Trong bài viết này, Diag giải thích chi tiết ngoại tim mạch là gì cùng các bệnh thuộc nhóm này. Đồng thời Diag cũng chia sẻ thêm về mối liên quan giữa bệnh lý ngoài tim mạch và các bệnh tim mạch.

Ngoại tim mạch là gì?

Ngoại tim mạch là thuật ngữ chỉ những bệnh hoặc rối loạn xảy ra ngoài tim, không liên quan trực tiếp đến cấu trúc hoặc chức năng tim. Những tình trạng và bệnh lý này ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhưng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến tim hoặc hệ thống mạch máu.

Ngoại tim mạch cũng liên quan đến những triệu chứng giống như bệnh tim, như đau ngực hoặc khó thở. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự lại không phải do các vấn đề ở tim. Vậy nên cần phân biệt rõ bệnh tim mạch với ngoài tim mạch để có phương pháp điều trị đúng đắn và hiệu quả.

Mối quan hệ giữa bệnh ngoài tim mạch và bệnh tim mạch

Bệnh lý ngoài tim có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh tim mạch, chẳng hạn như trong bệnh mạch máu ngoại biên. Khi mạch máu bị thu hẹp do xơ vữa thường dẫn đến sự tắc nghẽn mạch máu ở các cơ quan quan trọng khác. Từ đó có thể khiến bệnh tim mạch thêm trầm trọng hoặc gây nên biến chứng nghiêm trọng.

Yếu tố nguy cơ như đường huyết cao (trong bệnh tiểu đường) có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim thông qua ảnh hưởng tiêu cực đến mạch máu. Mức đường huyết cao gây hư hại các mạch máu thông qua quá trình glycation, làm cho các mạch máu cứng và kém đàn hồi. Hệ quả là thúc đẩy xơ vữa động mạch và tăng huyết áp, giảm lưu lượng máu đến tim và các cơ quan, làm tăng nguy cơ bệnh tim.

Đường huyết cao ảnh hưởng đến hệ tim mạch.
Đường huyết cao ảnh hưởng đến hệ tim mạch.

Phân loại các bệnh ngoại tim mạch

1. Bệnh về phổi

Các bệnh phổi có thể làm suy giảm chức năng hô hấp, từ đó làm tăng gánh nặng cho tim và hệ tuần hoàn. Từ đó gây ra các triệu chứng như khó thở, thở khò khè và đau ngực.

  • Hen suyễn: Bệnh làm tăng công suất tim do tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp oxy cho cơ thể.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Bệnh làm giảm lượng oxy trong máu, buộc tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu. COPD nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến suy tim.
  • Viêm phổi: Đây là tình trạng viêm nhiễm ở phổi. Bệnh có thể gây suy tim nếu nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc không được điều trị đúng cách.

2. Bệnh về mạch máu

Các bệnh lý mạch máu thường làm suy giảm chức năng lưu thông máu, dẫn đến các vấn đề về huyết áp và tuần hoàn. Phổ biến nhất là bệnh mạch máu ngoại vi (PAD). PAD Là tình trạng thu hẹp các mạch máu ở chi dưới, gây đau khi đi bộ, tê bì và mệt mỏi. Nếu không điều trị, PAD có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch nghiêm trọng hơn như đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

PAD làm hẹp mạch máu gây ảnh hưởng xấu đến tim.
PAD làm hẹp mạch máu gây ảnh hưởng xấu đến tim.

3. Bệnh về thận

Bệnh thận có thể ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe tim mạch thông qua việc làm thay đổi điện giải, huyết áp và thể tích dịch trong cơ thể. Khi thận không hoạt động hiệu quả có thể dẫn đến tăng huyết áp, suy tim hoặc các bệnh mạch máu nghiêm trọng.

  • Bệnh thận do tiểu đường: Đái tháo đường có thể làm hư hại các mạch máu nhỏ ở thận, dẫn đến suy thận.
  • Suy thận mãn tính: Bệnh làm giảm khả năng lọc các chất độc ra khỏi cơ thể, dẫn đến tích tụ dịch và muối, gây tăng huyết áp.

4. Bệnh về tiêu hóa

Một số bệnh lý tiêu hóa cũng có thể gây ra các triệu chứng giống như bệnh tim mạch, chẳng hạn như đau ngực hoặc khó thở.

  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản có thể gây ra đau ngực hoặc cảm giác nóng rát ngực. Những triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với cơn đau thắt ngực do bệnh tim mạch.
  • Viêm tụy cấp: Bệnh lý này có thể gây đau bụng dữ dội và đôi khi gây khó thở hoặc đau ngực. Nguyên nhân thường do việc tăng phản ứng viêm trong cơ thể.

Chẩn đoán và điều trị bệnh ngoại tim mạch

Chẩn đoán thường bao gồm xét nghiệm máu, siêu âm, chụp X-quang, CT hoặc MRI để đánh giá các cơ quan liên quan như phổi, thận, gan và mạch máu. Tùy vào triệu chứng và kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân gây ra bệnh. Đồng thời xác định được mối quan hệ của bệnh ngoại tim mạch với các bệnh lý tim mạch ở người bệnh.

Ví dụ, nếu bệnh nhân có triệu chứng khó thở và ho, có thể cần làm xét nghiệm để loại trừ các bệnh phổi như hen suyễn hoặc COPD. Nếu có triệu chứng đau ngực và huyết áp cao, bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh lý mạch máu hoặc xơ vữa động mạch.

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các biện pháp điều trị thường bao gồm thuốc men và thay đổi lối sống phù hợp. Trong một số trường hợp nặng có thể cần đến phẫu thuật hoặc kỹ thuật y học cao cấp hơn để cải thiện sức khỏe.

Chụp X-quang giúp phân biệt bệnh phổi với các bệnh tim mạch.
Chụp X-quang giúp phân biệt bệnh phổi với các bệnh tim mạch.

Như vậy bài viết đã chia sẻ đầy đủ thông tin về khái niệm ngoại tim mạch. Việc tìm hiểu ngoại tim mạch là gì rất hữu ích để bạn nhận biết được các bệnh có liên quan đến tim mạch hay không.