Tại sao suy tim lại khó thở về đêm? Tình trạng khó thở về đêm có thể gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho người bệnh. Cùng Diag tìm hiểu thông tin rõ ràng hơn, cũng như nắm rõ về cách chẩn đoán và điều trị để bảo vệ sức khỏe đúng cách hơn.

Tại sao suy tim lại khó thở về đêm?

Khó thở về đêm là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân . Tình trạng này xảy ra do tim suy yếu, không bơm đủ máu, dẫn đến tích tụ chất lỏng (dịch) trong phổi. Khi nằm, dịch di chuyển từ chân lên phổi, gây sưng huyết phổi, cản trở trao đổi oxy, khiến bệnh nhân khó thở, ho, thở khò khè.

Ngoài ra, khó thở về đêm có thể liên quan đến rối loạn hô hấp, ngưng thở khi ngủ hoặc trào ngược dạ dày, làm tăng nguy cơ khó ngủ, lo lắng, đánh trống ngực.

Xem thêm: Biến chứng suy tim

Triệu chứng nhận biết khó thở về đêm do suy tim

Những triệu chứng giúp nhận biết tình trạng khó thở về đêm

  • Khó thở khi nằm: Cảm giác ngột ngạt, buộc phải kê cao gối hoặc ngồi dậy để dễ thở hơn.
  • Ho khan, ho kéo dài về đêm: Do dịch tích tụ trong phổi, có thể kèm theo thở rít hoặc khò khè, dễ nhầm lẫn với triệu chứng hen suyễn hoặc nhiễm trùng phổi.
  • Nhịp tim không đều: Tim đập nhanh hoặc loạn nhịp khi khó thở, có thể kèm theo cảm giác hồi hộp, lo âu.
  • Mất ngủ, cảm giác hụt hơi khi ngủ: Cơ thể thiếu oxy khiến giấc ngủ bị gián đoạn, gây tỉnh giấc đột ngột vì ngạt thở.
  • Phù chân, phù mắt cá: Triệu chứng ứ dịch toàn thân, thường kèm theo tăng cân do tích nước.

Nếu xuất hiện triệu chứng khó thở dữ dội, đau ngực, thuyên tắc động mạch phổi hoặc ngạt thở đột ngột, cần cấp cứu ngay để tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Phù chân có thể là một trong dấu hiệu nhận biết tình trạng khó thở ở đêm
Phù chân có thể là một trong dấu hiệu nhận biết tình trạng khó thở ở đêm

Chẩn đoán khó thở về đêm do suy tim

Để xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá triệu chứng lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm chẩn đoán:

  • Điện tâm đồ (ECG) ghi lại hoạt động điện tim. Điều này giúp phát hiện rối loạn nhịp tim, block nhĩ thất hoặc dấu hiệu thiếu máu cơ tim – những yếu tố có thể làm suy tim nặng hơn.
  • Siêu âm tim: Kiểm tra chức năng bơm máu của tim, đo phân suất tống máu (EF) để đánh giá mức độ suy tim, đồng thời phát hiện bất thường van tim hoặc giãn buồng tim.
  • Xét nghiệm máu (BNP, NT-proBNP): Đánh giá mức độ quá tải dịch trong cơ thể, giúp phân biệt suy tim với các bệnh lý đường hô hấp khác gây khó thở.
  • X-quang phổi: Phát hiện phù ở phổi, sung huyết phổi hoặc bệnh lý đường hô hấp đi kèm như viêm phổi hoặc tràn dịch màng phổi.
  • Đo nhịp thở, nồng độ oxy trong máu: Giúp đánh giá mức độ suy hô hấp và khả năng cung cấp oxy của phổi. Đo nhịp thở đặc biệt quan trọng nếu nghi ngờ có ngưng hô hấp khi ngủ hoặc thuyên tắc phổi.
X quang phồi là một trong những phương pháp chẩn đoán tình trạng khó thở
X quang phồi là một trong những phương pháp chẩn đoán tình trạng khó thở

Điều trị chứng khó thở về đêm do suy tim

1. Điều chỉnh tư thế ngủ

  • Kê cao đầu bằng gối hoặc nâng cao đầu giường giúp giảm áp lực lên phổi, hạn chế dịch tràn vào mô phổi.
  • Nằm nghiêng trái hoặc phải thay vì nằm thẳng giúp cải thiện lưu thông máu, giảm triệu chứng khó thở.

2. Sử dụng thuốc điều trị

  • Thuốc lợi tiểu giúp loại bỏ dịch dư thừa, giảm phù phổi và sưng phù chân. Thuốc lợi tiểu phổ biến: Furosemide, Spironolactone
  • Thuốc ức chế men chuyển (ACEi) hoặc ARB giúp giãn mạch, giảm áp lực lên tim, cải thiện khả năng bơm máu.
  • Thuốc chẹn beta giúp ổn định nhịp tim, giảm căng thẳng cho tim, hạn chế rối loạn nhịp tim gây khó thở. Loại thuốc phổ biến Carvedilol, Bisoprolol
  • Thuốc giãn mạch giúp cải thiện tuần hoàn, giảm phù ở phổi, giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn.

3. Kiểm soát bệnh lý nền

  • Kiểm soát cao, , bệnh động mạch vành để giảm tải cho tim và hạn chế tình trạng suy tim tiến triển.
  • Điều trị trào ngược ở dạ dày vì dịch axit có thể kích thích đường hô hấp, làm tăng cảm giác khó thở về đêm.
  • Giảm lo lắng, khó ngủ bằng cách tập thở sâu, thiền, điều chỉnh giấc ngủ hoặc dùng thuốc an thần nhẹ theo chỉ định.
Điêu trị khó thở về đêm do suy tim cần phối hợp giữa nhiều phương pháp
Điêu trị khó thở về đêm do suy tim cần phối hợp giữa nhiều phương pháp

Giải đáp thắc mắc

1.Tại sao suy tim trái lại khó thở về đêm?

khiến máu ứ đọng ở phổi, làm dịch thoát vào mô phổi, gây phù ở phổi. Khi nằm, áp lực tĩnh mạch phổi tăng, khiến bệnh nhân ngạt thở, khó hít vào sâu.

Nhiều bệnh nhân gặp tình trạng khó thở kịch phát về đêm, đột ngột tỉnh giấc vì nghẹt thở, buộc phải ngồi dậy để thở dễ hơn. Nguyên nhân là do tim không bơm đủ máu ra hệ tuần hoàn, làm giảm oxy trong máu.

Những người có bệnh lý nền sẽ có nguy cơ cao bị suy tim trái và khó thở về đêm.

Tổng đài tư vấn sức khỏe tim mạch MIỄN PHÍ

  • Hơn 40 chi nhánh tại TPHCM.
  • Đối tác của hơn 6500+ bác sĩ và hơn 500+ bệnh viện.
  • Xét nghiệm sức khỏe tiện lợi, không chờ đợi.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Lấy mẫu tại nhà miễn phí.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

2.Khó thở về đêm có phải dấu hiệu suy tim không?

Không phải mọi trường hợp khó thở về đêm đều do suy tim. Nguyên nhân khác có thể là hen suyễn, nhiễm trùng phổi, trào ngược dạ dày hoặc ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên, nếu khó thở đi kèm sưng phù, tim đập dồn dập, mệt mỏi kéo dài, cần kiểm tra tim mạch.

3. Làm sao phân biệt khó thở do suy tim với các bệnh lý khác?

  • Suy tim: Khó thở tăng khi nằm, kèm theo phù chân, mệt mỏi, ho về đêm.
  • Hen suyễn: Thường có khò khè, khó thở khi tiếp xúc dị nguyên.
  • Nhiễm trùng phổi: Đi kèm sốt, ho đờm.
  • Ngưng thở khi ngủ: Gây ngừng thở tạm thời khi ngủ, kèm theo ngủ ngáy.

4. Tại sao suy tim gây khó thở khi nằm?

Suy tim gây khó thở khi nằm do ứ dịch trong phổi, làm cản trở trao đổi oxy. Khi nằm, máu dồn về tim nhiều hơn, tăng áp lực lên thất trái, khiến dịch ứ đọng trong phổi, gây khó thở, ho, thở khò khè.

Tư thế nằm cũng làm giảm giãn nở phổi, khiến bệnh nhân cần kê cao gối hoặc ngồi dậy để thở dễ hơn. Tình trạng này gọi là orthopnea (khó thở tư thế), thường gặp trong suy tim trái. Nếu khó thở kèm phù chân, ho về đêm, nhịp tim bất thường, cần kiểm tra chức năng tim.

Tổng kết

Tại sao suy tim lại khó thở về đêm? Có thể thấy, khó thở về đêm do suy tim có thể gây nhiều ảnh hưởng sức khỏe cho người bệnh. Nắm rõ các triệu chứng, kiểm tra sức khỏe nhầm chẩn đoán chính xác để có thể tiến hành điều trị kịp thời. Bên cạnh đó chủ động kiểm soát các bệnh lý nền, tình trạng huyết áp cao để cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

Xem thêm: Tại sao suy tim phải gan lại to?