lsNhiều bệnh tim mạch không thể được điều trị nếu chỉ dựa vào việc thay đổi lối sống. Vậy nên, trong nhiều trường hợp thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm thuốc hoặc các phương pháp can thiệp y khoa, như phẫu thuật hoặc thủ thuật. Trong bài viết này, hãy cùng Diag tìm hiểu về các giải pháp thường gặp trong điều trị bệnh tim mạch nhé.

1. Thay đổi lối sống lành mạnh và khoa học

Trong mọi trường hợp điều trị bệnh tim mạch đều cần phải thay đổi lối sống khoa học với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đây là bước đầu tiên và đặc biệt quan trọng giúp hạ huyết áp, giảm , kiểm soát , giảm cân và tăng cường sức khỏe tim mạch.

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế chất béo bão hòa, muối và đường; tăng cường rau xanh, trái cây, cá và ngũ cốc nguyên hạt. Phương pháp này giúp kiểm soát cholesterol, và giảm nguy cơ .
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Kiểm soát calo nạp vào, kết hợp với tập thể dục để duy trì trong khoảng 18.5 – 24.9. Việc này giúp giảm áp lực lên tim và ngăn ngừa các nguy cơ tim mạch trong tương lai.
  • Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất ít nhất 150 phút/tuần với các bài tập như đi bộ, chạy bộ, bơi lội. Hoạt động thể chất giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Kiểm soát căng thẳng: Áp dụng thiền, yoga, hít thở sâu hoặc nghe nhạc để giảm căng thẳng, giúp ổn định huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Ngủ đủ giấc: Cải thiện giấc ngủ đủ từ 7 – 9 giờ mỗi đêm để cơ thể phục hồi, giảm viêm nhiễm và điều hòa huyết áp.
  • Hạn chế rượu bia và bỏ thuốc lá: Thói quen này giúp bảo vệ mạch máu, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  • Kiểm soát bệnh lý liên quan: Theo dõi huyết áp, đường huyết và mỡ máu thường xuyên giúp ngăn ngừa các biến cố tim mạch.

Xem thêm: Yếu tố nguy cơ tim mạch

2. Điều trị với thuốc

Điều trị tim mạch bằng thuốc là cần thiết để kiểm soát các yếu tố nguy cơ và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Giải pháp này thường được sử dụng khi các biện pháp thay đổi lối sống không đủ để kiểm soát tình trạng bệnh.

Thuốc chống loạn nhịp tim

Đây là loại thuốc được sử dụng để điều chỉnh nhịp tim khi tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Nhóm thuốc này thường được dùng để điều trị các bệnh lý tim mạch như rung nhĩ, nhịp tim nhanh thất và hội chứng Wolff-Parkinson-White. Chúng hoạt động bằng cách tác động lên tín hiệu điện trong tim, giúp tim đập ổn định hơn. Từ đó giảm các triệu chứng như hồi hộp, chóng mặt và nguy cơ biến chứng nguy hiểm như hoặc đột quỵ.

Thuốc chống loạn nhịp tim bao gồm 4 nhóm chính, tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

  • Nhóm chẹn kênh natri (như Flecainide, Lidocaine, Quinidine) giúp ổn định xung điện trong tim.
  • Nhóm chẹn beta (như Metoprolol, Atenolol, Propranolol) làm chậm nhịp tim bằng cách giảm tác động của adrenaline.
  • Nhóm chẹn kênh kali (như Amiodarone, Sotalol) kéo dài thời gian dẫn truyền tín hiệu điện để ổn định nhịp tim.
  • Nhóm chẹn kênh calci (như Verapamil, Diltiazem) giúp kiểm soát nhịp tim bằng cách giảm lượng calci vào tế bào tim.

Ngoài ra còn có các thuốc khác như Adenosine và Digoxin. Trong đó, Adenosine được dùng trong nhịp tim nhanh kịch phát, còn Digoxin được dùng trong kiểm soát nhịp tim trong rung nhĩ.

Xem thêm: Hậu quả của bệnh tim mạch

Thuốc chống đông máu

Thuốc chống đông máu, còn gọi là thuốc làm loãng máu, là loại thuốc giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của cục máu đông trong cơ thể. Thuốc này không làm tan cục máu đông đã có sẵn nhưng giúp giảm nguy cơ cục máu đông lớn hơn hoặc gây tắc nghẽn mạch máu. Nhờ đó giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi, và huyết khối tĩnh mạch sâu.

Đây là loại thuốc phổ biến trong điều trị và bảo vệ ở những người có nguy cơ cao hình thành cục máu đông. Chẳng hạn như bệnh nhân bị rung nhĩ, bệnh van tim nhân tạo, hoặc đã từng phẫu thuật thay khớp háng, khớp gối.

Hiện tại có hai nhóm thuốc làm loãng máu thường được sử dụng, bao gồm:

  • Nhóm thuốc kháng vitamin K (như Warfarin) giúp kiểm soát quá trình đông máu bằng cách ngăn chặn tác dụng của vitamin K. Trong đó, vitamin K là một yếu tố cần thiết cho sự hình thành cục máu đông.
  • Nhóm thuốc chống đông trực tiếp (gồm Heparin, Enoxaparin, Rivaroxaban, Apixaban, và Dabigatran) hoạt động nhanh hơn. Nhóm thuốc này không yêu cầu theo dõi sát sao như nhóm thuốc kháng vitamin K.

Xem thêm: Biện pháp phòng chống bệnh tim mạch

Thuốc chống đông máu là thuốc điều trị tim mạch phổ biến.
Thuốc chống đông máu là thuốc điều trị tim mạch phổ biến.

Thuốc chẹn beta

Đây là nhóm thuốc phổ biến giúp làm giảm nhịp tim, hạ huyết áp và giảm gánh nặng cho tim. Thuốc chẹn beta hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của hormone adrenaline lên tim. Việc này khiến tim đập chậm hơn và co bóp yếu hơn, từ đó làm giảm nhu cầu oxy của tim. Nhờ đó mà thuốc rất hữu ích trong điều trị nhiều bệnh lý như , đau thắt ngực và rối loạn nhịp tim.

Metoprolol và Atenolol là hai loại thuốc chẹn beta phổ biến với tác dụng hạ huyết áp và kiểm soát cơn đau thắt ngực. Một số trường hợp có thể được điều trị với Propranolol nhằm cải thiện rối loạn nhịp tim, hoặc Carvedilol cho bệnh nhân suy tim.

Trên thực tế, thuốc chẹn beta có thể gây một số tác dụng phụ như mệt mỏi, chóng mặt hoặc làm nặng thêm bệnh hô hấp. Do đó loại thuốc này cần được sử dụng với sự theo dõi của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Xem thêm: Dấu hiệu bệnh tim mạch

Thuốc lợi tiểu

Đây là nhóm thuốc quan trọng trong điều trị , giúp kiểm soát dịch dư thừa trong cơ thể. Thuốc lợi tiểu hoạt động bằng cách tác động lên thận, hỗ trợ loại bỏ lượng nước và muối dư thừa bằng cách tăng sản xuất nước tiểu. Từ đó giúp giảm áp lực lên tim và mạch máu, làm hạ huyết áp, giảm phù nề và giảm gánh nặng cho tim. Nhờ cơ chế này mà thuốc rất hữu ích trong điều trị các bệnh như tăng huyết áp, suy tim mãn tính, hoặc phù phổi.

Hiện tại có ba loại thuốc lợi tiểu phổ biến:

  • Thuốc lợi tiểu thiazide (như Hydrochlorothiazide, Chlorthalidone) thường được dùng để kiểm soát huyết áp.
  • Thuốc lợi tiểu quai (như Furosemide, Bumetanide) có tác dụng mạnh hơn, giúp giảm nhanh lượng dịch trong suy tim.
  • Thuốc lợi tiểu giữ kali (như Spironolactone, Amiloride) giúp duy trì nồng độ kali trong cơ thể. Loại thuốc này thường được kết hợp với các thuốc lợi tiểu khác để gia tăng hiệu quả.

Lưu ý rằng, thuốc lợi tiểu có thể gây mất nước và rối loạn điện giải. Do đó, việc sử dụng thuốc cần được theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa để để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.

Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh tim mạch

Thuốc lợi tiểu giúp giảm áp lực lên tim và mạch máu.
Thuốc lợi tiểu giúp giảm áp lực lên tim và mạch máu.

Nitroglycerin

Nitroglycerin là loại thuốc phổ biến trong điều trị bệnh động mạch vành cũng như ngăn ngừa các cơn đau thắt ngực do gắng sức hoặc căng thẳng. Thuốc hoạt động bằng cách thư giãn các thành mạch máu, giúp mở rộng các mạch máu để cải thiện lưu lượng máu đến tim. Nhờ đó mà Nitroglycerin rất hữu ích nhằm giảm đau thắt ngực khi tim không được cấp đủ lượng máu giàu oxy.

Nitroglycerin thường được sử dụng dưới nhiều dạng như viên ngậm dưới lưỡi, thuốc xịt, miếng dán hoặc thuốc tiêm tĩnh mạch. Trong đó, viên ngậm dưới lưỡi (Nitroglycerin Sublingual Tablets) được dùng phổ biến nhất để giảm nhanh cơn đau thắt ngực cấp tính.

Ngoài ra còn có một số loại thuốc khác như Isosorbide Mononitrate và Isosorbide Dinitrate. Những thuốc này có thể được cân nhắc sử dụng nhằm ngăn ngừa các cơn đau thắt ngực lâu dài.

Xem thêm: Nghiệm pháp Valsalva tim mạch

Nitroglycerin Sublingual Tablets thường được sử dụng để điều trị bệnh mạch vành.
Nitroglycerin Sublingual Tablets thường được sử dụng để điều trị bệnh mạch vành.

Thuốc hạ cholesterol

Đây là loại thuốc hạ lipid máu quan trọng và rất phổ biến trong điều trị các bệnh lý liên quan đến xơ vữa động mạch. Loại thuốc này hoạt động bằng cách giảm sản xuất cholesterol trong gan hoặc ngăn cơ thể hấp thụ cholesterol từ thực phẩm. Từ đó giúp giảm mức cholesterol máu nhằm ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa cũng như giúp duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh.

Statins (như Atorvastatin, Rosuvastatin, Simvastatin) là nhóm thuốc hạ LDL-C hiệu quả nhất hiện nay. Ngoài ra còn có một số loại thuốc khác giúp tăng khả năng loại bỏ cholesterol khỏi máu như thuốc ức chế hấp thu cholesterol và thuốc ức chế PCSK9. Một số trường hợp có thể được kê đơn với Fibrates giúp giảm triglyceride và tăng .

Trên thực tế, các loại thuốc hạ cholesterol không thể được sử dụng tùy tiện mà cần dựa vào nguy cơ tim mạch và sức khỏe tổng thể của từng người. Vậy nên, việc sử dụng thuốc cần có sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn đúng loại thuốc nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị.

Xem thêm: Khám tim mạch

3. Phẫu thuật và thủ thuật can thiệp y khoa

Sử dụng phẫu thuật hoặc thủ thuật là giải pháp cuối cùng nếu việc điều trị với thuốc và thay đổi lối sống không mang đến hiệu quả tích cực.

Phẫu thuật cắt bỏ mảng xơ vữa

Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu, thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý động mạch ngoại biên (PAD). Phẫu thuật cắt bỏ mảng xơ vữa rất hiệu quả để mở rộng động mạch mà không cần đến phẫu thuật lớn, như đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch. Phương pháp này sẽ loại bỏ mảng bám trong động mạch, từ đó giúp cải thiện lưu lượng máu và giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.

Bác sĩ bắt đầu phẫu thuật cắt bỏ mảng xơ vữa bằng cách đưa một ống thông nhỏ vào động mạch bị hẹp qua một vết chích nhỏ trên da. Đầu ống thông có thể gắn lưỡi cắt, laser hoặc dao quay để cắt và loại bỏ mảng bám. Sau khi hoàn thành, dụng cụ được rút ra và bệnh nhân cần được theo dõi để đảm bảo không có biến chứng như chảy máu hoặc huyết khối.

Tổng đài tư vấn sức khỏe tim mạch MIỄN PHÍ

  • Hơn 40 chi nhánh tại TPHCM.
  • Đối tác của hơn 6500+ bác sĩ và hơn 500+ bệnh viện.
  • Xét nghiệm sức khỏe tiện lợi, không chờ đợi.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Lấy mẫu tại nhà miễn phí.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Đặt stent

Đặt stent là thủ thuật mở rộng động mạch bị hẹp hoặc tắc nghẽn do xơ vữa động mạch nhằm giúp máu lưu thông tốt hơn đến tim. Trong đó, stent là một ống nhỏ bằng kim loại, được đặt vào bên trong động mạch để giữ cho mạch máu không bị hẹp trở lại.

Đặt stent là phương pháp rất phổ biến trong điều trị . Thủ thuật này rất hiệu quả giúp ngăn ngừa đau thắt ngực và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Đồng thời nó cũng hỗ trợ cải thiện lưu lượng máu mà không cần đến phẫu thuật tim hở.

Hiện tại có hai loại stent chính được sử dụng:

  • Stent kim loại trần (Bare Metal Stents – BMS): Là loại stent bằng kim loại không có lớp phủ thuốc. Mặc dù giúp ngăn ngừa tắc nghẽn ngay lập tức, nhưng BMS có nguy cơ tái hẹp cao hơn do sự phát triển của mô sẹo bên trong stent.
  • Stent phủ thuốc (Drug-Eluting Stents – DES): Là stent kim loại được phủ một lớp thuốc giúp ngăn chặn sự phát triển của mô sẹo và giảm nguy cơ tái hẹp. DES đang là lựa chọn phù hợp hơn BMS nhờ hiệu quả trong việc duy trì lưu thông mạch máu sau can thiệp.

Quy trình đặt stent được thực hiện bằng can thiệp mạch vành qua da (). Bác sĩ luồn một ống thông nhỏ vào động mạch thông qua động mạch đùi hoặc động mạch quay. Một quả bóng nhỏ ở đầu ống thông sẽ được bơm căng để mở rộng động mạch, sau đó stent được đặt vào để giữ mạch máu luôn mở.

Đặt stent giúp cải thiện dòng máu lưu thông đến tim.
Đặt stent giúp cải thiện dòng máu lưu thông đến tim.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG)

CABG là phương pháp phẫu thuật giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim khi động mạch vành bị hẹp hoặc tắc nghẽn do xơ vữa động mạch. Trong CABG, bác sĩ sử dụng một đoạn mạch máu từ một phần khác của cơ thể (thường lấy từ chân, tay) để tạo ra một đường dẫn máu mới vượt qua đoạn động mạch bị tắc. Nhờ đó mà máu có thể tiếp tục lưu thông đến tim và cải thiện khả năng hoạt động của tim.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể cân nhắc thực hiện với máy tim phổi nhân tạo. Điều này nhằm giữ cho máu tuần hoàn trong khi tim ngừng đập, từ đó đảm bảo quá trình CABG diễn ra suôn sẻ.

CABG thường được sử dụng khi có tắc nghẽn động mạch nghiêm trọng.
CABG thường được sử dụng khi có tắc nghẽn động mạch nghiêm trọng.

Phẫu thuật van tim

Tim có bốn van chính gồm: van ba lá, van phổi, van hai lá và van động mạch chủ. Các van này đảm bảo máu chảy theo một hướng qua các buồng tim. Khi một hoặc nhiều van không hoạt động đúng cách, máu có thể chảy ngược hoặc bị cản trở, gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tuần hoàn. Do đó cần phải thực hiện phẫu thuật van tim nhằm khôi phục chức năng bình thường của tim.

Có hai loại phẫu thuật van tim chính:

  • Sửa chữa van tim: Phương pháp này bảo tồn van tự nhiên của bệnh nhân bằng cách điều chỉnh cấu trúc của van để cải thiện chức năng. Sửa chữa thường được áp dụng cho van hai lá và van ba lá.​
  • Thay thế van tim: Khi van không thể sửa chữa, bác sĩ sẽ thay thế bằng một van nhân tạo, có thể là van sinh học (làm từ mô động vật hoặc người) hoặc van cơ học (làm từ kim loại hoặc carbon). Phương pháp này thường được áp dụng cho van động mạch chủ và các trường hợp van khác không thể sửa chữa.

Lời kết

Như vậy, bài viết đã chia sẻ đầy đủ thông tin về các cách điều trị bệnh tim mạch phổ biến hiện nay. Đây là những cách chữa trị hiệu quả, giúp cải thiện chức năng của tim cũng như đảm bảo hệ tim mạch hoạt động ổn định lâu dài.

 

Xem thêm: Cách kiểm tra tim mạch tại nhà