‘Ăn mặn có bị tiểu đường không’ là vấn đề nhiều người quan tâm. Nhiều người cho rằng chỉ cần giảm lượng đường trong khẩu phần ăn là đủ để phòng bệnh. Ít ai biết rằng việc ăn quá mặn cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Tìm hiểu rõ hơn qua bài viết của Diag nhé!

Ăn mặn có bị tiểu đường không?

Tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh lý chuyển hóa mạn tính, xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả, dẫn đến lượng đường trong máu cao bất thường. Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương tim mạch, thận, mắt, và hệ thần kinh nếu không được kiểm soát đúng cách.

Ăn mặn không là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, chế độ ăn quá nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2.  Điều này xảy ra vì muối có ảnh hưởng đến một số yếu tố trong cơ thể, như huyết áp và mức độ viêm, đều là những yếu tố có liên quan đến bệnh tiểu đường.

Khi ăn quá nhiều muối, thận buộc phải làm việc vất vả hơn để loại bỏ lượng muối dư khỏi cơ thể, dẫn đến tăng huyết áp. Khi huyết áp cao, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách giảm khả năng sử dụng insulin. Đây là nguyên nhân khiến lượng đường trong máu không được sử dụng đúng cách, tích tụ trong máu lâu dài gây ra tiểu đường.

Chế độ ăn quá nhiều muối cũng có thể gây viêm trong cơ thể. Viêm nhiễm là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về chuyển hóa, bao gồm tiểu đường. Thế nên, một chế độ ăn nhiều muối có thể gây cao huyết áp, tiềm ẩn nguy cơ diễn tiến sang tiểu đường type 2.

Xem thêm: Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Ảnh hưởng của việc ăn mặn đối với bệnh nhân tiểu đường

Nếu hỏi ‘Tiểu đường ăn mặn được không?’, câu trả lời là KHÔNG. Đối với người mắc tiểu đường, ăn mặn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn. Việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm tình trạng tiểu đường trở nên khó kiểm soát và làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:

Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch

Ăn quá mặn có thể gây cao huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh nhân tiểu đường có thể gặp các biến chứng sức khỏe bao gồm tim mạch.

Người bệnh tiểu đường thường dễ bị tổn thương tim mạch hơn do lượng đường trong máu cao có thể làm ảnh hưởng đến mạch máu. Huyết áp tăng cao khó kiểm soát có thể làm hỏng mạch máu, gây xơ vữa động mạch, dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Ảnh hưởng đến thận và các biến chứng sức khỏe khác

Trong cơ thể, thận đảm nhận vai trò lọc chất thải và điều chỉnh lượng nước, muối. Ăn quá nhiều muối buộc thận phải làm việc nhiều hơn để xử lý lượng muối dư. Điều này sẽ tạo áp lực lên thận, gây tổn thương thận kéo dài. Đây là tình trạng bệnh thận do tiểu đường.

Chế độ ăn quá mặn cũng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề khác như loãng xương, tăng cholesterol và gây viêm nhiễm. Đây là các vấn đề sức khỏe khiến tình trạng bệnh tiểu đường phức tạp hơn.

Cách kiểm soát lượng muối ăn ở bệnh nhân tiểu đường

Việc kiểm soát lượng muối trong chế độ ăn là điều cần thiết đối với bệnh nhân tiểu đường. Mọi người có thể:

  • Giảm lượng muối sử dụng trong nấu ăn: Hạn chế sử dụng muối để nêm các món ăn. Có thể thay muối bằng các loại gia vị tự nhiên khác như tỏi, hành, gừng.
  • Lựa chọn các loại thực phẩm ít muối: Nên chọn thực phẩm tươi sống, không sử dụng đồ ăn đóng hộp hoặc chế biến sẵn. Đây là các thực phẩm thường chứa một lượng lớn muối ăn. Mọi người cũng có thể đọc thành phần trước khi mua.
  • Sử dụng các loại muối thay thế như muối biển: Đây là cách giữ được hương vị cho món ăn và có thể giảm lượng muối trong bữa ăn.
  • Tăng cường rau, củ, quả, và trái cây: Đây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Rau, củ, quả và trái cây giúp duy trì chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, không dùng quá nhiều muối.

Xét nghiệm tiểu đường chỉ 159k

  • Kiểm tra các chỉ số đường huyết và chuẩn đoán tiểu đường.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Tổng kết

Trong bài viết này, Diag đã giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề ‘ăn mặn có bị tiểu đường không’. Mặc dù không trực tiếp gây tiểu đường, tuy nhiên, chế độ ăn mặn có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc kiểm soát lượng muối trong chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

 

Xem thêm: Ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường không?