Xét nghiệm suy tim và những điều cần lưu ý khi thực hiện
- Xét nghiệm chẩn đoán suy tim
- Ai nên thực hiện xét nghiệm chẩn đoán suy tim?
- Xét nghiệm chẩn đoán suy tim ở đâu?
- Yếu tố ảnh hưởng độ chính xác của kết quả
- Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm
- Các phương pháp chẩn đoán suy tim khác
- Làm gì khi kết quả cảnh báo dấu hiệu suy tim?
- Giải đáp thắc mắc
- Xét nghiệm gì để biết hở van tim?
- NT-proBNP bao nhiêu là suy tim?
- Tổng kết
Xét nghiệm chẩn đoán suy tim
Suy tim xảy ra khi tim không còn khả năng bơm máu hiệu quả, dẫn đến các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, phù chân, đau ngực. Để đánh giá tình trạng này, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm, giúp xác định mức độ suy tim và các yếu tố nguy cơ liên quan.
Các xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán suy tim bao gồm:
- NT-pro BNP, BNP là hai chỉ số quan trọng phản ánh mức độ căng giãn của tim. Khi tim bị suy yếu, nồng độ NT-proBNP hoặc BNP trong máu tăng cao, giúp bác sĩ nhận diện suy tim ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng.
- Men tim (Troponin, CK-MB) tăng cao trong trường hợp tổn thương cơ tim, giúp phân biệt suy tim với nhồi máu cơ tim hoặc viêm cơ tim.
- Xét nghiệm chức năng thận (Creatinine, BUN) do suy tim có thể ảnh hưởng đến thận, do đó xét nghiệm này giúp đánh giá mức độ suy giảm chức năng thận liên quan đến suy tim.
- Xét nghiệm điện giải (Natri, Kali) do rối loạn điện giải là biến chứng thường gặp của suy tim hoặc tác dụng phụ của thuốc điều trị suy tim.
- Đường huyết và mỡ máu: Những người mắc bệnh mạch vành, tiểu đường, rối loạn mỡ máu có nguy cơ cao bị suy tim, nên cần kiểm tra các chỉ số này để đánh giá nguy cơ.
- Công thức máu (CBC) giúp kiểm tra tình trạng thiếu máu – một yếu tố có thể làm suy tim nặng hơn.
Phương pháp này không chỉ hỗ trợ chẩn đoán suy tim mà còn giúp bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị, theo dõi diễn tiến bệnh và đánh giá hiệu quả chữa bệnh.
Xem thêm: CRT trong suy tim
Ai nên thực hiện xét nghiệm chẩn đoán suy tim?
Việc thực hiện kiểm tra đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ cao hoặc đang gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ. Việc phát hiện sớm giúp kiểm soát bệnh tốt hơn và ngăn ngừa tiến triển nguy hiểm của bệnh
- Người có bệnh lý nền liên quan đến tim mạch: Những người bị huyết áp cao, bệnh mạch vành, tiểu đường, béo phì có nguy cơ suy tim cao hơn do tim phải làm việc quá sức trong thời gian dài.
- Người có tiền sử bệnh tim mạch: Các trường hợp từng mắc viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, dị tật tim bẩm sinh cần được kiểm tra thường xuyên để phát hiện dấu hiệu suy tim sớm.
- Người có triệu chứng nghi ngờ: Nếu thường xuyên cảm thấy khó thở, mệt mỏi, phù ở chân, đau tức ngực, tim đập nhanh, cần kiểm tra để xác định nguyên nhân và đánh giá chức năng tim.
- Bệnh nhân từng bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ: Những người từng trải qua nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc biến chứng tim mạch có nguy cơ cao bị suy tim, do đó cần kiểm tra định kỳ nắm rõ tình hình sức khỏe tim mạch.
Xem thêm: Nhịp tim của người suy tim

Xét nghiệm chẩn đoán suy tim ở đâu?
Để đảm bảo độ chính xác nên lựa chọn các bệnh viện, trung tâm y tế. Tại Hồ Chí Minh Trung tâm y khoa Diag là một trong những trung tâm y tế uy tín được các bác sĩ, khách hàng tin tưởng lựa chọn từ 1998.
Diag chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm với công nghệ hiện đại và quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Tại đây, người bệnh có thể thực hiện các xét nghiệm máu quan trọng như NT-pro BNP, BNP, xét nghiệm chức năng tim, và các chỉ số sinh hóa khác để đánh giá chính xác tình trạng suy tim.
- Diag sở hữu hệ thống thiết bị tiên tiến nhập khẩu trực tiếp từ Hoa Kỳ, giúp đảm bảo kết quả xét nghiệm nhanh chóng và chính xác.
- Đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên có kinh nghiệm sẽ tư vấn và hỗ trợ để giúp người bệnh hiểu rõ kết quả, từ đó đưa ra phương án chữa trị phù hợp.
- Hệ thống chi nhánh lấy mẫu rộng lớn với hơn 40 chi nhánh giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc di chuyển
- Kết quả được trả qua tin nhắn SMS/ Zalo tạo sự tiện lợi cho khách hàng
- Ngoài ra, Diag cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà và đặt lịch xét nghiệm linh hoạt, mang đến sự thuận tiện tối đa cho khách hàng.
Xem thêm: BNP trong suy tim

Liên hệ 1900 1717 để nhận tư vấn. Hỗ trợ đặt lịch xét nghiệm linh hoạt theo nhu cầu.
Trụ sở: 414 – 420 Cao Thắng nối dài, phường 12, quận 10, TPHCM
Chi nhánh: https://diag.vn/location/
Yếu tố ảnh hưởng độ chính xác của kết quả
Kết quả có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố, ảnh hưởng đến độ chính xác của chẩn đoán:
- Tình trạng sức khỏe: Bệnh lý như tăng huyết áp, suy thận, tiểu đường có thể làm thay đổi mức NT-proBNP, khiến việc đánh giá suy tim trở nên phức tạp.
- Sử dụng thuốc: Các loại thuốc lợi tiểu, thuốc tim mạch có thể làm biến đổi chỉ số, cần thông báo cho bác sĩ trước khi kiểm tra.
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt: Ăn mặn, uống rượu bia, hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến huyết áp, chức năng tim và làm sai lệch kết quả.
Xem thêm: Chỉ số suy tim

Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm
Để đảm bảo kết quả chính xác, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng trước khi thực hiện kiểm tra:
- Nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu: Một số xét nghiệm máu đánh giá tình trạng tim mạch như NT-proBNP, đường huyết, mỡ máu có thể bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Do đó, bác sĩ có thể yêu cầu nhịn ăn từ 8 – 12 giờ trước khi lấy máu để kết quả không bị sai lệch.
- Tránh sử dụng chất kích thích: Caffeine trong cà phê hoặc nicotine trong thuốc lá có thể làm thay đổi nhịp tim và huyết áp, ảnh hưởng đến điện tâm đồ (ECG) hoặc bài kiểm tra căng thẳng. Vì vậy, cần kiêng cà phê, trà đặc, thuốc lá ít nhất 4 – 6 giờ trước khi xét nghiệm.
- Thông báo với bác sĩ về thuốc đang dùng: Một số loại thuốc có thể tác động đến chỉ số. Người bệnh nên cung cấp danh sách thuốc đang sử dụng để bác sĩ điều chỉnh xét nghiệm phù hợp hoặc hướng dẫn ngưng dùng thuốc tạm thời nếu cần thiết.
- Tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế: Mỗi xét nghiệm có yêu cầu riêng về quy trình thực hiện. Người bệnh cần làm theo hướng dẫn để đảm bảo kết quả phản ánh đúng tình trạng sức khỏe tim mạch, giúp bác sĩ đánh giá chính xác và đưa ra phương hướng chữa bệnh phù hợp.
Tổng đài tư vấn sức khỏe tim mạch MIỄN PHÍ
- Hơn 40 chi nhánh tại TPHCM.
- Đối tác của hơn 6500+ bác sĩ và hơn 500+ bệnh viện.
- Xét nghiệm sức khỏe tiện lợi, không chờ đợi.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Lấy mẫu tại nhà miễn phí.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Các phương pháp chẩn đoán suy tim khác
Bên cạnh xét nghiệm máu, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp chẩn đoán bổ sung để đánh giá chính xác tình trạng tim mạch và xác định nguyên nhân gây suy tim.
- Siêu âm tim sử dụng sóng siêu âm để kiểm tra cấu trúc, chức năng tim, phát hiện hở van tim, suy giảm khả năng bơm máu, bệnh mạch vành hoặc dị tật tim bẩm sinh. Đây là phương pháp quan trọng giúp đánh giá mức độ suy tim.
- Điện tâm đồ (ECG) ghi lại hoạt động điện của tim. Điều này giúp phát hiện rối loạn nhịp tim, dấu hiệu phì đại buồng tim hoặc ảnh hưởng của tăng huyết áp.
- X-quang ngực cung cấp hình ảnh về kích thước và hình dạng tim. X-quang ngực hỗ trợ phát hiện tim to, tràn dịch màng phổi hoặc ứ dịch trong phổi do suy tim.
- Bài kiểm tra căng thẳng (Stress Test): Đánh giá khả năng hoạt động của tim khi gắng sức, giúp phát hiện bệnh mạch vành tiềm ẩn hoặc suy tim chưa biểu hiện rõ ràng.
- Chụp cộng hưởng từ tim (Cardiac MRI) tạo hình ảnh chi tiết về cơ tim, van tim và mạch máu. Phương pháp chụp cộng hưởng từ giúp bác sĩ xác định mức độ tổn thương tim và tình trạng suy tim.
Xem thêm: X-quang suy tim

Làm gì khi kết quả cảnh báo dấu hiệu suy tim?
Khi kết quả xét nghiệm cho thấy nguy cơ suy tim, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhằm kiểm soát triệu chứng, cải thiện chức năng tim và ngăn ngừa bệnh diễn biến nặng.
1.Dùng thuốc: Bác sĩ có thể kê các loại thuốc giúp giảm gánh nặng cho tim, kiểm soát huyết áp và cải thiện tuần hoàn, bao gồm:
- Thuốc giãn mạch: Giúp mạch máu mở rộng, giảm áp lực lên tim.
- Thuốc lợi tiểu: Loại bỏ chất lỏng dư thừa, giảm phù nề và khó thở.
- Thuốc ức chế men chuyển (ACE inhibitors) hoặc chẹn beta: Hỗ trợ cải thiện chức năng tim, giảm nguy cơ tiến triển suy tim.
2.Điều chỉnh lối sống: Bên cạnh việc dùng thuốc, thay đổi thói quen sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát suy tim. Người bệnh cần:
- Hạn chế muối và chất béo bão hòa, giúp kiểm soát huyết áp và giảm gánh nặng cho tim.
- Duy trì cân nặng hợp lý, tập luyện nhẹ nhàng, như đi bộ hoặc yoga để cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Tránh rượu bia, thuốc lá, vì các chất này có thể làm trầm trọng hơn tình trạng suy tim.
3.Can thiệp y khoa và phẫu thuật: Nếu bệnh suy tim tiến triển nặng, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn như:
- Đặt stent mạch vành giúp cải thiện lưu thông máu trong trường hợp suy tim do bệnh mạch vành.
- Phẫu thuật thay van tim thường áp dụng khi van tim bị hư hỏng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim.
- Ghép tim là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.
4.Theo dõi định kỳ: Suy tim là bệnh lý mạn tính, cần được kiểm tra sức khỏe thường xuyên để nắm rõ tiến triển của bệnh. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm định kỳ để điều chỉnh cách thức điều trị phù hợp, giúp giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng và cải thiện chất lượng sống.

Giải đáp thắc mắc
Xét nghiệm gì để biết hở van tim?
Bác sĩ thường chỉ định siêu âm tim Doppler để đánh giá mức độ hở van tim, xác định mức độ ảnh hưởng đến lưu thông máu và chức năng tim.
NT-proBNP bao nhiêu là suy tim?
Mức NT-proBNP trên 125 pg/mL có thể cảnh báo suy tim ở bệnh nhân chưa có triệu chứng. Nếu vượt quá 300 pg/mL, nguy cơ suy tim cao hơn, cần theo dõi và chữa trị sớm.
Tổng kết
Xét nghiệm chẩn đoán suy tim đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị bệnh tim mạch. Những người có huyết áp cao, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim nên kiểm tra định kỳ để giảm nguy cơ biến chứng. Việc điều chỉnh lối sống, dùng thuốc theo chỉ định và theo dõi sức khỏe thường xuyên giúp kiểm soát suy tim, cải thiện chất lượng sống.
https://www.heart.org
https://www.cdc.gov
https://my.clevelandclinic.org
https://www.mayoclinic.org