Suy tim cấp độ 5 là thuật ngữ không chính thức nhưng thường dùng để chỉ suy tim giai đoạn cuối, gây nguy hiểm đến tính mạng. Cùng Diag tìm hiểu rõ hơn về cách phân loại của bệnh suy tim cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả.

Suy tim độ 5 là gì?

Đây không phải là thuật ngữ được hệ thống y khoa chính thức công nhận. Tuy nhiên, có nhiều người nhầm lẫn sử dụng độ 5 để mô tả tình trạng suy tim nặng nhất, vượt qua suy tim độ 4 trong phân loại NYHA hoặc giai đoạn D trong hệ thống phân độ suy tim theo giai đoạn. Đây là lúc tim gần như mất hoàn toàn khả năng bơm máu, khiến bệnh nhân gặp khó thở, mệt mỏi, phù nề chân, hồi hộp, và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

Suy tim có mấy cấp độ?

Suy tim được phân loại theo nhiều cách, trong đó hai hệ thống phân loại phổ biến nhất là phân độ suy tim theo NYHA (New York Heart Association)phân độ suy tim theo giai đoạn của AHA (American Heart Association). Hai cách phân loại này giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Suy tim độ 5 không phải là thuật ngữ được hệ thống y khoa chính thức công nhận
Suy tim độ 5 không phải là thuật ngữ được hệ thống y khoa chính thức công nhận

Phân độ suy tim theo NYHA

Hệ thống New York Heart Association phân loại suy tim thành 4 cấp độ dựa trên mức độ ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Mức độ này phản ánh mức suy giảm chức năng tim cũng như các triệu chứng lâm sàng khi người bệnh thực hiện hoạt động thể lực

Suy tim độ 1

  • Tim bị tổn thương nhưng chưa có dấu hiệu rõ ràng.
  • Người bệnh có thể sinh hoạt và vận động bình thường, không bị khó thở, mệt mỏi hay hồi hộp.
  • Phát hiện bệnh thường thông qua các xét nghiệm chẩn đoán như siêu âm tim, điện tâm đồ, MRI tim.

Suy tim độ 2

  • Xuất hiện các triệu chứng nhẹ như khó thở, mệt mỏi, hồi hộp khi vận động gắng sức như leo cầu thang hoặc đi bộ xa.
  • Khi nghỉ ngơi, bệnh nhân không có triệu chứng.
  • Hoạt động thể lực bị ảnh hưởng nhẹ nhưng vẫn có thể thực hiện các sinh hoạt hàng ngày.

Suy tim độ 3

  • Các dấu hiệu trở nên rõ ràng hơn, người bệnh bị khó thở, mệt mỏi, hồi hộp, sưng phù chân, thậm chí xuất hiện đau ngực khi làm việc nhẹ như đi bộ chậm hoặc mặc quần áo.
  • Hoạt động thể lực bị hạn chế đáng kể, khiến bệnh nhân phải giảm cường độ sinh hoạt hàng ngày.
  • Có thể có biểu hiện gan bị to do ứ dịch, gây cảm giác nặng bụng hoặc đau vùng hạ sườn phải.

Suy tim độ 4

  • Là mức độ suy tim nặng nhất, triệu chứng xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi.
  • Người bệnh có thể bị khó thở ngay cả khi nằm ngủ, phải kê gối cao để dễ thở hơn.
  • Xuất hiện phù nề ở chân, gan to, đau ngực, đôi khi huyết áp tụt do suy tim giai đoạn cuối.
  • Cuộc sống hàng ngày bị ảnh hưởng nghiêm trọng, người bệnh cần hỗ trợ y tế liên tục.
Các mức độ suy tim được chia làm 4
Các mức độ suy tim được chia làm 4

Phân độ suy tim theo giai đoạn (AHA)

Hệ thống AHA phân loại suy tim thành 4 giai đoạn, giúp đánh giá mức độ tiến triển của bệnh từ giai đoạn có nguy cơ đến giai đoạn suy tim nặng

Giai đoạn ANguy cơ cao nhưng chưa có suy tim

Tim chưa bị tổn thương, chưa có dấu hiệu suy tim nhưng có nguy cơ cao do các yếu tố như:

Ở giai đoạn này, cần kiểm soát yếu tố nguy cơ bằng cách điều chỉnh lối sống và sử dụng thuốc sớm (thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta nếu có chỉ định).

Giai đoạn BCó tổn thương tim nhưng chưa có triệu chứng

  • Tim đã có dấu hiệu tổn thương do: Bệnh van tim, bệnh cơ tim và nhồi máu cơ tim.
  • Tuy nhiên, người bệnh chưa có triệu chứng (khó thở, mệt mỏi vẫn chưa xuất hiện).
  • Cần theo dõi sát sao bằng các xét nghiệm như siêu âm, điện tâm đồ (ECG), MRI, siêu âm mạch để phát hiện suy tim sớm.

Giai đoạn CXuất hiện triệu chứng suy tim

Bệnh nhân đã có triệu chứng suy tim rõ rệt như:

  • Khó thở khi vận động nhẹ,
  • Mệt mỏi kéo dài,
  • Phù nề ở chân do ứ nước,
  • Gan bị to, đau tức hạ sườn phải.

Giai đoạn DSuy tim giai đoạn cuối

  • Là giai đoạn suy tim nặng nhất, khi tim gần như mất khả năng bơm máu.
  • Triệu chứng xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, không thể kiểm soát bằng thuốc thông thường.
Chân người bệnh suy tim xuất hiện triệu chứng phù nền do ứ nước ở giai đoạn C
Chân người bệnh suy tim xuất hiện triệu chứng phù nền do ứ nước ở giai đoạn C

Suy tim độ mấy là nặng nhất?

Suy tim độ 4 theo NYHAgiai đoạn D theo AHA là mức độ suy tim nặng nhất. Ở giai đoạn này, tim gần như mất khả năng bơm máu hiệu quả, khiến bệnh nhân gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí nguy cơ tử vong cao.

Điều trị theo các mức độ suy tim

Điều trị suy tim tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh theo phân loại. Các phương pháp bao gồm dùng thuốc, điều chỉnh lối sống, can thiệp y khoa và trong trường hợp nặng nhất, có thể cần phẩu thuật hoặc hỗ trợ tâm thất

Giai đoạn nhẹ (độ 1-2, giai đoạn A-B)

Ở giai đoạn này, tim chưa bị suy yếu nhiều nhưng có nguy cơ tiến triển nặng hơn nếu không điều trị sớm.

Mục tiêu điều trị là kiểm soát yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim bẩm sinh, bệnh động mạch vành.

Tùy tình trạng mỗi người mà bác sĩ có thể sẽ cho sử dụng thuốc:

  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE inhibitors) hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB) để giảm áp lực lên tim, ngăn suy tim tiến triển
  • Thuốc chẹn beta (Beta-blockers) để ổn định nhịp tim, giảm căng thẳng cho tim.

Điều chỉnh thay đổi lối sống lành mạnh. Giảm lượng muối trong chế độ ăn; Hạn chế bia rượu, thuốc lá; Duy trì cân nặng hợp lý và luyện tập thể thao nhẹ nhàng đều đặn.

Theo dõi sức khỏe định kỳ như kiểm tra huyết áp, nhịp tim để đánh giá hiệu quả điều trị. Thực hiện siêu âm tim, điện tâm đồ định kỳ để theo dõi chức năng tim.

Tùy tình trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ đề xuất sử dụng thuốc điều trị suy tim
Tùy tình trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ đề xuất sử dụng thuốc điều trị suy tim

Giai đoạn trung bình (độ 3, giai đoạn C)

Ở mức độ này, tim đã bị tổn thương rõ rệt, bệnh nhân có triệu chứng suy tim khi hoạt động nhẹ. Lúc này cần kiểm soát các triệu chứng suy tim để cải thiện chất lượng cuộc sống. Làm chậm tiến triển bệnh, hạn chế nguy cơ biến chứng.

Bác sĩ có thể đưa ra phác đồ sử dụng thuốc:

  • Thuốc kháng Aldosteron (Spironolactone, Eplerenone) giúp giảm giữ nước, giảm phù nề, bảo vệ tim khỏi tổn thương thêm.
  • Thuốc vận mạch (Dopamine, Dobutamine) hỗ trợ tăng co bóp tim trong trường hợp suy tim mất bù tạm thời.
  • Thuốc lợi tiểu (Furosemide, Torsemide) giúp giảm tích nước, giảm gánh nặng cho tim.

Theo dõi tiến triển bệnh bằng cách

  • Siêu âm để đánh giá phân suất tống máu (EF – Ejection Fraction) ở tim
  • Điện tâm đồ để kiểm tra nhịp tim bất thường.
  • MRI, siêu âm để xác định mức độ tổn thương tim.

Hạn chế hoạt động quá sức:

  • Tránh gắng sức quá mức, không nên vận động mạnh.
  • Ngủ đủ giấc, kê cao đầu khi ngủ để giảm khó thở.
Kiểm tra nhịp tim bất thường thông qua phương pháp đo điện tâm đồ
Kiểm tra nhịp tim bất thường thông qua phương pháp đo điện tâm đồ

Giai đoạn nặng (độ 4, giai đoạn D)

Giai đoạn này tim đã mất gần như toàn bộ khả năng bơm máu, bệnh nhân gặp triệu chứng ngay cả khi nghỉ ngơi. Lúc này bác sĩ cần tập trung giảm triệu chứng suy tim, giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Hỗ trợ tim bằng thiết bị y khoa nếu cần thiết. Xem xét phương pháp phẫu thuật xâm lấn nếu không thể kiểm soát bằng thuốc.

Thuốc điều trị suy tim

  • Thuốc vận mạch (Dopamine, Dobutamine) để duy trì huyết áp và cải thiện tuần hoàn.
  • Thuốc trợ tim (Digoxin) giúp tăng sức co bóp của tim, hỗ trợ kiểm soát nhịp tim.
  • Thuốc lợi tiểu mạnh để kiểm soát tích nước, phù phổi cấp.

Trong nhiều trường hợp cần can thiệp y khoa:

  • Ghép tim nếu bệnh nhân đủ điều kiện
  • Thiết bị hỗ trợ tâm thất (LVAD – Left Ventricular Assist Device) giúp tim bơm máu hiệu quả hơn, đặc biệt với bệnh nhân không thể ghép tim ngay lập tức.
  • Máy tạo nhịp hoặc ICD (Implantable Cardioverter Defibrillator) trong trường hợp có rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.

Điều trị giảm nhẹ bệnh

  • Dùng morphine nếu bệnh nhân có đau tim nặng.
  • Hỗ trợ oxy nếu bệnh nhân khó thở nhiều.
  • Chăm sóc giảm nhẹ, tập trung vào kiểm soát triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Lưu ý trong trường hợp sau cần tiến hành cấp cứu ngay lập tức cho người bệnh:

  • Khó thở đột ngột, không thể thở bình thường.
  • Đau ngực dữ dội không thuyên giảm.
  • Mạch yếu, vã mồ hôi, lú lẫn – dấu hiệu sốc tim cần cấp cứu ngay

Xét nghiệm tim mạch chỉ 92k

  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Giải đáp câu hỏi thường gặp

Suy tim độ 3 nguy hiểm thế nào?

Suy tim độ 3 làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống, bệnh nhân khó thở, phù ở chân, gan bị to, ngay cả khi đi lại nhẹ nhàng. Bệnh dễ tiến triển thành suy tim độ 4 nếu không được điều trị kịp thời. Điều này làm tăng nguy cơ suy thận, rối loạn nhịp tim nguy hiểm.

Suy tim cấp 4 sống được bao lâu?

Tỷ lệ sống sau 1 năm của bệnh nhân suy tim độ 4 là 50% nếu không có phương pháp can thiệp như ghép tim.

Tại sao luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe tim mạch?

Việc tập thể dục đều đặn giúp cải thiện tuần hoàn, giảm huyết áp, kiểm soát cân nặng và giảm căng thẳng .

Lựa chọn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe. Tránh tập quá sức, ngừng tập nếu cảm thấy đau ở ngực, khó thở. Và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện

Tổng kết

Có thể thấy suy tim thuộc cấp độ 5 là thuật ngữ không chính thức. Tuy nhiên có khá nhiều người nhầm lẫn và sử dụng cụm từ này để phản ánh mức độ suy tim nặng nhất. Việc nhận diện triệu chứng, hiểu đúng về cách phân loại bệnh sẽ giúp bệnh nhân có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ, hãy đi khám sớm để được điều trị kịp thời. Hãy chủ động thay đổi lối sống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh từ sớm.