Suy tim I50 là gì mã bệnh theo ICD-10 mô tả tình trạng suy giảm chức năng tim, khi tim không thể bơm máu đầy đủ để nuôi dưỡng cơ thể. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Chẩn đoán và điều trị đúng cách sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Suy tim I50
I50 là mã bệnh suy tim trong hệ thống phân loại quốc tế ICD-10, dùng để mô tả các loại suy tim như suy tim trái, suy tim phải, suy tim sung huyết và suy tim toàn bộ. Trong tình trạng này, tim không thể lưu thông máu hiệu quả, dẫn đến sự tích tụ dịch trong cơ thể và suy giảm chức năng của nhiều cơ quan. Suy tim I50 bao gồm:
- I50.0: Suy tim sung huyết
- I50.1: Suy tim trái
- I50.9: Suy tim không xác định
Suy tim có thể xuất hiện do các tổn thương cơ tim hoặc do sự rối loạn lưu thông máu kéo dài, khiến người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng lâm sàng như khó thở, mệt mỏi, sưng chân và đau ở ngực.
Nguyên nhân gây nên bệnh suy tim
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là các bệnh lý về tim mạch và mạch máu. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Bệnh tim mạch vành: động mạch vành bị hẹp hoặc tắc nghẽn bởi mảng xơ vữa, làm giảm lưu lượng máu đến cơ tim. Điều này làm suy giảm chức năng bơm máu dẫn đến suy tim do thiếu máu cục bộ.
- Tăng huyết áp: Áp lực máu cao kéo dài làm tim phải hoạt động quá sức, khiến thành tim dày lên và giảm khả năng co bóp.
- Bệnh van tim là nguyên nhân dẫn đến bệnh suy tim. Khi mắc bệnh van tim thì van tim bị hẹp hoặc hở làm rối loạn lưu lượng máu, buộc tim phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến suy giảm chức năng tim.

- Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim bất thường quá nhanh hoặc quá chậm đều ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu hiệu quả, gây ra triệu chứng mệt mỏi và giảm lưu lượng máu.
- Các yếu tố nguy cơ khác
- Bệnh tiểu đường: Làm tổn thương mạch máu và cơ tim.
- Hút thuốc lá: Gây xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ suy tim.
- Béo phì: Tăng áp lực lên tim.
- Thiếu vận động: Giảm sức bền và làm rối loạn chuyển hóa.
Dấu hiệu nhận biết suy tim
Suy tim có nhiều triệu chứng rõ rệt, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu này rất quan trọng để điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng
Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp bao gồm:
- Khó thở : Khó thở xuất hiện khi người bệnh gắng sức hoặc nằm xuống, do dịch tích tụ trong phổi (phù phổi). Người bệnh thường cảm thấy ngột ngạt, nhất là vào ban đêm, phải ngủ trong tư thế ngồi hoặc kê cao đầu.
- Mệt mỏi kéo dài: Cơ thể mất sức, giảm năng lượng ngay cả khi thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng. Do tim không cung cấp đủ máu và oxy cho các cơ quan và cơ bắp.
- Phù nề: Dịch tích tụ gây sưng phù ở chân, mắt cá chân và bụng. Phù nề thường rõ rệt hơn vào buổi chiều hoặc sau khi đứng lâu.
- Tăng cân bất thường: Người bệnh có thể tăng cân nhanh chóng do giữ nước trong cơ thể. Triệu chứng này thường đi kèm với sưng phù.
- Đau ngực: Đau hoặc cảm giác nặng nề ở vùng ngực, đặc biệt khi tim bị thiếu máu cục bộ. Cơn đau có thể lan lên vai, cổ hoặc cánh tay.

Biến chứng
Nếu không điều trị kịp thời, suy tim có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Phù phổi cấp: Dịch tràn vào các phế nang trong phổi, gây ngạt thở nghiêm trọng. Người bệnh có thể ho ra bọt hồng và cảm thấy ngột ngạt, khó thở dữ dội.
- Rối loạn nhịp tim: Các rối loạn như rung nhĩ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Điều này có thể dẫn đến suy tim cấp hoặc đột quỵ nếu không kiểm soát.

- Suy thận: Lưu lượng máu giảm khiến chức năng lọc máu của thận suy yếu. Sự rối loạn điện giải có thể gây nguy hiểm, làm tăng nguy cơ sưng phù và rối loạn nhịp.
- Đột quỵ: Cục máu đông hình thành trong tim có thể di chuyển lên não, gây tắc nghẽn mạch máu não.Đột quỵ có thể để lại các di chứng nghiêm trọng hoặc dẫn đến tử vong.
Cách chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán
Bác sĩ thường kết hợp các phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng để đưa ra kết luận y khoa chính xác:
Siêu âm tim là phương pháp quan trọng nhất. Nó sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh động về cấu trúc và chức năng của tim.
- Quan sát cấu trúc tim: Kiểm tra kích thước các buồng tim, độ dày của thành tim và tình trạng hoạt động của các van tim.
- Đánh giá khả năng co bóp: Phân suất tống máu (Ejection Fraction – EF) là chỉ số đo lường lượng máu được tim bơm ra mỗi nhịp. EF dưới 40% cho thấy suy tim tâm thu, trong khi EF bình thường nhưng chức năng giãn nở kém có thể là suy tim tâm trương.
Điện tâm đồ (ECG) ghi lại các tín hiệu điện từ hoạt động của tim trong từng chu kỳ co bóp. Đây là công cụ giúp phát hiện các rối loạn về nhịp tim và cấu trúc tim.
- Phát hiện rối loạn nhịp như rung nhĩ, ngoại tâm thu hoặc nhịp nhanh thất, các rối loạn này làm suy giảm khả năng bơm máu hiệu quả của tim.
- Đánh giá thiếu máu cơ tim: Các dấu hiệu trên điện tâm đồ có thể cho thấy tình trạng thiếu máu cục bộ hoặc tổn thương cơ tim.
- Kiểm tra phì đại thất trái: Tình trạng thành thất trái dày lên do tăng huyết áp kéo dài có thể được phát hiện thông qua các chỉ số điện tâm đồ.

Xét nghiệm máu cung cấp thông tin quan trọng về tình trạng áp lực trong tim và các ảnh hưởng liên quan đến suy tim.
- BNP (Brain Natriuretic Peptide) hoặc NT-proBNP: Đây là các chất được tim giải phóng khi chịu áp lực quá lớn. Chỉ số này tăng cao cho thấy suy tim hoặc tình trạng quá tải dịch.
- Đánh giá chức năng thận: Lưu lượng máu giảm có thể ảnh hưởng đến khả năng lọc máu của thận. Đo lường creatinine hoặc eGFR (tốc độ lọc cầu thận) sẽ kiểm tra mức độ suy giảm chức năng thận.
- Điện giải và viêm: Kiểm tra mức natri, kali và các dấu hiệu viêm để theo dõi tình trạng rối loạn cân bằng dịch và biến chứng do tích tụ dịch.

Chụp X-quang ngực giúp kiểm tra kích thước tim và tình trạng dịch trong phổi, từ đó đánh giá mức độ tiến triển của suy tim.
- Phì đại tim: Hình ảnh X-quang có thể cho thấy tim to bất thường (tim phì đại), dấu hiệu đặc trưng của suy tim mạn tính.
- Phù phổi: Khi dịch tích tụ trong phổi, hình ảnh X-quang sẽ cho thấy các mảng trắng do dịch tràn vào phế nang, gây khó thở.
Điều trị
Điều trị suy tim bao gồm sử dụng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống để cải thiện chức năng tim và giảm triệu chứng.
Thuốc điều trị:
- Thuốc lợi tiểu giảm tích tụ dịch và phù nề, giúp người bệnh dễ thở hơn.
- Thuốc ức chế men chuyển (ACE inhibitors) giúp giảm áp lực cho tim, cải thiện lưu lượng máu và giảm tiến triển bệnh.
- Thuốc chẹn beta giúp ổn định nhịp tim, giảm nguy cơ rối loạn nhịp và bảo vệ cơ tim.

Thay đổi lối sống:
- Chế độ ăn uống giảm tiêu thụ muối, hạn chế chất béo bão hòa và đường.
- Vận động, tập thể dục đều đặn, duy trì cân nặng hợp lý.
- Ngừng hút thuốc giúp giảm nguy cơ bệnh phát triển nặng và tổn thương mạch máu.
- Kiểm soát căng thẳng bằng cách thực hiện các biện pháp thư giãn như thiền, yoga.
Xét nghiệm tim mạch chỉ 92k
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Phòng ngừa bệnh suy tim
Phòng ngừa suy tim hiệu quả bằng cách duy trì các thói quen sống lành mạnh:
- Giảm muối (< 2-3g/ngày), hạn chế chất béo bão hòa và đường.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để hỗ trợ tim mạch.
Vận động thường xuyên
- Tập thể dục nhẹ nhàng (đi bộ, đạp xe) 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần để cải thiện chức năng tim và duy trì cân nặng hợp lý.

Kiểm soát căng thẳng
- Thực hiện các biện pháp thư giãn như thiền, yoga, hít thở sâu để giảm huyết áp và ổn định nhịp tim.
4. Quản lý bệnh lý nền
- Kiểm soát tốt các bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành và tiểu đường.
- Tuân thủ điều trị, kiểm tra sức khỏe định kỳ và ngừng hút thuốc.
Tổng kết
Có thể thấy suy tim I50 là một bệnh lý nguy hiểm làm suy giảm khả năng bơm máu của tim, dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, mệt mỏi và phù nề. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng như phù phổi cấp, rối loạn nhịp tim và đột quỵ. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm, tuân thủ điều trị, và duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng bệnh, giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Liên hệ 1900 1717 để nhận tư vấn của Trung tâm y khoa Diag. Hỗ trợ đặt lịch xét nghiệm kiểm tra chỉ số của tim ngay khi có nhu cầu một cách nhanh chóng.
- Trụ sở: 414 – 420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, TPHCM
- Chi nhánh: https://diag.vn/chi-nhanh/
Xem thêm: Suy tim cung lượng cao