Bệnh tiểu đường là sự rối loạn sự sản sinh và sử dụng insulin dẫn đến lượng đường trong máu tăng. Vậy bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không? Làm thế nào để ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình bệnh biến chứng? Nội dung bài viết của Diag sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Bệnh đái tháo đường là bệnh mãn tính diễn ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ hoặc cơ thể sử dụng không hiệu quả lượng insulin do tuyến tụy sản xuất. Điều này dẫn đến lượng đường huyết trong máu tăng. Vậy bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không? Thực tế, nếu không được kiểm soát tốt, bệnh tiểu đường có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm cho nhiều hệ thống trong cơ thể.
Bệnh thận đái tháo đường
Bệnh tiểu đường có thể biến chứng dẫn đến các vấn đề về thận. Mức đường huyết cao kéo dài gây ra các tổn thương tiến triển ở cầu thận, bao gồm:
- Tổn thương màng đáy cầu thận: Màng lọc của cầu thận bị dày lên và rò rỉ protein.
- Tăng sinh mạch máu: Hình thành các mạch máu mới bất thường, gây xơ hóa cầu thận.
- Tăng áp lực cầu thận: Áp lực trong cầu thận tăng cao, làm tổn thương các cấu trúc của cầu thận.
Tăng huyết áp, thường đi kèm với bệnh đái tháo đường, làm trầm trọng thêm tình trạng tổn thương thận và đẩy nhanh quá trình tiến triển của bệnh. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn sớm, bệnh nhân chỉ xuất hiện triệu chứng khi suy thận đã ở giai đoạn cuối. Việc phát hiện và điều trị sớm biến chứng là rất quan trọng để ngăn chặn tiến triển của bệnh và bảo vệ chức năng thận.
Bệnh võng mạc tiểu đường
Bệnh võng mạc tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở bệnh nhân đái tháo đường. Quá trình bệnh diễn tiến qua hai giai đoạn chính:
- Giai đoạn sớm (võng mạc nền): Tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc, gây xuất huyết và phù nề.
- Giai đoạn muộn (võng mạc tăng sinh): Hình thành các mạch máu mới bất thường, dễ vỡ, gây ra các biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết võng mạc, bong võng mạc.
Bệnh thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn sớm. Khi bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như nhìn mờ, các đốm đen trước mắt, giảm thị lực hoặc thậm chí mất thị lực hoàn toàn.
Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch các mạch máu lớn là một biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:
- Biến chứng mạch máu não: Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp nhiều lần so với người bình thường. Đột quỵ có thể gây ra các hậu quả như liệt, mất khả năng ngôn ngữ, thậm chí tử vong.
- Biến chứng mạch vành: Nhồi máu cơ tim ở người bệnh đái tháo đường thường diễn biến âm thầm, không điển hình, gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị.
- Biến chứng mạch máu ngoại vi: Tắc mạch chi thường xảy ra ở chân, đặc biệt là ở những người hút thuốc lá. Hoại tử chi có thể dẫn đến mất chi nếu không được điều trị kịp thời.
- Các biến chứng khác: Xơ vữa động mạch còn gây ra nhiều biến chứng khác như rối loạn cương, loét chân, phình động mạch chủ bụng, tắc mạch mạc treo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh thần kinh đái tháo đường
Bệnh thần kinh đái tháo đường là hậu quả của việc đường huyết cao gây tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng thần kinh, dẫn đến thiếu máu cục bộ và thay đổi chuyển hóa trong tế bào thần kinh. Bệnh được phân loại thành các dạng sau:
- Bệnh thần kinh ngoại biên: Tổn thương chủ yếu các dây thần kinh ở chi dưới, gây ra các triệu chứng như tê bì, đau nhức, mất cảm giác.
- Bệnh thần kinh tự chủ: Ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ, gây rối loạn chức năng các cơ quan nội tạng như tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu.
- Bệnh đơn dây thần kinh: Tổn thương các dây thần kinh đơn lẻ, thường gặp ở tay, chân và thân mình.
- Bệnh đám rối – rễ thần kinh: Tổn thương các nhóm dây thần kinh lớn, gây yếu cơ và teo cơ.
Các biến chứng khác
Bệnh đái tháo đường không chỉ gây tổn thương mạch máu và thần kinh mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Các biến chứng thường gặp bao gồm:
- Nhiễm toan ceton: Do tăng sản xuất thể ceton, gây rối loạn acid-base nghiêm trọng, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
- Biến chứng bàn chân: Do tổn thương thần kinh, mạch máu và giảm miễn dịch, gây loét, nhiễm trùng và dễ dẫn đến hoại tử.
- Biến chứng mắt: Ngoài biến chứng võng mạc, bệnh nhân đái tháo đường còn có nguy cơ cao mắc các bệnh về thủy tinh thể, nhãn áp và giác mạc.
- Biến chứng gan mật: Đường huyết cao gây rối loạn chuyển hóa lipid, dẫn đến gan nhiễm mỡ, sỏi mật và thậm chí xơ gan.
- Biến chứng da: Các tổn thương da ở người bệnh đái tháo đường thường khó lành, dễ nhiễm trùng và có thể tiến triển thành các bệnh da mãn tính.
- Biến chứng thần kinh trung ương: Đường huyết cao kéo dài có thể gây tổn thương tế bào thần kinh, dẫn đến trầm cảm và sa sút trí tuệ.
Đến đây tin chắc rằng bạn đã có thể giải đáp vấn đề bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì bệnh có thể được kiểm soát nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh bệnh đái tháo đường không có biểu hiện rõ rệt, nhất là giai đoạn đầu nên việc xét nghiệm là biện pháp hữu hiệu giúp phát hiện và có sự can thiệp y tế đúng lúc.
Hiện nay, trung tâm y khoa Diag là một trong những đơn vị đi đầu trong dịch vụ xét nghiệm bệnh tiểu đường. Trung tâm được trang bị công nghệ, thiết bị hiện đại bậc nhất cho kết quả chính xác, nhanh chóng. Bạn có thể liên hệ với trung tâm qua hotline 1900 1717 hoặc đến trực tiếp các điểm lấy mẫu để được tư vấn chi tiết. Bạn còn có thể chủ động đăng ký thời gian để bác sĩ gọi điện tư vấn sau khi nhận kết quả xét nghiệm.
Cách ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình biến chứng của bệnh
Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, với việc tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ và có lối sống lành mạnh, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
-
Kiểm soát đường huyết: Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính và hiện vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Do đó, mục tiêu quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường là kiểm soát lượng đường huyết càng gần với mức bình thường càng tốt. Theo đó, bạn có thể áp dụng các biện pháp như:
- Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh.
- Tập thể dục đều đặn.
- Kiểm tra đường huyết thường xuyên.
- Sử dụng thuốc hoặc bổ sung insulin theo chỉ định của bác sĩ.
- Kiểm soát huyết áp: Lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến tăng huyết áp. Huyết áp tăng có thể kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần hạn chế ăn các chất béo bão hòa, hạn chế muối, tăng cường rau xanh, trái cây.
- Xây dựng lối sống lành mạnh: Bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào lối sống của bạn. Nếu thay đổi lối sống trở nên khoa học, lành mạnh hơn, bạn có thể kiểm soát và hạn chế các biến chứng. Người bệnh cần bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu bia (nếu có), hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, giữ gì vệ sinh cá nhân…
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều không thể bỏ qua đối với người mắc bệnh tiểu đường. Việc kiểm tra giúp bạn phát hiện và xử lý kịp thời các biến đổi bất thường, khả năng đáp ứng thuốc… để có thể điều chỉnh liệu trình điều trị phù hợp.
Những câu hỏi thường gặp về biến chứng bệnh tiểu đường
1. Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường là bao lâu?
Bệnh tiểu đường có thể diễn ra một cách âm thầm và xuất hiện các tổn thương hệ mạch máu hoặc thần kinh sau 5 – 10 năm nếu không được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, thời gian bệnh biến chứng con phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm phát hiện bệnh, tình trạng bệnh, thể chất của người bệnh, khả năng đáp ứng với liệu pháp điều trị… Do đó, để phòng tránh hoặc kéo dài thời gian bệnh đái tháo đường biến chuyển nặng bạn cần thăm khám sức khỏe định kỳ, tuân thủ phác đồ điều trị, thực hiện lối sống lành mạnh và tránh các tác nhân khiến bệnh trầm trọng hơn.
2. Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?
Không thể xác định con số cụ thể về tuổi thọ của người mắc bệnh tiểu đường vì có sự tác động bởi nhiều yếu tố như loại bệnh, bệnh nền, thời điểm phát hiện và điều trị, khả năng kiểm soát bệnh… Theo Hiệp hội tiểu đường Anh, tuổi thọ trung bình của người mắc bệnh tiểu đường là khoảng 53 – 65 tuổi. Tuy nhiên, tuổi thọ của người bệnh có thể kéo dài hơn nếu kiểm soát tốt bệnh lý, tránh các tác nhân khiến bệnh trầm trọng thêm. Điều quan trọng là bạn cần xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên kiểm tra sức khỏe để sớm phát hiện và điều trị kịp thời nếu mắc bệnh.
Lời kết
Bệnh tiểu đường có liên quan đến sự giảm sinh hoặc sử dụng insulin không hiệu quả khiến lượng đường trong máu tăng. Bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không hay mức độ ảnh hưởng như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào việc phát hiện kịp thời và kiểm soát tốt bệnh. Thời gian xuất hiện biến chứng của bệnh tiểu đường là không cố định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Việc kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ khác là cách tốt nhất để ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.