Ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường không là vấn đề nhiều người quan tâm. Đái tháo đường là bệnh lý liên quan đến lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiểu đường. Vậy thật sự ăn ngọt có bị tiểu đường không? Tìm câu trả lời ngay qua bài viết bên dưới của Diag!
Đường trong chế độ ăn uống là gì?
Đường là carbohydrate đơn giản, đóng vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trong chế độ ăn uống, đường xuất hiện dưới dạng đường tự nhiên và đường tự do.
Đường tự nhiên có trong các loại thực phẩm như trái cây, rau quả hoặc các chế phẩm từ sữa. Các loại đường tự do có trong:
- Đường cát sử dụng trong làm bánh.
- Đường thêm vào ngũ cốc hoặc đồ uống như nước chanh, nước tắc có đường.
- Các loại nước ép trái cây cho thêm đường.
- Các loại siro và mật ong.
- Đường trong các loại nước sốt, đồ uống đóng chai như Pepsi, Coca…
Xem thêm: Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?
Ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường không?
Tiểu đường là căn bệnh mạn tính xảy ra khi lượng đường trong máu tăng cao bất thường. Bệnh xảy ra khi cơ thể sản xuất không đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. Và ăn ngọt nhiều có dẫn đến tiểu đường tuýp 2. Khi ăn nhiều đường, nhất là từ các loại bánh kẹo, nước ngọt, cơ thể phải sản xuất nhiều insulin hơn để kiểm soát lượng đường trong máu.
Nếu ăn quá nhiều đường trong thời gian dài, cơ thể có thể không sản xuất đủ insulin để xử lý đường. Nhất là đối với người thừa cân hoặc ít vận động càng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do ăn ngọt càng cao.
Chế độ ăn đường thế nào là phù hợp?
Mặc dù ăn đường nhiều có thể gây tiểu đường tuýp 2, tuy nhiên, mọi người không cần loại bỏ hoàn toàn đường khỏi chế độ ăn. Theo khuyến cáo, mọi người nên tiêu thụ khoảng 30g đường/ ngày (tương đương 7 muỗng cà phê).
Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k
- Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Cách giảm lượng đường tiêu thụ trong ăn uống
Để duy trì sức khỏe, hạn chế nguy cơ tiểu đường, mọi người cần kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn có đường. Mọi người không cần thiết phải bỏ hoàn toàn đường trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, cần kiểm soát lượng đường tiêu thụ hàng ngày và ưu tiên sử dụng đường lành mạnh.
Chế độ ăn đường phù hợp gồm:
- Ưu tiên các loại đường tự nhiên có trong trái cây và sữa. Đây là loại đường không gây tăng đường huyết đột ngột. Đồng thời hỗ trợ cung cấp nhiều dưỡng chất khác như chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Hạn chế sử dụng các loại đường thêm vào có trong bánh kẹo, kem hay nước ngọt, nước trái cây đóng hộp. Bạn nên ưu tiên sử dụng các loại đường tự nhiên như mật ong, đường dừa để thêm vào nước ép trái cây. Tuy nhiên nên kiểm soát lượng tiêu thụ.
- Giảm sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn do có lượng đường nhiều. Để kiểm soát lượng đường trong thực phẩm chế biến sẵn, mọi người cần đọc kỹ thành phần dinh dưỡng.
Bạn có thể thực hiện các điều dưới đây để có chế độ ăn lành mạnh:
- Tập thói quen tự nấu ăn tại nhà để kiểm soát được thành phần của món ăn, nhất là đường.
- Sử dụng các chất làm ngọt tự nhiên như mật ong, đường dừa.
- Điều chỉnh lượng đường nêm trong từng món ăn.
- Chọn các loại đồ ăn vặt lành mạnh như ngũ cốc không ướp muối và đường, trái cây, rau củ, sữa chua không đường.
- Hạn chế ăn các loại bánh kẹo, đồ ngọt, bánh quy, snack, socola, nước ngọt.
- Thay thế nước ngọt bằng các loại nước uống có gas không đường, nước uống có hương liệu tự nhiên.
- Uống nhiều nước lọc, nước trái cây.
- Kiểm tra kỹ thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm, thức ăn hoặc đồ uống trước khi mua.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn giảm chất béo. Đây là các sản phẩm thường được cho thêm đường để bù lại kết cấu, hương vị thay đổi khi không có chất béo.
Những câu hỏi về vấn đề ăn đồ ngọt nhiều có bị tiểu đường không
1. Ăn hoa quả ngọt có bị tiểu đường không?
Trong các loại hoa quả ngọt có chứa đường tự nhiên. Ngoài ra, trong hoa quả còn giàu hàm lượng chất xơ, vitamin và các dưỡng chất có lợi khác. Đây là những chất hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường, ngăn ngừa tăng đường huyết đột ngột.
Tuy nhiên, đối với các loại hoa quả nhiều đường như chuối chín, xoài chín, nhãn, sầu riêng, mít hoặc dứa chín, mọi người cần lưu ý sử dụng số lượng hợp lý. Đây là các loại quả có thể gây tăng đường huyết nếu sử dụng quá nhiều.
2. Người bị tiểu đường nên ăn hoa quả thế nào?
Đối với hoa quả, người bệnh tiểu đường nên ưu tiên các loại có chỉ số đường huyết thấp như táo, lê, bưởi hoặc quả mọng. Nên ăn trái cây nguyên quả thay vì ép nước uống. Do phần lớn chất xơ trong nước ép sẽ không được giữ lại.
Khi ăn trái cây, mọi người nên sử dụng trong bữa chính hoặc kết hợp cùng các loại protein, chất béo lành mạnh khác. Đây là điều cần thiết để kiểm soát mức đường huyết trong máu.
Kết luận
Nếu hỏi ‘ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường không’, câu trả lời là ‘có’. Đây là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2. Việc kiểm soát lượng đường tiêu thụ hằng ngày bằng việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh giúp duy trì sức khỏe. Đồng thời giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Xem thêm: Ăn mặn có bị tiểu đường không?