Béo phì tuổi mãn kinh là một tình trạng khá phổ biến hiện nay. Vậy tại sao khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh phụ nữ lại dễ bị béo phì, đâu là nguyên nhân của vấn đề này?

Những biến chứng nguy hiểm khi bị tăng cân quá mức ở giai đoạn mãn kinh là gì? Và cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra là những thông tin mà mọi người nên quan tâm, đặc biệt là chị em phụ nữ để bảo vệ tốt sức khoẻ của bản thân.

Tìm Hiểu Về Thời Kỳ Mãn Kinh

Tiền mãn kinh và mãn kinh là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn. Thực ra đây là 2 giai đoạn hoàn toàn khác nhau.

Đối với tiền mãn kinh, được hiểu là giai đoạn xảy ra trước thời kỳ mãn kinh. Đây là giai đoạn bắt đầu có dấu hiệu suy giảm về nồng độ estrogen và progesterone dẫn đến chức năng buồng trứng cũng suy giảm theo, dẫn đến tình trạng mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.

Còn đối với tiền mãn kinh được hiểu là khi kết thúc hoàn toàn chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ sẽ bước sang giai đoạn mãn kinh. Thông thường sau 12 tháng không có sự xuất hiện trở lại của kinh nguyệt, thì trường hợp đó sẽ được chẩn đoán là mãn kinh (trừ trường hợp phụ nữ khi mang thai).

Jk3aFUllzm5NqgrWT5aTRIfDJFfXlWdfnpoJvGARmpPwV3gdREvBvSMhV7gWbPtsft70snD80UcFcWdw_1605774914.jpg
Thời kỳ mãn kinh khiến phụ nữ gặp nhiều vấn đề sức khỏe

Thời kỳ mãn kinh thường bắt đầu xảy ra đối với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, nhưng thông thường đa phần nhiều người bắt đầu mãn kinh khi bước qua tuổi thứ 51.

Giai đoạn mãn kinh là quy luật tất yếu của tự nhiên, nhưng vẫn có những trường hợp khác do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thời kỳ mãn kinh sớm như sau:

Phẫu thuật cắt tử cung: Khi cắt tử cung sẽ dẫn đến tình trạng không còn kinh nguyệt. Đối với phẫu thuật cắt bỏ 1 bên buồng trứng thì buồng trứng còn lại vẫn còn khả năng rụng trứng và sản sinh ra estrogen và progesterone. Nhưng trong trường hợp phẫu thuật cắt bỏ cả 2 buồng trứng thì bệnh nhân sẽ rơi vào thời kỳ mãn kinh ngay lập tức.

Hoá trị và xạ trị: Phương pháp hoá trị và xạ trị thường được áp dụng để tiêu diệt tế bào ung thư, tuy nhiên trong nhiều trường hợp sẽ gây ra tác dụng phụ khiến bệnh nhân đó bị mãn kinh sớm.

Suy buồng trứng nguyên phát: Đây cũng là một trong những nguyên nhân điển hình dẫn đến mãn kinh do lượng hormone ở buồng trứng sản xuất ra không đủ đáp ứng với nhu cầu của cơ thể, đa phần thường do yếu tố di truyền hoặc mắc các bệnh tự miễn gây nên.

Béo Phì Tuổi Mãn Kinh

Khi bước vào giai đoạn mãn kinh, khác với nam giới phụ nữ thường có xu hướng tích trữ chất béo nhiều hơn, có thể thấy rõ ràng qua cân nặng không tăng lên nhưng lượng mỡ thừa đặc biệt ở vùng bụng nhiều hơn đáng kể.

Bước vào thời kỳ mãn kinh, việc tích trữ chất béo chủ yếu là chất béo nội tạng. Những vị trí thường tập trung nhiều lượng mỡ thừa là vùng hông đùi, và khi bước vào giai đoạn mãn kinh thì xuất hiện thêm nhiều lượng mỡ thừa ở vùng bụng.

hOchn47FwvCSDSonLIuRh1lhbV56lv9F12Gb62q9I63Y9Gno4b8ImnBlJSFLfvxBeEoD7TPOj9i2UvFp_1605774962.jpg
Béo phì tuổi mãn kinh là vấn đề nhiều người phải đối mặt khi bước vào giai đoạn này

Mỡ nội tạng là lớp mỡ được tìm thấy trong khoang bụng, thường có xu hướng lấp đầy khoảng trống của những cơ quan quan trọng trong ổ bụng như gan, ruột và cả dạ dày.

Tuy nhiên, lượng chất béo này thường không phân bố đồng đều, tạo thành một lớp màng phủ mỡ bao quanh các cơ quan trọng bụng, hay còn được gọi là lớp mỡ dưới da.

Nhiều người thắc mắc tăng cân nhanh là dấu hiệu bệnh gì? Đối với phụ nữ tiền mãn kinh, việc tăng cân nhanh chóng và khi chất béo nội tạng bị tích tụ quá nhiều sẽ gây ra các nguy cơ sau:

  • Tăng đề kháng insulin: Tăng đề kháng insulin thường gặp trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, nhưng khi bước vào thời kỳ mãn kinh, phụ nữ trung niên vẫn có thể gặp tình trạng tăng đề kháng insulin và việc sử dụng hiệu quả insulin của cơ thể bị suy giảm.
  • Ức chế hormone chất béo: Gây ra tình trạng tăng huyết áp, bên cạnh đó mạch máu bị thu hẹp hơn bình thường.
  • Kích hoạt phản ứng viêm: Khi mỡ nội tạng càng nhiều sẽ làm tăng các phản ứng viêm do cytokine ở tế bào mô mỡ bị giải phóng kích hoạt phản ứng viêm, đồng thời việc đào thải độc tố trong cơ thể cũng gặp khó khăn hơn.
  • Làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Là một trong những yếu tố góp phần gây ra tình trạng rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới.

Tại Sao Phụ Nữ Thời Kỳ Mãn Kinh Dễ Béo Phì?

Trong độ tuổi từ 20 – 50 tuổi, phụ nữ thường tăng trọng lượng cơ thể trung bình khoảng 11kg. Tuy nhiên khi bước vào giai đoạn mãn kinh, nhiều người tỏ ra khá bất ngờ vì tăng cân đột ngột, quá trình tăng cân mất kiểm soát khiến nhiều người lo lắng không hiểu nguyên nhân là gì khi vẫn giữ chế độ ăn như cũ.

Giải thích lý do vì sao phụ nữ bị béo phì tuổi mãn kinh thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Do nội tiết tố suy giảm, dẫn đến nhu cầu năng lượng của cơ thể cũng không còn cần nhiều như trước, thường có xu hướng giảm đi, gây ra việc tích lũy chất béo dưới dạng mỡ nội tạng.

Oestrogen đảm nhiệm vai trò làm tăng khối cơ bắp, nhưng khi nồng độ oestrogen bị suy giảm do tuổi mãn kinh, thể trọng cơ thể thường có xu hướng giảm trong khi đó lượng mỡ ngày càng tăng gây ra tình trạng béo phì.

ORaMOY9ALcr0BBBSEOai9C16EdvLjTJqpAMEMkx6PugsPe3Ljyj6BaQaoxltX8v8UPEhqF7zfburCSgV_1605775010.jpg
Có nhiều nguyên nhẫn dẫn đến béo phì tuổi mãn kinh

Khi tuổi càng tăng cao, các chức năng ngày càng suy giảm, quá trình chuyển hoá sẽ càng chậm lại, cùng với đó quá trình đốt cháy chất béo cũng kéo dài hơn.

Trong trường hợp phụ nữ trung niên ít vận động và vẫn giữ chế độ ăn uống như cũ, sẽ càng làm cho mỡ nội tạng gia tăng nhiều và khối lượng cơ bắp ngày càng ít đi, nếu việc ăn uống không được kiểm soát chặt chẽ thì gây ra tăng cân mãn kinh.

Đây là một vấn đề mà mọi phụ nữ phải đối mặt khi bước vào thời kỳ mãn kinh, nhưng đối với trường hợp những người có thói quen duy trì tập luyện thường xuyên trước đó, cùng một chế độ ăn uống khoa học thì cân nặng không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng trong giai đoạn này vì vẫn được kiểm soát tốt.

Tránh Tình Trạng Tích Trữ Mỡ Bụng Bằng Cách Nào?

Khi bước vào giai đoạn mãn kinh, phụ nữ phải đối mặt với nhiều vấn đề, không chỉ thay đổi về mặt sức khoẻ và còn cả về tinh thần và thói quen ăn uống.

Phụ nữ thường thay đổi tính khí, dễ cáu gắt, có trường hợp nhiều người thường có cảm giác thèm ăn vặt liên tục, nếu thói quen ăn không kiểm soát thì việc giảm cân sẽ rất khó khăn.

Nếu trước giai đoạn mãn kinh, phụ nữ có thể ăn quá đà nhưng vẫn kiểm soát tốt cân nặng thì khi bước vào giai đoạn mãn kinh lại không còn giống như trước, dễ có nguy cơ tăng cân nhanh chóng khi vẫn giữ chế độ ăn uống như cũ, bên cạnh đó quá trình giảm cân thường khó khăn hơn, đòi hỏi sự nỗ lực và kiên trì trong thời gian dài.

5TvANgzGuXCK2ODAkczw4s7aoRQib9mGJZ5C7Wm4RUMfUi7pZF3pLzKsqjuAE7NPEw1mKTeDZdWE66QK_1605775070.jpg
Thời kỳ mãn kinh phụ nữ gặp khó khăn hơn khi muốn giảm cân

Tình trạng béo phì tuổi mãn kinh dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu cho cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý, đặc biệt là bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm khớp… Hay nguy hiểm hơn là dễ mắc ung thư vú, ung thư ruột kết.

Dù cho trong nhiều trường hợp, số cân nặng không tăng đáng kể hay dựa vào công thức tính chỉ số BMI thì vẫn nằm trong mức an toàn, nhưng khi vòng eo có kích thước quá lớn, thường trên 90cm thì phụ nữ trung niên nên quan tâm nhiều hơn đến cơ thể cũng như chủ động làm giảm tình trạng tích trữ mỡ bụng bằng cách:

Thay Đổi Chế Độ Ăn Uống

Khi tuổi càng cao thì lượng mỡ thừa đã tích tụ sẽ càng khó giảm. Vì thế phụ nữ ở tuổi mãn kinh cần thay đổi chế độ ăn uống của mình bằng cách giảm khẩu phần ăn ít hơn bình thường, bổ sung nhiều loại rau xanh, thực phẩm ít béo vào bữa ăn.

Lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày nên ít hơn 200 calo và duy trì đều đặn sẽ giúp cải thiện tình trạng tích tụ mỡ rõ rệt.

abTXnTRJM76EFHPMPusrUTxuMeYWTex6zkYTXLZvn8JPyoYByqMKiUcDd186F2wYmTJ2TmRfFtH0VByM_1605775106.jpg
Giảm bớt lượng calo nạp vào cơ thể giúp kiểm soát lượng mỡ thừa tốt hơn

Một chế độ ăn khoa học rất có lợi cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh như cần hạn chế những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, thức ăn nhanh, phô mai…

Tránh các món chiên xào quá nhiều dầu mỡ, nên thay vào đó là món luộc hoặc hấp. Bổ sung những loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng nhưng chứa ít calo sẽ tốt hơn trong giai đoạn này.

Chế Độ Luyện Tập

Càng nhiều tuổi, lại càng phải vận động thường xuyên để hạn chế mỡ thừa ngày càng gia tăng.

Bên cạnh chế độ ăn uống thì tập thể dục và vận động thường xuyên cũng cần được chú trọng. Đây là cách giúp tăng cường cơ bắp, hỗ trợ tốt quá trình trao đổi chất, làm giảm lượng mỡ thừa hiệu quả.

Những cách vận động đơn giản nhưng đem lại kết quả cao là duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày ít nhất 30 phút, tốt nhất nên đi với tốc độ 4 – 5km/h. Đi bộ không chỉ giúp đốt cháy mỡ thừa mà còn rất tốt cho sức khoẻ như giảm nguy cơ bị tiểu đường, tốt cho hệ tim mạch và cột sống.

U8oMnvft14v4gJ1RjCaSFgUa6bcKyQhbmNMH0rV7wxOpakLqSsy0qaGMGi8MmNMxE7oYY0Ual2AljCHI_1605775141.jpg
Tăng cường tập luyện thể dục để cải thiện tình trạng béo phì tuổi mãn kinh

Khi có thời gian hơn, phụ nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh cũng nên chọn cho mình một bộ môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khoẻ hoặc các bài tập tại nhà như chống đẩy, kéo dây chun, hay tập yoga, ngồi thiền…

Nếu gặp khó khăn trong việc thay đổi chế độ ăn và tập luyện, tốt nhất cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra tình hình sức khoẻ, từ đó có hướng tư vấn về lộ trình giảm cân thông qua chế độ dinh dưỡng, cùng những bài tập phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất theo từng giai đoạn.

Như vậy, béo phì tuổi mãn kinh là một nguy cơ lớn nhiều người phải đối mặt khi không có sự chuẩn bị và một thói quen ăn uống, sinh hoạt bất hợp lý theo thời gian.

Hiểu rõ nguyên nhân và tác hại do béo phì tuổi mãn kinh gây nên là một việc làm vô cùng cần thiết để từ đó có sự thay đổi thể trọng cơ thể cho phù hợp, giúp phụ nữ mãn kinh bảo vệ sức khoẻ và nâng cao tinh thần một cách tốt nhất.

Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ ưu đãi và tiện ích tại Diag, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.