Insulin là một hormone quan trọng, hỗ trợ glucose được tế bào hấp thụ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, khi tế bào không thể sử dụng insulin đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng kháng insulin. Trong bài viết này, Diag giải thích chi tiết kháng insulin là gì và các dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị hiệu quả.

Kháng insulin là gì?

Kháng insulin là tình trạng khi các tế bào trong cơ thể không phản ứng hiệu quả với insulin. Trong đó, insulin là hormone có nhiệm vụ kiểm soát lượng glucose trong máu bằng cách hỗ trợ tế bào hấp thụ glucose để tạo ra năng lượng.

Trong tình trạng bình thường, hormone insulin được tuyến tụy tiết ra và liên kết với thụ thể trên bề mặt tế bào. Hormone này sẽ kích hoạt các tín hiệu giúp glucose được vận chuyển từ máu vào trong tế bào, hỗ quá trình chuyển hóa thành năng lượng.

Tuy nhiên, khi insulin không hoạt động đúng cách khiến glucose không thể đi vào tế bào. Đây là cơ chế kháng insulin – nghĩa là các thụ thể/tín hiệu bị suy yếu hoặc mất chức năng. Lúc này, tuyến tụy buộc phải sản xuất thêm insulin để bù đắp và tăng cường khả năng chuyển hóa glucose nhằm đáp ứng tình trạng kháng insulin. Đây được gọi là hiện tượng tăng insulin máu.

Theo thời gian, chức năng tiết insulin dần suy yếu do tuyến tụy hoạt động quá mức. Điều này dẫn đến hệ quả là không thể sản xuất đủ lượng insulin để vượt qua sự đề kháng insulin của tế bào. Từ đó khiến lượng đường trong máu luôn ở mức cao mà vẫn không được tế bào sử dụng.

Tại sao có hiện tượng kháng insulin?

Một người bị kháng insulin thường do sự kết hợp giữa lối sống và di truyền. Những yếu tố này góp phần gây nên sự mất cân bằng trong khả năng kiểm soát đường huyết.

  • Thừa cân và béo phì: Mỡ thừa, đặc biệt ở vùng bụng, gây viêm và làm giảm khả năng hoạt động của thụ thể insulin.
  • Lối sống ít vận động: Khi cơ thể ít hoạt động, khả năng hấp thụ glucose của cơ bắp giảm, dẫn đến sự tích tụ glucose trong máu.
  • Chế độ ăn không lành mạnh: Ăn quá nhiều đường, tinh bột, chất béo bão hòa có thể làm rối loạn sự cân bằng insulin và tăng nguy cơ kháng insulin.
  • Viêm mạn tính: Tình trạng viêm trong cơ thể có thể làm suy giảm khả năng truyền tín hiệu insulin.
  • Rối loạn hormone: Những bất thường hoặc rối loạn trong nồng độ hormone cũng làm cản trở hoạt động của insulin.

Yếu tố di truyền có thể gây đề kháng insulin, thường là bất thường ở các gen khiến tế bào trong cơ thể phản ứng kém với insulin. Trong đó bao gồm một số gen như NeuroD1/BETA2, TCF7L2 hoặc HLA-DRB1. Do đó, tình trạng kháng insulin ở trẻ em hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt nếu có tiền sử gia đình bị đái tháo đường hoặc kháng insulin.

Tuy nhiên, nếu chỉ có những bất thường ở gen thì vẫn không đủ để gây nên kháng insulin. Bởi một người mang gen bất thường liên quan đến kháng insulin còn bị ảnh hưởng bởi lối sống kém lành mạnh.

Kháng insulin có thể do di truyền.
Kháng insulin có thể do di truyền.

Dấu hiệu kháng insulin

Triệu chứng kháng insulin có thể không rõ rệt trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi tình trạng này tiến triển nặng thì cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng đặc trưng hơn.

  • Da sạm màu (dấu gai đen): Vùng da ở cổ, nách, bẹn hoặc các khuỷu tay có thể trở nên sạm màu, dày hơn và sần sùi. Nguyên nhân do nồng độ insulin cao kích thích sự phát triển của các tế bào da.
  • Tăng mỡ bụng: Mỡ nội tạng tiết ra các chất gây viêm và làm suy giảm chức năng insulin trong cơ thể.
  • Mệt mỏi và kiệt sức: Cơ thể không thể sử dụng glucose hiệu quả để tạo năng lượng, dẫn đến cảm giác kiệt sức dù không làm việc nặng.
  • Đói nhanh và thèm đường: Thường cảm thấy đói nhanh và thèm đồ ngọt do có sự rối loạn dung nạp glucose.
  • Tăng đường huyết nhẹ: Người bệnh thường tăng đường huyết trong khoảng 100 – 125 mg/dL.
  • Tăng lipid máu: Kháng insulin thường đi kèm với sự rối loạn lipid máu, bao gồm tăng LDL-C, triglyceride và giảm HDL-C. Người bệnh có thể có mức triglyceride trên 150 mg/dL, HDL cholesterol dưới 40 mg/dL ở nam và dưới 50 mg/dL ở nữ giới.
  • Huyết áp cao: Huyết áp thường cao từ 130/80 mmHg trở lên. Nguyên nhân do kháng insulin ảnh hưởng đến chức năng của các mạch máu và cơ chế điều hòa áp lực máu.
Rối loạn chuyển hóa lipid có thể là một dấu hiệu của kháng insulin.
Rối loạn chuyển hóa lipid có thể là một dấu hiệu của kháng insulin.

Hệ quả sức khỏe do kháng insulin

Tiền đái tháo đường và đái tháo đường loại 2: Đây là hệ quả thường gặp nhất, xảy ra khi tuyến tụy phải hoạt động quá mức để sản xuất insulin. Về lâu dài thì tuyến tụy sẽ kiệt sức và suy giảm chức năng, khiến mức đường huyết tăng cao mãn tính. Từ đó gây nên tiền đái tháo đường và cuối cùng là đái tháo đường tuýp 2.

Hội chứng đề kháng insulin: Việc kháng insulin kéo dài gây tích tụ mỡ cơ thể, đặc biệt ở vùng bụng, đồng thời làm rối loạn lipid máu. Những yếu tố này góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bao gồm cả tiểu đường type 2. Từ đó hình thành hội chứng đề kháng insulin.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Kháng insulin có thể gây rối loạn sự cân bằng hormone sinh dục ở phụ nữ. Khi insulin dư thừa quá mức sẽ kích thích buồng trứng sản xuất nhiều androgen – một loại hormone đặc trưng ở nam giới. Hormone này có thể gây rối loạn kinh nguyệt, thậm chí dẫn đến vô sinh.

Bị kháng insulin phải làm sao?

Để phát hiện kháng insulin, bạn cần làm xét nghiệm nồng độ insulin và glucose máu lúc đói, hoặc kiểm tra thêm chỉ số HOMA-IR. Đây là những chỉ số quan trọng giúp chẩn đoán chính xác tình trạng đề kháng insulin, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Xét nghiệm insulin lúc đói rất cần thiết để kiểm tra kháng insulin.
Xét nghiệm insulin lúc đói rất cần thiết để kiểm tra kháng insulin.

Mặc dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng có thể kiểm soát kháng insulin bằng cách thay đổi lối sống và can thiệp y tế. Chuyên gia y tế hướng dẫn cách chữa kháng insulin như sau:

  • Tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây ít ngọt và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Ưu tiên bổ sung protein nạc (như cá, thịt gà) và chất béo lành mạnh từ dầu ô liu, quả bơ và các loại hạt.
  • Giảm tiêu thụ đường và tinh bột tinh chế trong chế độ ăn uống, như bánh kẹo và nước ngọt.
  • Tăng cường hoạt động thể lực khoảng 30 phút mỗi ngày.
  • Giảm cân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ngủ đủ giấc từ 7 – 9 tiếng mỗi đêm.
  • Giảm căng thẳng và stress.

Khi nào cần xét nghiệm kháng insulin và làm ở đâu?

Xét nghiệm thường được thực hiện nếu bạn có những triệu chứng như da sạm màu, tăng mỡ bụng, hoặc tăng mỡ máu, tăng huyết áp. Đồng thời, nếu bạn là người thừa cân, béo phì thì cũng có nguy cơ cao gặp tình trạng kháng insulin.

Diag cung cấp dịch vụ xét nghiệm insulin chất lượng cao.
Diag cung cấp dịch vụ xét nghiệm insulin chất lượng cao.

Để kiểm tra thì bạn cần kiểm tra các chỉ số kháng insulin gồm:

  • Insulin lúc đói: Kiểm tra nồng độ insulin trong máu khi không ăn trong ít nhất 8 giờ.
  • Đường huyết lúc đói: Đo mức glucose máu khi đói.
  • HOMA-IR: Được tính toán dựa trên lượng insulin và glucose để đánh giá mức độ kháng insulin
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT): Đo khả năng xử lý glucose của cơ thể sau khi uống một dung dịch đường.
  • HbA1c: Đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết trung bình trong 2 – 3 tháng gần nhất.

Xét nghiệm liên quan đến bệnh mãn tính chỉ 137k

  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Hiện tại, bạn có thể thực hiện các xét nghiệm kiểm tra tình trạng kháng insulin tại Trung Tâm Y Khoa Diag. Bạn hoàn toàn an tâm khi làm xét nghiệm tại Diag nhờ hệ thống máy móc hiện đại và đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao.

Diag luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất. Mọi kết quả xét nghiệm đều đạt chính xác tuyệt đối và có giá trị cao trong điều trị.

Bạn có thể đăng ký xét nghiệm kiểm tra tình trạng kháng insulin với Diag qua các kênh sau: