Đường huyết là xét nghiệm quan trọng giúp theo dõi và hỗ trợ chẩn đoán bệnh tiểu đường. Nắm rõ các chỉ số xét nghiệm này giúp ích trong việc kiểm soát tình trạng hạ đường huyết và tăng đường huyết bất thường. Vậy hiểu các kết quả này như thế nào? Hãy cùng Diag tìm hiểu bảng chỉ số tiểu đường và công thức tính của chỉ số này nhé.

Hiểu rõ về đơn vị mmol/L và mg/dL

Trên thực tế, mg/dL là đơn vị phổ biến vì dễ hiểu và được sử dụng trong các thiết bị đo đường huyết tại nhà. Trong khi đó, mmol/L thường được ưu tiên trong nghiên cứu khoa học và y tế nhờ vào tính chuyên sâu ở mức phân tử. Cụ thể như sau.

Đơn vị mmol/L (milimol trên lít) đo nồng độ của glucose trong máu, nghĩa là đo số lượng phân tử glucose có trong mỗi lít máu. Đây là đơn vị phổ biến ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước châu Âu và các nước sử dụng hệ đo lường quốc tế. Ví dụ, 1 mmol/L glucose tương đương với khoảng 180 miligam glucose trong 1 lít máu.

Đơn vị mg/dL (miligam trên decilit) đo lượng glucose trong máu theo trọng lượng, tức là đo lượng miligam glucose có trong mỗi 100 ml máu. Đơn vị mg/dL được sử dụng chủ yếu ở Mỹ và một số quốc gia khác có sử dụng chung hệ đo lường này. Ví dụ, 180 mg/dL glucose tương đương với khoảng 1 mmol/L glucose trong máu.

Xem thêm: Chỉ số tiểu đường

Bảng chỉ số tiểu đường với đơn vị mg/dL thường dùng khi đo đường huyết tại nhà.
Bảng chỉ số tiểu đường với đơn vị mg/dL thường dùng khi đo đường huyết tại nhà.

Cách tính chỉ số tiểu đường đơn giản

Để chuyển đổi chỉ số đường huyết giữa mmol/L và mg/dL, bạn có thể sử dụng tỷ lệ chuyển đổi là 18. Cụ thể, 1 mmol/L glucose tương đương với 18 mg/dL.

Công thức tính tiểu đường của hai đơn vị này như sau:

  • mmol/L = mg/dL : 18.
  • mg/dL = mmol/L x 18.

Ví dụ:

Nếu bạn có chỉ số đường huyết là 5.0 mmol/L, để chuyển đổi sang mg/dL thì bạn thực hiện phép tính:

5.0 mmol/L x 18 = 90 mg/dL.

Nếu chỉ số đường huyết là 180 mg/dL, bạn chia cho 18 để chuyển sang mmol/L:

180 mg/dL : 18 = 10.0 mmol/L.

Xem thêm: Tiểu đường 80 có nguy hiểm không?

Công thức tính chỉ số đường huyết dựa theo tỷ lệ chuyển đổi là 18.
Công thức tính chỉ số đường huyết dựa theo tỷ lệ chuyển đổi là 18.

Bảng chỉ số tiểu đường dành cho người không mang thai

Bảng chuyển đổi chỉ số đường huyết lúc đói

Giải nghĩa

Đơn vị mmol/LĐơn vị mg/dL

Mức bình thường

Dưới 5.6

Dưới 100

Mức tiền tiểu đường

Từ 5.6 đến 6.9Từ 100 đến 125
Mức tiểu đườngTừ 7.0 trở lên

Từ 126 trở lên

Xem thêm: Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?

Bảng chuyển đổi chỉ số đường huyết ngẫu nhiên

Giải nghĩa

Đơn vị mmol/LĐơn vị mg/dL
Mức bình thường

Dưới 7.8

Dưới 140

Mức tiểu đườngTừ 11.1 trở lên

Từ 200 trở lên

Bảng chuyển đổi chỉ số đường huyết trong nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT)

Giải nghĩa Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống – lúc đói Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống – sau 2 giờ 
Đơn vị mmol/L Đơn vị mg/dL Đơn vị mmol/L Đơn vị mg/dL 
Mức bình thường Dưới 5.6 Dưới 100 Dưới 7.8 Dưới 140 
Mức tiền tiểu đường Từ 5.6 đến 6.9 Từ 100 đến 125 Từ 7.8 đến 11.0 Từ 140 đến 199 
Mức tiểu đường Từ 7.0 trở lên Từ 126 trở lên Từ 11.1 trở lên Từ 200 trở lên 

Xem thêm: Cấp độ tiểu đường

Bảng chỉ số tiểu đường dành cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai sẽ được xét nghiệm bệnh tiểu đường bằng phương pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT). Cách đọc kết quả sẽ khác so với người không mang thai. Hiện tại có hai cách kiểm tra tiểu đường thai kỳ, bao gồm phương pháp 1 bước và phương pháp 2 bước.

Phụ nữ mang thai có bảng theo dõi chỉ số tiểu đường riêng biệt.
Phụ nữ mang thai có bảng theo dõi chỉ số tiểu đường riêng biệt.

1. Bảng chỉ số xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 1 bước

Lưu ý: Nếu cả 3 chỉ số của thai phụ đều thấp hơn các giá trị bất thường thì được xem là sức khỏe bình thường. Nếu có một trong 3 chỉ số nằm trong giá trị bất thường thì cần được thăm khám bác sĩ để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

Bảng chuyển đổi chỉ số đường huyết trong phương pháp tiểu đường thai kỳ 1 bước

Chỉ số

Giá trị bất thường

Đường huyết lúc đói

≥ 5.0 mmol/L

≥ 90 mg/dL

Đường huyết lúc đói sau 1 tiếng

≥ 10.0 mmol/L

≥ 180 mg/dL

Đường huyết lúc đói sau 2 tiếng≥ 8.5 mmol/L≥ 153 mg/dL

Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k

  • Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔITìm chi nhánh

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Xem thêm: Chỉ số tiểu đường bình thường

2. Bảng chỉ số xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 2 bước

Phương pháp này cần thực hiện nhiều lần lấy mẫu máu. Nếu kết quả đường huyết ở bước một cho thấy nguy cơ mắc tiểu đường thì mẹ cần phải làm thêm bước 2. Các bước thực hiện cần theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý cách đọc kết quả:

  • Kết quả bước 1 < 130 mg/dL nghĩa là bình thường. Nếu kết quả ≥ 130 mg/dL thì thai phụ cần thực hiện bước 2.
  • Kết quả bước 2: Nếu cả 4 chỉ số của thai phụ đều thấp hơn các giá trị bất thường thì được xem là sức khỏe bình thường. Nếu có một trong 4 chỉ số nằm trong giá trị bất thường thì cần được thăm khám bác sĩ để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

Bảng chuyển đổi chỉ số đường huyết trong phương pháp tiểu đường thai kỳ 2 bước

 Chỉ số Giá trị bất thường 
Bước 1 Đường huyết ≥ 7.2 mmol/L ≥ 130 mg/dL 
Bước 2 Đường huyết lúc đói > 5.2 mmol/L > 93 mg/dL 
Đường huyết sau 1 tiếng > 10.0 mmol/L > 180 mg/dL 
Đường huyết sau 2 tiếng > 8.5 mmol/L > 153 mg/dL 
Đường huyết sau 3 tiếng > 7.8 mmol/L > 140 mg/dL 

Xem thêm: Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường

Lời kết

Như vậy bài viết đã chia sẻ đầy đủ về cách đọc bảng chỉ số tiểu đường. Việc hiểu rõ bảng theo dõi tiểu đường cùng cách tính chỉ số giúp bạn có thể dễ dàng kiểm soát các chỉ số đường huyết của mình. Điều này giúp tránh tình trạng hạ đường huyếttăng đường huyết bất thường, tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Nếu có những thay đổi bất thường trong quá trình kiểm tra đường huyết thì cần đến thăm khám bác sĩ để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Khách hàng có nhu cầu kiểm tra chỉ số đường huyết có thể liên hệ Diag qua các kênh sau:

 

Xem thêm: Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?