Trong bài viết này, Diag chia sẻ chi tiết các nguyên nhân gây bệnh tim mạch thường gặp nhất. Bao gồm những yếu tố liên quan đến di truyền, lối sống, hút thuốc lá và các vấn đề chuyển hóa bên trong cơ thể. Cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ và có hướng phòng ngừa phù hợp nhé.

1. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa sẽ làm tăng mức cholesterol xấu LDL-C trong máu. Khi cholesterol tích tụ quá nhiều trong thành động mạch tạo ra các mảng xơ vữa, làm hẹp hoặc tắc nghẽn dòng máu. Từ đó dẫn đến nguy cơ cao huyết áp, đau tim và đột quỵ.

Nếu bạn ăn quá thực phẩm chứa nhiều muối cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các thực phẩm này khiến cơ thể giữ nước, dẫn đến tăng huyết áp. Huyết áp cao kéo dài gây tổn thương động mạch. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng bơm máu của tim và làm tăng nguy cơ suy tim, nhồi máu cơ tim.

Hơn nữa, bạn cũng cần giảm bớt lượng đường và tinh bột tinh chế khỏi chế độ ăn. Những thực phẩm như nước ngọt, bánh ngọt hoặc bánh mì trắng, gạo trắng có thể làm tăng đường huyết. Từ đó dẫn đến tình trạng kháng insulin cũng như làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2 – vốn là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch.

2. Lối sống ít vận động

Thói quen sống thiếu vận động khiến cơ bắp yếu đi (đặc biệt là cơ tim) do không được luyện tập thường xuyên. Điều này khiến tim phải làm việc nhiều hơn khi bơm máu, lâu dài gây suy tim hoặc giảm khả năng co bóp của cơ tim.

Bên cạnh đó, ít vận động khiến calo không được đốt cháy, gây tích tụ nhiều mỡ và không thể kiểm soát cân nặng. Tình trạng này gây ra nhiều hội chứng chuyển hóa, từ đó làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp, tiểu đường và rối loạn mỡ máu.

Lối sống này cũng khiến bạn có nguy cơ cao hình thành cục máu đông và kích thích phản ứng viêm trong cơ thể. Đây đều là những yếu tố góp phần vào sự phát triển của xơ vữa động mạch và nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm khác.

Ít vận động thể chất là một trong những tác nhân gây hại cho tim mạch.
Ít vận động thể chất là một trong những tác nhân gây hại cho tim mạch.

3. Hút thuốc lá

Hút thuốc lá nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch phổ biến nhất. Trong khói thuốc chứa nhiều hóa chất độc hại (như carbon monoxide, nicotine) với khả năng gây tổn thương lớp niêm mạc bên trong mạch máu. Những tổn thương này thúc đẩy sự hình thành mảng bám xơ vữa động mạch, dần dần làm hẹp mạch máu và cản trở lưu thông máu.

Đặc biệt, nicotine còn làm co thắt mạch máu và khiến tim phải bơm máu mạnh hơn để duy trì tuần hoàn. Hệ quả là tăng huyết áp và nhịp tim cao bất thường. Khi tim phải hoạt động dưới áp lực cao sẽ dẫn đến quá tải, về lâu dài có thể dẫn đến suy tim hoặc nhồi máu cơ tim.

Hút thuốc lá cũng làm thay đổi cấu trúc và chức năng tiểu cầu trong máu, dẫn đến nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn. Cục máu đông này dễ làm tắc nghẽn động mạch vành và gây nên các cơn đau tim hoặc đột quỵ. Đồng thời, cục máu đông cũng làm gián đoạn lưu thông máu và gây thiếu oxy đến các cơ quan khác. Từ đó góp phần làm trầm trọng thêm biến chứng tim mạch.

4. Uống rượu bia

Rượu bia là những kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm co thắt mạch máu và tăng huyết áp. Nếu uống nhiều rượu thường xuyên còn dẫn đến tổn thương cơ tim. Điều này thường gây giãn cơ tim cũng như làm suy giảm chức năng bơm máu hiệu quả của tim.

Rối loạn mỡ máu cũng là một hệ quả nghiêm trọng của rượu bia. Khả năng chuyển hóa lipid của cơ thể bị rối loạn, khiến mức triglyceridecholesterol xấu (LDL cholesterol) khó kiểm soát. Tình trạng này kéo dài có thể thúc đẩy sự hình thành mảng xơ vữa trong động mạch. Từ đó gây tắc nghẽn và làm giảm lưu thông máu, dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ.

Người tiêu thụ nhiều rượu bia cũng có nguy cơ rối loạn nhịp tim, chẳng hạn như rung nhĩ. Đây là hậu quả do rượu bia gây mất cân bằng hoạt động điện tim và các chất điện giải trong cơ thể. Loạn nhịp kéo dài gây rối loạn trong chức năng tim, thúc đẩy hình thành cục máu đông và các biến cố tim mạch nghiêm trọng.

Uống nhiều rượu bia là tác nhân gây hại tim mạch có thể làm rối loạn chức năng tim.
Uống nhiều rượu bia là tác nhân gây hại tim mạch có thể làm rối loạn chức năng tim.

5. Béo phì

Tình trạng thừa cân, béo phì khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đến toàn bộ cơ thể. Điều này tạo áp lực lên thành mạch và cơ tim, dẫn đến nguy cơ suy tim hoặc các rối loạn tim mạch khác. Ngoài ra, lớp mỡ nội tạng quanh tim có thể trực tiếp gây chèn ép và ảnh hưởng xấu đến chức năng của tim.

Theo các chuyên gia y tế, béo phì thường đi kèm với rối loạn mỡ máu. Những người béo phì thường có mức triglyceride và LDL cao hơn bình thường, rất dễ hình thành mảng bám xơ vữa. Hơn nữa, béo phì cũng làm giảm độ nhạy của insulin – một yếu tố dẫn đến tiểu đường type 2. Sự kết hợp của hai vấn đề này có thể gia tăng mức độ tổn thương mạch máu cũng như nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Mỡ bụng là một yếu tố quan trọng kích thích các phản ứng viêm mãn tính khiến cơ thể sản sinh nhiều hormone và chất gây viêm. Mỡ tích tụ càng nhiều ở bụng càng khiến mạch máu dễ bị tổn thương. Điều này thường dẫn đến cao huyết áp và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.

6. Stress mãn tính

Căng thẳng kéo dài là yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch vì nó kích thích hệ thần kinh giao cảm liên tục. Lúc này cơ thể phản ứng bằng cách giải phóng nhiều hormone, như adrenaline và cortisol. Điều này làm tăng huyết áp và nhịp tim kéo dài. Hệ quả là mạch máu bị tổn thương và tim phải làm việc quá sức để bơm máu nuôi cơ thể, từ đó gây nên các bệnh tim mạch.

Trong đó, cortisol là một hormone quan trọng trong cơ chế mà cơ thể phản ứng với stress. Khi nồng độ cortisol tăng cao kéo dài sẽ gây tác động tiêu cực đến các quá trình chuyển hóa. Nó gây tích tụ mỡ nội tạng, tăng đường huyết và làm rối loạn mỡ máu. Các yếu tố này đều góp phần phát triển xơ vữa động mạch và nhiều bệnh tim mạch khác.

Căng thẳng kéo dài cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.
Căng thẳng kéo dài cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

7. Yếu tố di truyền

Di truyền đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhiều bệnh tim mạch. Các gen quyết định cấu trúc và chức năng của tim, hệ thống mạch máu, cũng như quá trình chuyển hóa chất béo và đông máu.

Sự đột biến hoặc bất thường trong các gen quan trọng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi không có yếu tố nguy cơ khác như chế độ ăn uống hay lối sống.

  • Bệnh tim bẩm sinh: Đây là những bệnh xảy ra khi có bất thường trong sự phát triển của tim ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Một số đột biến gen ảnh hưởng đến sự hình thành vách ngăn giữa các buồng tim hoặc cấu trúc van tim. Từ đó dẫn đến các bệnh như thông liên nhĩ, thông liên thất, tứ chứng Fallot. Hội chứng DiGeorge (mất đoạn 22q11.2) có thể gây hẹp động mạch phổi và bất thường động mạch chủ.
  • Bệnh mạch vành do di truyền: Bệnh xảy ra liên quan đến các đột biến gen kiểm soát chuyển hóa cholesterol. Người mang đột biến gen LDLR, APOB hoặc PCSK9 có nguy cơ bị tăng cholesterol máu gia đình (FH). Từ làm mảng bám tích tụ sớm trong động mạch, gây hẹp mạch vành và nhồi máu cơ tim sớm.
  • Rối loạn nhịp tim do di truyền: Một số đột biến gen ảnh hưởng đến cách tim truyền tín hiệu điện và dẫn đến rối loạn nhịp nguy hiểm. Đột biến gen KCNQ1, KCNH2 gây hội chứng QT dài bẩm sinh khiến tim đập không đều và tăng nguy cơ đột tử. Hội chứng Brugada liên quan đến đột biến gen SCN5A có thể gây rối loạn nhịp thất nghiêm trọng.
  • Phình động mạch và bóc tách động mạch chủ: Đột biến gen FBN1, TGFBR1, TGFBR2 gây phình động mạch chủ ngực gia đình (FTAAD). Hội chứng Marfan cũng ảnh hưởng đến mô liên kết khiến động mạch chủ dễ bị giãn rộng và vỡ. Bệnh Ehlers-Danlos thể mạch máu do đột biến gen COL3A1 có thể làm thành động mạch mỏng và dễ vỡ.
  • Bệnh cơ tim do di truyền: Các đột biến gen có thể ảnh hưởng đến cấu trúc cơ tim, làm tim co bóp yếu đi hoặc trở nên quá dày. Từ đó gây ra các bệnh như bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim giãn và bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp. Những bệnh này có thể gây suy tim, rối loạn nhịp tim nguy hiểm, thậm chí là đột tử.
  • Tăng huyết áp do di truyền: Một số đột biến gen như CYP11B2 có thể làm tăng aldosterone, dẫn đến giữ muối và nước, gây cao huyết áp mạn tính.

Xét nghiệm tim mạch chỉ 92k

  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

8. Tăng huyết áp

Căng thẳng kéo dài, chế độ ăn nhiều muối, béo phì và lối sống ít vận động thường khiến huyết áp tăng cao. Tình trạng này xảy ra khi áp lực của máu lên thành động mạch tăng cao hơn mức bình thường, với mức chỉ số cao hơn 140/90 mmHg.

Tăng huyết áp khiến tim phải bơm máu với áp lực lớn hơn, từ đó làm tổn thương thành mạch máu. Sự căng thẳng liên tục này làm giảm độ đàn hồi của mạch máu. Nó thường gây dày thành động mạch, làm hẹp đường dẫn máu và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Do phải hoạt động quá mức để bơm máu, cơ tim dần trở nên phì đại quá mức. Mặc dù ban đầu đây là cơ chế bù đắp, nhưng về lâu dài sẽ làm giảm hiệu quả bơm máu, dẫn đến suy tim.

Một hệ quả khác của huyết áp cao là hình thành các cục máu đông. Cục máu đông này có thể làm vỡ mảng xơ vữa, gây tắc nghẽn đột ngột động mạch vành hoặc động mạch não. Điều này thường dẫn đến những biến cố nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Nếu không can thiệp cấp cứu kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.

9. Đái tháo đường

Đường huyết cao kéo dài làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu và làm mất chức năng bảo vệ tự nhiên của thành mạch. Tình trạng này cũng đi kèm với rối loạn mỡ máu và các phản ứng viêm mãn tính. Tất cả những vấn đề này đều thúc đẩy sự tích tụ các mảng xơ vữa và khiến mạch máu bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

Đặc biệt, tiểu đường còn gây suy giảm chức năng tim, do đó được xem là yếu tố nguy cơ suy tim và rối loạn nhịp tim. Nếu nó kết hợp với huyết áp cao thì có thể tăng khả năng hình thành cục máu đông, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch.

Đường huyết cao là một nguyên nhân bệnh tim mạch thường gặp ở người thừa cân, béo phì.
Đường huyết cao là một nguyên nhân bệnh tim mạch thường gặp ở người thừa cân, béo phì.

Lời kết

Như vậy bài viết đã chia sẻ các tác nhân gây hại cho tim mạch. Việc hiểu rõ những yếu tố này giúp bạn có hướng thay đổi lối sống lành mạnh hơn cũng như chủ động thăm khám sức khỏe khi cần thiết.