Xơ vữa mạch máu là một bệnh lý nguy hiểm, tiến triển âm thầm, và có thể dẫn đến các biến chứng tim mạch nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Việc tầm soát xơ vữa mạch máu giúp bạn phát hiện sớm các dấu hiệu và ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Cùng Diag tìm hiểu thông tin chi tiết về các phương pháp tầm soát bệnh xơ vữa động mạch qua bài viết sau.
Xơ vữa mạch máu là gì?
Xơ vữa mạch máu là tình trạng mảng bám chất béo, cholesterol, và các chất khác tích tụ trên thành mạch, gây hẹp và cứng động mạch. Khi động mạch (động mạch vành, động mạch ngoại biên, động mạch cảnh…) bị tắc nghẽn, lưu lượng máu bị giảm, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim mạch, đột quỵ, và bệnh mạch máu ngoại vi.
Xem thêm: Làm sao để hết xơ vữa?

Các nguyên nhân chính dẫn đến mảng xơ vữa mạch máu bao gồm chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, lối sống ít vận động, hút thuốc lá, huyết áp cao, và mức cholesterol cao. Quá trình này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch mà còn làm tăng nguy cơ mắc phải các biến chứng nghiêm trọng.
Tại sao nên tầm soát xơ vữa mạch máu?
Tầm soát xơ vữa mạch máu là một bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Dưới đây là những lợi ích của việc kiểm tra sớm:
- Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm: Mảng xơ vữa hình thành âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Tầm soát sớm giúp phát hiện tình trạng tích tụ mảng bám trong mạch máu trước khi bệnh tiến triển nặng.
- Ngăn ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim: Các mảng xơ vữa có thể dẫn đến tắc nghẽn động mạch, gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí tử vong. Kiểm soát định kỳ giúp phát hiện nguy cơ này và áp dụng biện pháp phòng ngừa kịp thời.
- Hỗ trợ trong điều trị dự phòng: Với kết quả kiểm tra, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị dự phòng như sử dụng thuốc giảm cholesterol, thuốc kháng đông, hoặc can thiệp y khoa khi cần thiết.

Những đối tượng nào cần tầm soát xơ vữa mạch máu?
Bất kỳ ai cũng nên kiểm tra xơ vữa mạch máu để phòng ngừa bệnh tim mạch, đặc biệt là những người có các yếu tố nguy cơ sau:
- Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh xơ vữa mạch máu có xu hướng tăng theo độ tuổi.
- Tiền sử gia đình: Những người có người thân mắc bệnh tim mạch sớm thường có nguy cơ cao mắc phải tình trạng xơ vữa mạch máu.
- Người hút thuốc lá: Thuốc lá là một trong những yếu tố chính góp phần gây xơ vữa động mạch, làm tăng khả năng bị các bệnh tim mạch.
- Tăng huyết áp: Huyết áp cao làm tăng áp lực lên thành động mạch, dễ gây tổn thương, và tạo điều kiện cho mảng bám hình thành.
- Rối loạn mỡ máu: Cholesterol cao và triglyceride cao là nguyên nhân chính gây ra mảng bám trong động mạch. Những người có mức LDL cholesterol xấu cao và HDL cholesterol nên kiểm tra thường xuyên.
- Một số bệnh lý khác: Người mắc bệnh đái tháo đường, béo phì, và thừa cân có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn.

Các phương pháp chẩn đoán xơ vữa mạch máu
Để phát hiện và điều trị, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán và tầm soát khác nhau, bao gồm:
- Nghiệm pháp gắng sứ: Một bài kiểm tra cho phép bác sĩ đánh giá sự phản ứng của tim dưới áp lực. Bệnh nhân có thể đi bộ trên máy chạy hoặc dùng thuốc để tim làm việc mạnh mẽ hơn.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Chụp CT giúp đánh giá sự hiện diện của canxi trong động mạch, vì lượng canxi cao thường liên quan đến tình trạng xơ vữa mạch máu.
- Chụp mạch vành: Phương pháp xâm lấn tối thiểu, trong đó một ống thông được đưa vào động mạch để kiểm tra sự tắc nghẽn. Phương pháp này thường được chỉ định khi nghi ngờ có sự tắc nghẽn động mạch vành nghiêm trọng.
- Siêu âm động mạch cảnh: Phương pháp không xâm lấn giúp kiểm tra sự tắc nghẽn trong động mạch cảnh, động mạch cung cấp máu cho não, từ đó phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ.
- Đo lường cholesterol và huyết áp: Việc theo dõi mức cholesterol và huyết áp là phương pháp đơn giản và hiệu quả để phát hiện sớm nguy cơ xơ vữa mạch máu.
Xem thêm: Cách điều trị xơ vữa mạch vành

Cần làm gì để phòng ngừa bệnh xơ vữa mạch máu?
Việc phòng ngừa xơ vữa mạch máu đòi hỏi người bệnh kết hợp giữa việc thay đổi lối sống và kiểm soát các yếu tố nguy cơ, cụ thể như sau:
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, và các thực phẩm giàu chất xơ, đồng thời tránh ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa và cholesterol xấu.
- Tập thể dục đều đặn: Vận động ít nhất 150 phút mỗi tuần với cường độ trung bình hoặc 75 phút mỗi tuần với cường độ cao sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp và mức cholesterol.
- Bỏ thuốc lá: Thuốc lá gây tổn thương cho thành động mạch và làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu. Việc bỏ thuốc lá sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch rõ rệt.
- Theo dõi huyết áp và cholesterol: Những người có yếu tố nguy cơ cao nên kiểm tra huyết áp và mức cholesterol định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề và điều trị kịp thời.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến huyết áp và sức khỏe tim mạch, nên bạn cần biết cách kiểm soát và giảm thiểu stress trong cuộc sống.
Xét nghiệm liên quan đến bệnh mãn tính chỉ 137k
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Việc tầm soát xơ vữa mạch máu và thăm khám, xét nghiệm định kỳ đóng vai trò then chốt trong việc phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh kịp thời. Hiện nay, bạn có thể kiểm tra xơ vữa mạch máu tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín, trong đó Trung tâm Y khoa Diag là đơn vị hàng đầu. Với quy trình xét nghiệm nhanh chóng, đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng tận tình, chúng tôi đảm bảo sẽ mang đến sự hài lòng cho bạn khi sử dụng dịch vụ tại Diag.
Lời kết
Tầm soát xơ vữa mạch máu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Thực hiện tầm soát định kỳ và áp dụng lối sống lành mạnh sẽ giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn. Hãy luôn chủ động kiểm tra sức khỏe của mình và đừng ngần ngại tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào.
Xem thêm: Điều trị xơ vữa động mạch chi dưới