Trong bài viết này, Diag chia sẻ chi tiết hệ tim mạch là gì và hệ tim mạch bao gồm những gì. Đây là một hệ thống quan trọng của cơ thể, khi hệ thống này có sự rối loạn sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy nên cần hiểu rõ để có hướng kiểm tra sức khỏe và phòng bệnh phù hợp.

Hệ tim mạch là gì?

Hệ tim mạch (hay hệ tuần hoàn) là một hệ thống quan trọng, bao gồm tim và mạng lưới mạch máu rộng lớn rộng khắp cơ thể. Hệ tim mạch bao gồm ba thành phần chính là tim, mạch máu và máu. Mỗi thành phần này đóng vai trò khác nhau nhưng cùng phối hợp để vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng đến các cơ quan. Đồng thời chúng cũng hỗ trợ loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

Hệ tim mạch gồm những gì?

Hệ tim mạch bao gồm ba thành phần là tim, mạch máu, máu với vai trò và cách hoạt động khác nhau. Nếu một trong ba thành phần này gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống và có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

1. Tim

Tim là cơ quan trung tâm của hệ tuần hoàn với có nhiệm vụ bơm máu đi khắp cơ thể. Cấu trúc của tim gồm bốn buồng: hai buồng trên là tâm nhĩ (nhận máu về tim) và hai buồng dưới là tâm thất (bơm máu ra khỏi tim). Với chức năng chính là co bóp, tim đảm nhận việc bơm máu đi khắp cơ thể thông qua hai vòng tuần hoàn quan trọng. Bao gồm tuần hoàn phổi và tuần hoàn hệ thống.

  • Tuần hoàn phổi: Dẫn máu nghèo oxy từ tim đến phổi để trao đổi khí, lấy oxy và thải các chất cặn bã ra ngoài. Sau đó máu giàu oxy quay trở lại tim.
  • Tuần hoàn hệ thống: Bơm máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan và mô trên khắp cơ thể. Khi đã cung cấp đủ oxy cho tế bào thì máu sẽ quay trở lại tim để tiếp tục chu trình.

Ngoài ra, trong tim có các van tim đóng vai trò kiểm soát dòng chảy của máu. Các van này có nhiệm vụ đảm bảo máu chỉ chảy theo một hướng và ngăn ngừa tình trạng trào ngược.

Đồng thời, hoạt động của tim cũng được điều chỉnh bởi hệ thần kinh và hormone để đáp ứng nhu cầu thay đổi của cơ thể. Chẳng hạn như khi vận động hoặc nghỉ ngơi.

Xem thêm: Bệnh tim mạch có di truyền không?

Tim là thành phần trung tâm của hệ tim mạch.
Tim là thành phần trung tâm của hệ tim mạch.

2. Mạch máu

Mạch máu là mạng lưới các “ống dẫn” giúp máu lưu thông khắp cơ thể. Trong cơ thể mỗi người, hệ thống mạch máu được hình thành từ ba loại mạch máu chính với những vai trò riêng biệt. Bao gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

  • Động mạch: Vận chuyển máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan. Động mạch có thành dày và đàn hồi để chịu được áp lực cao do tim bơm máu ra. Trong đó, động mạch chủ là mạch máu lớn nhất trong cơ thể và vai trò trung tâm trong việc phân phối máu.
  • Tĩnh mạch: Đưa máu nghèo oxy từ các cơ quan quay trở về tim. Tĩnh mạch có thành mỏng hơn động mạch và chứa các van một chiều để ngăn không cho máu chảy ngược do tác động của trọng lực.
  • Mao mạch: Đây là những mạch máu nhỏ li ti kết nối giữa động mạch và tĩnh mạch. Mao mạch có thành rất mỏng, giúp trao đổi oxy, dưỡng chất và loại bỏ chất thải giữa máu và tế bào cơ thể.

Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các loại mạch máu này giúp duy trì tuần hoàn máu liên tục. Từ đó đảm bảo mọi tế bào trong cơ thể được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất để hoạt động hiệu quả.

Xem thêm: Thống kê bệnh tim mạch ở Việt Nam

3. Máu

Máu là chất trung gian vận chuyển trong hệ tuần hoàn, giúp mang oxy, chất dinh dưỡng và hormone đến các mô. Đồng thời, máu còn có nhiệm vụ điều hòa thân nhiệt, cân bằng môi trường nội môi và hỗ trợ hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể trước bệnh tật. Tất cả chức năng này đều được thực hiện thông qua nhiều thành phần quan trọng của máu.

  • Hồng cầu: Chứa hemoglobin, giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào và đưa carbon dioxide trở lại phổi để thải ra ngoài.
  • Bạch cầu: Có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác. Hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động thông qua bạch cầu để chống lại nhiễm trùng.
  • Tiểu cầu: Hỗ trợ quá trình đông máu và giúp cầm máu khi cơ thể bị thương. Nếu không có tiểu cầu sẽ gây chảy máu kéo dài, kể cả khi vết thương rất nhỏ.
  • Huyết tương: Là phần chất lỏng của máu, chứa nước, protein, hormone và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Huyết tương giúp vận chuyển các chất này đến tế bào và duy trì cân bằng nội môi trong cơ thể.

Xem thêm: Điều hòa hoạt động tim mạch

Chức năng của tim và hệ tim mạch

Trong hệ tuần hoàn, tim đóng vai trò là trung tâm điều khiển, còn mạch máu và máu là phương tiện vận chuyển giúp đảm bảo mọi cơ quan hoạt động hiệu quả. Vai trò của tim và hệ mạch có thể được hiểu qua 7 chức năng quan trọng sau.

Vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng

Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất. Hệ tim mạch vận chuyển oxy và dưỡng chất đến mọi tế bào trong cơ thể để đảm bảo chúng hoạt động bình thường. Quá trình này bắt đầu khi tim bơm máu giàu oxy từ phổi vào hệ tuần hoàn. Máu này chảy qua các động mạch lớn, sau đó phân nhánh thành các động mạch nhỏ hơn và tiếp tục đi đến các mô và cơ quan.

Khi máu đến mao mạch, oxy và dưỡng chất trong máu sẽ được trao đổi với các tế bào. Nhờ vậy mà mỗi tế bào nhận đủ năng lượng để thực hiện chức năng của mình, từ việc giúp não suy nghĩ, tim đập, đến vận động cơ bắp. Sau khi oxy và dưỡng chất được cung cấp cho tế bào thì máu trở nên “nghèo oxy” và bắt đầu quay trở lại tim qua tĩnh mạch để tiếp tục chu trình tuần hoàn.

Quá trình tuần hoàn vận chuyển oxy và dưỡng chất này diễn ra liên tục giúp cơ thể duy trì sự sống và hoạt động hiệu quả. Nếu hệ tim mạch không hoạt động tốt, các cơ quan sẽ bị thiếu oxy và gây ra mệt mỏi hoặc suy giảm chức năng.

Máu đưa oxy và dưỡng chất quan trọng đến các tế bào.
Máu đưa oxy và dưỡng chất quan trọng đến các tế bào.

Loại bỏ chất thải và CO₂

Chất thải và carbon dioxide (CO₂) là các sản phẩm phụ của quá trình tạo năng lượng của tế bào. Đây là những chất cặn bã và cần được loại bỏ khỏi cơ thể để tránh gây hại.

Trong quá trình loại bỏ, máu nghèo oxy chứa CO₂ sẽ đi qua tĩnh mạch, đi vào tâm nhĩ phải của tim và được bơm lên phổi. Tại phổi, CO₂ được trao đổi với oxy trong các túi phế nang và được thải ra ngoài qua hơi thở. Đồng thời, máu nhận oxy mới từ phổi để tiếp tục cung cấp cho cơ thể.

Các chất thải cũng được hệ tim mạch vận chuyển đến thận và gan để xử lý, gồm những sản phẩm chuyển hóa từ tế bào như ure, axit uric. Chất cặn bã sẽ theo dòng máu đến thận để lọc bỏ qua nước tiểu, hoặc đến gan để phân hủy và thải ra ngoài qua mật.

Nhìn chung, hệ tim mạch rất quan trọng giúp duy trì môi trường trong cơ thể luôn sạch sẽ và cân bằng, giúp các cơ quan hoạt động trơn tru. Nếu quá trình này gặp vấn đề, chất thải có thể tích tụ và gây ra tình trạng nhiễm độc. Cơ thể nhiễm độc thường gây mệt mỏi, suy giảm , thận, phổi, cũng như nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Điều hòa huyết áp và lưu lượng máu

là áp lực của máu tác động lên thành mạch máu khi tim bơm máu đi khắp cơ thể. Để đảm bảo máu được phân phối đều đặn đến các cơ quan, hệ tim mạch có cơ chế điều chỉnh huyết áp và lưu lượng máu riêng biệt.

Khi cơ thể cần nhiều oxy như khi vận động mạnh, tim sẽ đập nhanh và mạnh hơn, đồng thời mạch máu giãn nở để tăng lưu lượng máu. Điều này nhằm cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho cơ bắp.

Ngược lại, khi cơ thể nghỉ ngơi thì tim sẽ đập chậm lại, mạch máu co lại để giữ huyết áp ổn định và tránh lãng phí năng lượng. Lúc này, hệ thần kinh tự chủ giúp điều chỉnh hoạt động này để phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Trong đó bao gồm việc kích thích tim đập nhanh (nhờ hệ thần kinh giao cảm) và làm nhịp chậm nhịp tim (nhờ hệ thần kinh phó giao cảm).

Mạch máu cũng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Khi huyết áp quá cao, các mạch máu giãn ra để giảm áp lực nhằm ngăn ngừa nguy cơ tổn thương thành mạch. Khi huyết áp quá thấp, mạch máu co lại để giữ áp lực đủ mạnh giúp máu chảy đều đến các cơ quan quan trọng như não và tim.

Bảo vệ cơ thể và hỗ trợ hệ miễn dịch

Hệ tim mạch còn đóng vai trò bảo vệ cơ thể bằng cách hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh. Trong máu có bạch cầu – những “chiến binh” của hệ miễn dịch – giúp phát hiện và tiêu diệt các mầm bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Khi có nhiễm trùng, hệ tim mạch sẽ tăng cường lưu thông máu để nhanh chóng đưa bạch cầu đến khu vực bị tổn thương nhằm chống lại sự tấn công của vi khuẩn hoặc virus. Đồng thời, máu còn mang theo các kháng thể để nhận diện và vô hiệu hóa mầm bệnh. Đây là những phân tử đặc biệt hỗ trợ tạo ra hệ miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm trùng trong tương lai.

Hơn nữa, hệ tim mạch còn hỗ trợ hoạt động của hệ bạch huyết – vốn là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch. Hệ bạch huyết giúp lọc bỏ vi khuẩn, virus và các chất độc hại ra khỏi cơ thể, đồng thời hỗ trợ sản xuất tế bào miễn dịch.

Chính nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa hệ tim mạch và hệ miễn dịch mà cơ thể tiêu diệt các tác nhân gây bệnh kịp thời. Nếu hệ tim mạch hoạt động kém khiến lưu lượng máu bị suy giảm. Lúc này bạch cầu không thể di chuyển nhanh chóng đến nơi bị nhiễm trùng, khiến cơ thể dễ bị bệnh và hồi phục chậm hơn.

Hệ tuần hoàn và hệ miễn dịch có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Hệ tuần hoàn và hệ miễn dịch có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Điều hòa thân nhiệt

Việc điều hòa thân nhiệt giúp cơ thể thích nghi với môi trường và duy trì nhiệt độ ổn định khoảng 36.5 – 37°C. Đây là cơ chế quan trọng giúp cơ thể sống sót qua những điều kiện thời tiết khác nhau, chẳng hạn như khi trời nóng hoặc lạnh.

Khi trời nóng, cơ thể cần tỏa nhiệt để không bị quá nóng. Lúc này hệ tim mạch tăng lưu lượng máu đến da bằng cách làm giãn các mạch máu ngoại vi gần bề mặt da. Nhờ đó nhiệt được giải phóng qua da giúp cơ thể mát hơn. Ngoài ra, cơ thể tiết mồ hôi khi máu lưu thông đến tuyến mồ hôi, và khi mồ hôi bay hơi sẽ giúp làm mát da một cách tự nhiên. Đây là lý do khi trời nóng, mặt và da của chúng ta thường đỏ hơn do mạch máu giãn ra nhằm tăng cường tỏa nhiệt.

Khi trời lạnh, hệ tim mạch sẽ co mạch máu ngoại vi để giữ nhiệt bên trong cơ thể. Điều này giúp giảm lưu lượng máu đến da, giữ lại nhiệt cho các cơ quan quan trọng như tim, não, phổi hoạt động ổn định. Đây cũng là lý do khi trời lạnh, da có thể trở nên tái hoặc xanh, do máu dồn về bên trong cơ thể để bảo toàn nhiệt.

Nếu hệ tim mạch không điều chỉnh tốt sẽ khiến cơ thể có thể bị hạ thân nhiệt khi quá lạnh hoặc bị sốc nhiệt khi quá nóng. Điều này thường dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Vận chuyển hormone

Hormone là chất do các tuyến nội tiết sản xuất giúp kiểm soát nhiều chức năng trong cơ thể như tăng trưởng, chuyển hóa và điều hòa huyết áp. Để hormone thực hiện được chức năng của chúng, hệ tim mạch sẽ vận chuyển hormone từ các tuyến nội tiết đến các cơ quan và mô đích.

Ví dụ, tuyến giáp sản xuất hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) giúp điều chỉnh tốc độ chuyển hóa của cơ thể. Những hormone này được đưa vào máu, di chuyển đến các cơ quan như gan, tim và cơ bắp để kiểm soát năng lượng và nhiệt độ cơ thể.

Tương tự, giải phóng adrenaline khi cơ thể căng thẳng hoặc gặp nguy hiểm. Những hóc-môn này giúp tim đập nhanh hơn và tăng cường lưu lượng máu đến cơ bắp để phản ứng nhanh trước các tình huống nguy cấp.

Duy trì cân bằng nội môi

Cân bằng nội môi là quá trình giữ môi trường bên trong cơ thể ổn định bất chấp những thay đổi từ bên ngoài. Hệ tim mạch giúp duy trì sự cân bằng này thông qua việc kiểm soát nồng độ nước, muối, pH, và các chất điện giải trong máu.

Khi cơ thể mất nước do đổ mồ hôi thường gây hạ huyết áp. Lúc này hệ tim mạch sẽ gửi tín hiệu đến thận để giữ lại nước nhằm ngăn ngừa tình trạng mất nước nghiêm trọng.

Hệ tim mạch cũng giúp điều chỉnh độ pH trong máu. Hệ thống này đảm bảo máu không quá axit hoặc quá kiềm, giúp các tế bào hoạt động bình thường.

Nếu môi trường nội môi mất cân bằng do sự rối loạn trong hệ tim mạch, cơ thể có thể gặp các vấn đề như mệt mỏi, chóng mặt, rối loạn huyết áp. Trong một số trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Các bệnh lý thường gặp của hệ tim mạch

Bệnh mạch vành

Bệnh xảy ra khi các động mạch vành bị hẹp hoặc tắc nghẽn do mảng xơ vữa. Trong đó, mảng xơ vữa hình thành từ sự tích tụ trong lòng mạch, làm suy giảm lưu lượng máu đến tim qua động mạch vành. Điều này dẫn đến thiếu máu cơ tim, gây nên triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi và cảm giác nặng nề ở ngực khi gắng sức.

Bệnh mạch vành thường xảy ra do các mảng xơ vữa.
Bệnh mạch vành thường xảy ra do các mảng xơ vữa.

Tăng huyết áp

Bệnh xảy ra khi áp lực của máu lên thành mạch quá cao trong thời gian dài, làm tổn thương mạch máu và gây ảnh hưởng đến tim, thận, não. Huyết áp cao khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu. Về lâu dài có thể làm dày cơ tim, suy yếu mạch máu và tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Bệnh van tim

Bệnh van tim xảy ra khi một hoặc nhiều van tim (van động mạch chủ, van hai lá, van ba lá, van động mạch phổi) bị hẹp hoặc hở. Tình trạng này khiến máu không thể lưu thông bình thường trong tim, khiến tim phải co bóp mạnh hơn. Nghiêm trọng hơn, van bị hở có thể khiến máu chảy ngược lại buồng tim và làm giảm hiệu suất bơm máu của tim.

Rối loạn nhịp tim

Đây là tình trạng tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Rối loạn nhịp tim xảy ra khi hệ thống điện tim (xung động thần kinh điều khiển nhịp tim) bị rối loạn, khiến tim không bơm máu hiệu quả.

Suy tim

Đây là bệnh lý khi tim bị suy yếu và không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Suy tim thường là giai đoạn cuối của nhiều , chẳng hạn như , tăng huyết áp hoặc bệnh van tim. Những người mắc suy tim thường có chất lượng sống suy giảm cũng như tăng nguy cơ tử vong nếu không được điều trị.

Xem thêm: Số người chết vì bệnh tim mạch

Cách bảo vệ sức khỏe tim mạch

Hệ tim mạch thường bị tác động bởi lối sống, chế độ ăn uống và nhiều yếu tố nguy cơ khác. Do đó chuyên gia khuyến cáo nên thay đổi lối sống lành mạnh như sau:

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt: Bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp giảm xấu và hỗ trợ hệ tim mạch.
  • Ưu tiên thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, hạt chia: Giảm viêm và bảo vệ thành mạch máu.
  • Giảm tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, mỡ động vật: Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol xấu có thể gây xơ vữa động mạch.
  • Giảm muối trong khẩu phần ăn: Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, gây áp lực lên tim và mạch máu.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày: Cần duy trì tập thể dục ít nhất 5 ngày/tuần.
  • Theo dõi các chỉ số tim mạch thường xuyên: Bao gồm huyết áp, và mỡ máu (LDL cholesterol và HDL cholesterol).
  • Giảm căng thẳng: Thực hiện các phương pháp như thiền, yoga hoặc hít thở sâu.
  • Ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm: Thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim mạch.
  • Bỏ thuốc lá: Trong thuốc lá chứa nhiều hóa chất độc hại làm tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  • Hạn chế uống rượu bia: Tiêu thụ quá nhiều có thể gây tăng huyết áp và khiến tim suy yếu.
Tránh tiêu thụ thức ăn nhanh để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Tránh tiêu thụ thức ăn nhanh để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Khi nào cần khám tim mạch?

Bạn cần khám kiểm tra sức khỏe tim mạch sớm khi cơ thể có những biểu hiện bất thường như đau ngực, khó thở, tim đập nhanh hoặc chậm bất thường, hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu. Đặc biệt, nếu có cảm giác đau thắt ngực lan lên cổ, hàm hoặc xuống tay trái thì cần đến bệnh viện ngay lập tức. Bởi đây có thể là những dấu hiệu của nhồi máu cơ tim.

Tổng đài tư vấn sức khỏe tim mạch MIỄN PHÍ

  • Hơn 40 chi nhánh tại TPHCM.
  • Đối tác của hơn 6500+ bác sĩ và hơn 500+ bệnh viện.
  • Xét nghiệm sức khỏe tiện lợi, không chờ đợi.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Lấy mẫu tại nhà miễn phí.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Các chuyên gia cũng khuyến cáo bạn nên khám tim mạch định kỳ mỗi 6 tháng hoặc mỗi năm một lần nếu có các yếu tố nguy cơ như:

  • Trên 40 tuổi, đặc biệt là nam giới hoặc phụ nữ sau mãn kinh.
  • Gặp vấn đề cao huyết áp, mỡ máu cao, .
  • Thừa cân, béo phì, ít vận động.
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tim.
  • Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia.
  • Căng thẳng kéo dài.

Để hiểu rõ về sức khỏe tim mạch của mình, bạn có thể lựa chọn xét nghiệm và thăm khám tại Trung Tâm Y Khoa Diag. Hiện tại trung tâm triển khai nhiều gói xét nghiệm giúp tầm soát sớm vấn đề tim mạch tiềm ẩn, cũng như hỗ trợ khám-điều trị khi cần thiết.

Bạn có thể tham khảo dịch vụ xét nghiệm và khám tim mạch của Diag: