Tim mạch là một hệ thống quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Việc khám tim mạch tổng quát không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về sức khỏe mà còn hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn. Vậy khám tim mạch hết bao nhiêu tiền? Khám tim mạch cần khám những gì? Cùng Diag tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.

Khám tim mạch hết bao nhiêu tiền?

Các dịch vụ khám chuyên khoa tim mạch tại Việt Nam có mức giá dao động từ 150.000 – 600.000 VND. Đây là mức giá chung tùy thuộc vào các hạng mục khám mà khách hàng đăng ký và chưa bao gồm các dịch vụ đi kèm. Trung tâm y tế ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại thì chi phí khám tim mạch sẽ cao hơn.

Hiện tại Diag là trung tâm y khoa chuyên môn cao trong cả lĩnh vực xét nghiệmkhám lâm sàng tim mạch, cận lâm sàng tim mạch. Trung tâm có đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong cấp cứu và chẩn đoán giúp bạn hiểu rõ hơn về sức khỏe tim mạch của mình.

Diag hiện đang cung cấp các dịch vụ khám và chuyên sâu với mức giá tối ưu nhất thị trường. Không chỉ đảm bảo kết quả đạt độ chính xác cao mà còn hỗ trợ bạn trong việc đưa ra lời khuyên chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Bạn có thể tìm hiểu về bảng giá khám tim mạch tại Diag như sau.

Khám / Xét nghiệm chuyên sâu

Giá (VND)

Điện tâm đồ

109.000

Chụp Xquang tim phổi thẳng

140.000

Siêu âm Doppler động mạch cảnh ngoài sọ

360.000

Siêu âm tim + màng tim qua thành ngực

420.000

Đường huyết 2h sau ăn

26.000

Đường huyết đói

26.000

Đường huyết ngẫu nhiên

26.000

Triglycerides

32.000

Cholesterol toàn phần

32.000

HDL cholesterol

47.000

LDL colesterol

49.000

Apolipoprotein A1

90.000

Apolipoprotein B

90.000

Apolipoprotein A1 + B

180.000

hs CRP

92.000

HbA1c

133.000

hs Troponin T

143.000

hs Troponin I

225.000

Homocysteine

396.000

D-Dimer Stago

525.000

NT-proBNP

554.000

Bạn có thể tìm hiểu và đăng ký khám tim mạch tại Diag qua các kênh sau:

Xem thêm: Điều trị bệnh tim mạch

Khám tim mạch cần khám những gì?

Mọi dịch vụ khám chuyên khoa tim mạch tại các trung tâm đều trải qua hai bước khám tim mạch. Trong đó bao gồm khám lâm sàng (thăm khám trực tiếp) và khám cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng).

Khám lâm sàng tim mạch

Đây là quy trình kiểm tra tổng quát nhằm đánh giá tình trạng tim mạch. Kết quả từ khám lâm sàng giúp xác định sớm nguy cơ hoặc dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tim mạch mà chưa cần thực hiện các xét nghiệm phức tạp ngay từ ban đầu. Quy trình này bao gồm việc thu thập bệnh sử, khám thực thể và tiến hành các xét nghiệm bổ sung để kiểm tra tình trạng của tim.

Đầu tiên bác sĩ tập trung khai thác các thông tin bệnh sử gồm:

  • Triệu chứng hiện tại: Như đau tức ngực, khó thở, hồi hộp, ngất xỉu, mệt mỏi, sưng phù. Bác sĩ sẽ hỏi thêm về thời gian, tần suất, mức độ và yếu tố làm nặng hoặc giảm triệu chứng.​
  • Lối sống và yếu tố nguy cơ: Hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn uống, mức độ vận động thể chất, tình trạng căng thẳng.​
  • Tiền sử mắc bệnh lý tim mạch: Như nhồi máu cơ tim, cao , , bệnh lý van tim đã từng gặp.
  • Tiền sử mắc các bệnh lý nền: Bao gồm các bệnh như , cao huyết áp,
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tim: Kiểm tra yếu tố di truyền và tiền sử bệnh tim của người thân (cha, mẹ, anh, chị, em) để xác định tình trạng.
Khó thở là một trong những dấu hiệu cần phải đi khám tim mạch.
Khó thở là một trong những dấu hiệu cần phải đi khám tim mạch.

Bên cạnh hỏi bệnh sử, bác sĩ còn khám thực thể tim mạch. Đây là bước rất quan trọng để đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe tim mạch trước khi có chỉ định xét nghiệm phù hợp. Trong đó bao gồm 8 quy trình:

  • Quan sát tổng quát: Kiểm tra màu sắc da, môi, móng tay để phát hiện tím tái (thiếu oxy) hoặc nhợt nhạt (thiếu máu). Quan sát tĩnh mạch cổ, dáng đi, hơi thở để nhận biết dấu hiệu suy tim hoặc cao huyết áp.
  • Sờ nắn: Đặt tay lên vùng ngực để kiểm tra vị trí, kích thước và lực co bóp của tim. Sờ nắn cũng giúp phát hiện rung miu – dấu hiệu hẹp/hở van tim hoặc bất thường mạch máu.
  • Nghe tim: Sử dụng ống nghe để phát hiện âm thổi, tiếng tim bất thường hoặc rối loạn nhịp tim. Tiếng tim yếu, mờ có thể liên quan đến tràn dịch màng tim hoặc suy tim.
  • Đo huyết áp: Giúp đánh giá áp lực máu trong động mạch và nguy cơ . Huyết áp quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
  • Khám mạch máu: Kiểm tra mạch ở cổ, tay, chân để đánh giá lưu thông máu. Mạch yếu hoặc không đều có thể là dấu hiệu tắc nghẽn động mạch, rối loạn nhịp tim.
  • Kiểm tra dấu hiệu phù nề: Kiểm tra phù ở chân, mắt cá, bụng để phát hiện suy tim hoặc ứ dịch. Nếu phù ấn lõm cho thấy có thể liên quan đến suy tĩnh mạch hoặc bệnh thận.
  • Đánh giá nhịp thở và tiếng thở: Quan sát nhịp thở giúp phát hiện khó thở, thở gấp do suy tim, bệnh phổi. Tiếng ran ở phổi có thể gợi ý phù phổi hoặc tràn dịch màng phổi.
  • Đánh giá các dấu hiệu liên quan khác: Kiểm tra gan (gan to trong suy tim phải), phổi (dịch màng phổi), bụng để phát hiện các dấu hiệu ứ dịch hoặc tuần hoàn kém. Đồng thời kiểm tra tổng thể dấu hiệu ở các cơ quan khác.

Xem thêm: Cách kiểm tra tim mạch tại nhà

Khám cận lâm sàng tim mạch

Đây là bước khám sử dụng các xét nghiệm máu và phương pháp chẩn đoán để xác định rõ tình trạng tim mạch. Dựa vào kết quả xét nghiệm mà bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và đưa ra quyết định can thiệp điều trị phù hợp. Các xét nghiệm này đo lường và kiểm tra chức năng tim, mạch máu, cũng như đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai.

  • LDL cholesterol: LDL là loại dễ tích tụ trong thành động mạch gây xơ vữa. Xét nghiệm giúp phát hiện mức cholesterol xấu trong máu, từ đó xác định nguy cơ xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch và đột quỵ.
  • HDL cholesterol: HDL giúp vận chuyển cholesterol dư thừa ra khỏi động mạch, ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa. Xét nghiệm giúp xác định mức cholesterol tốt, từ đó đánh giá khả năng bảo vệ tim mạch và phòng ngừa bệnh tim của cơ thể.
  • Triglycerides: Triglycerides là một dạng chất béo trong máu, có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch khi ở mức cao. Xét nghiệm thường được kiểm tra cùng với LDL và HDL nhằm xác định nguy cơ bệnh tim do xơ vữa.
  • Đường huyết: Xét nghiệm đo lường mức trong máu, giúp đánh giá nguy cơ tiểu đường và các bệnh tim mạch liên quan.
  • CRP: Đây là chỉ số viêm trong cơ thể có thể gợi ý các bệnh tim mạch do viêm động mạch.
  • Troponin: Troponin là một protein tim, khi mức troponin tăng có thể chỉ ra tổn thương cơ tim. Xét nghiệm troponin giúp chẩn đoán nhanh chóng tình trạng tổn thương cơ tim, từ đó phát hiện nhồi máu cơ tim và các vấn đề tim cấp tính.
  • BNP: Đây là hormone tiết ra khi tim bị suy yếu. kiểm tra BNP giúp phát hiện suy tim, đặc biệt là trong trường hợp suy tim cấp.
  • Điện tâm đồ (ECG): Xét nghiệm ghi lại hoạt động điện của tim, giúp phát hiện rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim và các vấn đề khác của tim. ECG là xét nghiệm không xâm lấn, giúp đánh giá nhanh tình trạng tim.
  • Siêu âm tim: Đây là phương pháp hình ảnh giúp đánh giá cấu trúc, chức năng của tim, bao gồm van tim, buồng tim và dòng máu. Siêu âm giúp phát hiện bất thường về van tim, suy tim hoặc các bệnh lý tim mạch khác.
  • Chụp X-quang ngực: Xét nghiệm giúp bác sĩ quan sát kích thước và hình dạng của tim và phổi. Chụp X-quang hỗ trợ trong việc phát hiện suy tim, phổi ứ dịch và nhiều vấn đề tim mạch khác.
  • Chụp mạch vành: Đây là kỹ thuật hình ảnh hiện đại giúp kiểm tra tình trạng động mạch vành và phát hiện tắc nghẽn hoặc hẹp mạch máu. Chụp mạch rất quan trọng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh động mạch vành và quyết định phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm: Nghiệm pháp Valsalva tim mạch

Chụp mạch là kỹ thuật để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh động mạch vành.
Chụp mạch là kỹ thuật để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh động mạch vành.

Quy trình khám tim mạch

Quy trình và cách khám tim mạch chuẩn cần trải qua 3 bước gồm khám lâm sàng, khám cận lâm sàng, tư vấn kết quả cùng hướng điều trị phù hợp. Đây là quy trình được khuyến cáo bởi Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khám bệnh tim mạch.

Quy trình khám chuyên khoa tim mạch như sau:

  • Bước 1: Khám lâm sàng để kiểm tra bệnh sử, triệu chứng bệnh và các dấu hiệu liên quan.
  • Bước 2: Khám cận lâm sàng để kiểm tra chuyên sâu các chỉ số tim mạch, bao gồm xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh học.
  • Bước 3: Bác sĩ tư vấn kết quả sau các bước khám lâm sàng và cận lâm sàng. Dựa vào kết quả xét nghiệm thì bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cùng hướng chăm sóc và điều trị phù hợp.

Tổng đài tư vấn sức khỏe tim mạch MIỄN PHÍ

  • Hơn 40 chi nhánh tại TPHCM.
  • Đối tác của hơn 6500+ bác sĩ và hơn 500+ bệnh viện.
  • Xét nghiệm sức khỏe tiện lợi, không chờ đợi.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Lấy mẫu tại nhà miễn phí.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Xem thêm: Tư vấn tim mạch online

Đối tượng cần khám tim mạch

Chuyên gia y tế khuyến cáo những đối tượng sau nên chủ động khám và tầm soát bệnh tim mạch định kỳ một lần mỗi năm.

  • Người cao tuổi, đặc biệt là trên 45 tuổi.
  • Người có triệu chứng tim mạch: đau ngực, khó thở, mệt mỏi, đánh trống ngực, chóng mặt…
  • Người có các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống: stress kéo dài, ăn uống không hợp lý, ít vận động…
  • Người thừa cân, béo phì có BMI cao trên 25.
  • Người hút thuốc lá, thuốc điện tử và các sản phẩm liên quan.
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch như đột quỵ, bệnh mạch vành…
  • Người đã từng được chẩn đoán bệnh van tim, loạn nhịp tim, hoặc có tiền sử phẫu thuật tim.
  • Người có huyết áp cao (cao hơn 140/90 mmHg).
  • Người có mức LDL cholesterol cao hoặc triglyceride cao.
  • Người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là .
  • Người bị bệnh thận mạn tính.
  • Phụ nữ sau mãn kinh.

Xem thêm: Phòng khám tim mạch quận 10

Người cao tuổi là đối tượng cần thiết phải khám tim mạch định kỳ.
Người cao tuổi là đối tượng cần thiết phải khám tim mạch định kỳ.

Một số câu hỏi về khám tim mạch bạn cần biết

Khám tim mạch có cần nhịn ăn không?

Khám tim mạch nếu bao gồm các (LDL, triglycerides) thì cần phải nhịn ăn ít nhất 12 tiếng. Bạn cần nhịn ăn để đảm bảo xét nghiệm cho ra kết quả chính xác, giúp bác sĩ đánh giá đúng tình trạng sức khỏe tim mạch.

Khám nội tim mạch là khám những gì?

Khám nội tim mạch thường được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ có bệnh lý tim mạch nghiêm trọng thông qua những kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu. Quá trình khám này bao gồm các kỹ thuật hình ảnh như siêu âm tim, chụp mạch vành, điện tâm đồ, chụp CT mạch vành hoặc chụp MRI.

Khoa tim mạch là gì?

Đây là chuyên khoa y tế chuyên nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến tim và hệ tuần hoàn. Trong đó bao gồm các bệnh lý như bệnh động mạch vành, suy tim, rối loạn nhịp tim, bệnh van tim, cao huyết áp và bệnh mạch máu ngoại biên. Khoa tim mạch cung cấp các dịch vụ khám, xét nghiệm, điều trị nội khoa, phẫu thuật giúp phòng ngừa, kiểm soát, và điều trị các vấn đề tim mạch.

Xem thêm: Phòng khám tim mạch ngoài giờ

Lời kết

Như vậy, bài viết đã chia sẻ đầy đủ thông tin về chi phí khám tim mạch cũng như giải thích về quy trình khám tim mạch gồm những gì. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn dễ dàng lên kế hoạch tầm soát sức khỏe tim mạch cho bản thân và gia đình.

 

Xem thêm: Khám tim mạch ở đâu?