị hàng đầu về xét nghiệm đường huyết. Bạn có thể liên hệ với trung tâm hoặc đến trực tiếp các điểm lấy mẫu để được tư vấn và xét nghiệm. Quy trình xét nghiệm nhanh chóng cùng đội ngũ điều dưỡng tư vấn tận tình sẽ khiến bạn hài lòng khi lựa chọn dịch vụ tại Diag.
Để hạn chế các tác động của của bệnh dẫn đến rối loạn chức năng tình dục, bạn nên lưu ý các điểm sau:
- Tuân thủ phác đồ điều trị: Việc tuân thủ các giải pháp điều trị và hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp bệnh được kiểm soát tốt và tránh các biến chứng nguy hiểm.
- Giữ tinh thần thoải mái: Việc duy trì tinh thần thoải mái giúp bệnh tiến triển tốt, nâng cao hiệu quả điều trị, và góp phần duy trì đời sống bình thường ở người bệnh.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp: Ở người bệnh tiểu đường cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt để cải thiện khả năng ham muốn. Ngoài ra, bệnh nhận cũng cần kiểm soát lượng đường từ thực phẩm vào cơ thể,
- Tập luyện thể dục thể thao: Điều rất cần thiết đối với người bệnh. Việc luyện tập giúp nâng cao khả năng chịu đựng, thúc đẩy quá trình lưu thông máu và hấp thụ chất dinh dưỡng. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về các bài tập phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình.
Xem thêm: Bị bệnh tiểu đường có tăng cân được không?
Lời kết
‘Bệnh tiểu đường có kiêng quan hệ vợ chồng không’ là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thực tế, bệnh không lây nhiễm và người bệnh không cần kiêng quan hệ. Trong trường hợp bệnh lý ảnh hưởng về mặt tình dục, bạn nên trao đổi với bác sĩ về những giải pháp giúp cải thiện tình trạng này.
Xem thêm: Trẻ em có bị tiểu đường không?