CRT trong suy tim là gì và những điều cần biết về liệu pháp này
CRT trong suy tim là gì?
CRT (Cardiac Resynchronization Therapy), hay còn gọi là liệu pháp tái đồng bộ cơ tim, là một phương pháp điều trị suy tim nặng bằng cách sử dụng một thiết bị cấy ghép để đồng bộ hóa hoạt động của các buồng tim, đặc biệt là tâm thất và tâm nhĩ.
Thiết bị này, bao gồm các điện cực được cấy vào tim, giúp cải thiện khả năng co bóp và bơm máu của tim, đồng thời giúp điều hòa nhịp tim. Liệu pháp này có tác dụng giảm các triệu chứng như khó thở, đau ngực, và mệt mỏi, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Xem thêm: Nhịp tim của người suy tim
Vai trò của CRT trong điều trị bệnh tim mạch
CRT đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng tim ở bệnh nhân suy tim nặng, đặc biệt là những bệnh nhân có block nhánh trái hoặc sự không đồng bộ giữa các buồng tim. Khi các buồng tim không hoạt động đồng bộ, tim không thể đẩy máu hiệu quả, dẫn đến tình trạng thở khó, mệt mỏi và các dấu hiệu suy tim khác.
Việc cấy ghép thiết bị giúp cải thiện khả năng co bóp của tâm thất, giảm gánh nặng cho tim và cải thiện lưu thông máu, từ đó làm giảm nguy cơ tử vong.

Phân biệt CRT và ICD
Liệu pháp tài đồng bộ cơ tim CRT và khử rung tim ICD (Implantable Cardioverter-Defibrillator) đều là thiết bị cấy ghép được sử dụng trong việc chữa bệnh tim, nhưng chúng có các chức năng và mục đích sử dụng khác nhau:
CRT giúp đồng bộ hóa hoạt động của các buồng tim, đặc biệt là tâm thất và tâm nhĩ. Khi các buồng tim không hoạt động đồng bộ, tim không thể đẩy máu hiệu quả, gây ra khó thở, mệt mỏi. Thiết bị giúp cải thiện khả năng co bóp và đẩy máu, giúp tim hoạt động hiệu quả hơn, giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
ICD chủ yếu được sử dụng để điều trị rối loạn nhịp tim nguy hiểm, đặc biệt là nhịp tim nhanh và các dạng rối loạn nghiêm trọng như nhịp thất nhanh. ICD có khả năng phát hiện nhịp tim bất thường và cung cấp sốc điện để khôi phục nhịp đập bình thường ở tim khi cần thiết. Thiết bị này giúp ngăn ngừa đột quỵ và đột tử do các vấn đề liên quan đến rối loạn về nhịp tim.
Ưu điểm của liệu pháp tái đồng bộ cơ tim CRT
Liệu pháp này mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân suy tim, đặc biệt là những người có tim không thể hoạt động đồng bộ giữa các buồng tim.
Cải thiện chức năng tim:
CRT giúp đồng bộ hóa hoạt động của các buồng tim, đặc biệt là tâm thất, từ đó cải thiện khả năng co bóp và đẩy máu hiệu quả hơn. Điều này giúp giảm các dấu hiệu suy tim và cải thiện cuộc sống cho người bệnh. Việc tim hoạt động đồng bộ sẽ làm giảm gánh nặng lên cơ thể và giúp bệnh nhân duy trì các hoạt động hàng ngày dễ dàng hơn.
Giảm nguy cơ nhập viện:
Liệu pháp này có thể giảm tần suất nhập viện do tình trạng suy tim nặng và các biến chứng liên quan như phù nề, mệt mỏi, và thở khó. Việc cải thiện chức năng tim giúp giảm nguy cơ các đợt cấp tính của suy tim, từ đó hạn chế việc phải nhập viện.
Giảm tỷ lệ tử vong:
Sử dụng liệu pháp này có khả năng làm giảm tỷ lệ ra đi do suy tim nặng, đặc biệt là ở những bệnh nhân có rối loạn ở nhịp tim hoặc nhịp tim không ổn định. Việc cải thiện sự đồng bộ của tim giúp giảm nguy cơ các vấn đề tim mạch nghiêm trọng và gây nguy hại cho sinh mạng người bệnh.
Điều trị hiệu quả rối loạn nhịp tim:
Liệu pháp này giúp điều hòa nhịp tim, đặc biệt đối với những bệnh nhân bị rối loạn ở nhịp tim do suy tim. CRT giúp khôi phục nhịp tim đồng bộ và ổn định, giảm nguy cơ các rối loạn nguy hiểm như nhịp nhanh thất hoặc nhịp tim không đều, từ đó cải thiện chức năng tim và giảm nguy cơ đột quỵ hoặc tử vong do các vấn đề về nhịp tim.
Tổng đài tư vấn sức khỏe tim mạch MIỄN PHÍ
- Hơn 40 chi nhánh tại TPHCM.
- Đối tác của hơn 6500+ bác sĩ và hơn 500+ bệnh viện.
- Xét nghiệm sức khỏe tiện lợi, không chờ đợi.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Lấy mẫu tại nhà miễn phí.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Đối tượng được chỉ định dùng CRT
Đây là phương pháp chữa trị hiệu quả cho những bệnh nhân suy tim nặng, đặc biệt khi các phương pháp chữa trị thông thường không mang lại hiệu quả. Liệu pháp này thường được chỉ định cho các đối tượng sau:
Suy tim từ nhẹ đến nặng:
CRT có thể được áp dụng cho bệnh nhân suy tim ở nhiều mức độ khác nhau, đặc biệt khi xuất hei65n các biểu hiện suy tim như khó thở, mệt mỏi, và phù nề không đáp ứng với việc chữa bằng thuốc. Liệu pháp này giúp đồng bộ hóa hoạt động của các buồng tim, cải thiện khả năng vận chuyển máu và giảm nhẹ các triệu chứng
Người bệnh suy tim không thể điều trị thuốc:
Khi thuốc không hiệu quả trong việc giảm nhẹ các dấu hiệu suy tim, CRT trở thành lựa chọn thay thế để cải thiện chức năng tim.
Tâm thất hoạt động không ổn định:
CRT được chỉ định cho những bệnh nhân có sự không đồng bộ giữa tâm thất trái và tâm thất phải, khi các buồng tim không hoạt động đồng bộ. Điều này gây khó khăn trong việc vận chuyển máu hiệu quả, và nó hỗ trợ khôi phục sự đồng bộ của tim, cải thiện hiệu suất đẩy máu.
Người được chẩn đoán tim yếu hoặc to:
CRT có thể cải thiện chức năng tim ở những người có tim yếu hoặc phì đại tim. Khi tim không thể hoạt động hiệu quả, dẫn đến suy tim và các biến chứng khác, CRT giúp tim hoạt động hiệu quả hơn, giảm nguy cơ các vấn đề tim mạch nghiêm trọng.
Bệnh nhân đau tim (nhồi máu cơ tim):
Những bệnh nhân có tiền sử đau tim hoặc nhồi máu cơ tim có thể được chỉ định thực hiệm để hồi phục chức năng tim. CRT giúp cải thiện sự đồng bộ giữa các buồng tim, hỗ trợ tim trong việc vận chuyển máu hiệu quả hơn.
Người lớn tuổi:
CRT là lựa chọn hữu ích cho người cao tuổi bị suy tim nặng. Việc cải thiện khả năng đẩy máu và giảm nhẹ triệu chứng suy tim giúp cải thiện cuộc sống của người lớn tuổi, giúp họ tham gia các hoạt động hàng ngày dễ dàng hơn.

Lưu ý khi thực hiện cấy ghép thiết bị CRT
Liệu pháp tái đồng bộ cơ tim là một thủ tục phẫu thuật quan trọng và yêu cầu sự theo dõi chặt chẽ sau khi thực hiện. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi thực hiện cấy ghép thiết bị CRT:
Theo dõi sau phẫu thuật:
Sau khi cấy ghép thiết bị, bệnh nhân cần được tái khám và theo dõi thường xuyên để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả. Việc kiểm tra định kỳ bằng điện tâm đồ (ECG) và các xét nghiệm khác giúp phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào liên quan đến chức năng của thiết bị hoặc tình trạng tim. Các bác sĩ sẽ theo dõi hoạt động của thiết bị và điều chỉnh nếu cần thiết để đảm bảo nhịp tim của bệnh nhân ổn định và đạt hiệu quả tối ưu.
Một số bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ sau khi mổ, mặc dù những tác dụng này không phải là điều phổ biến. Các vấn đề có thể gặp phải bao gồm:
- Nhiễm trùng: Trong một số trường hợp tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra tại vị trí cấy ghép hoặc trong quá trình phẫu thuật.
- Chảy máu: Do can thiệp y tế, mặc dù thường được kiểm soát nhanh chóng.
- Xẹp phổi: Một số bệnh nhân có thể gặp vấn đề về hô hấp tạm thời sau khi cấy ghép thiết bị, nhưng điều này hiếm khi xảy ra và có thể được chữa trị hiệu quả.
Mặc dù có thể xảy ra các tác dụng phụ, nhưng chúng thường không nghiêm trọng và có thể được kiểm soát bằng các biện pháp y tế thích hợp. Việc theo dõi và chăm sóc sau phẫu thuật là rất quan trọng để đảm bảo bệnh nhân hồi phục tốt và không gặp phải các biến chứng lâu dài.
Xem thêm: BNP trong suy tim
Tổng kết
Có thể thấy CRT trong điều trị suy tim là một phương pháp hiệu quả giúp điều trị suy tim nặng, cải thiện chất lượng cho cuộc sống và giảm các triệu chứng. Việc cấy ghép thiết bị này có thể giúp điều hòa nhịp tim, cải thiện khả năng co bóp của tim và giảm nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được theo dõi và kiểm tra định kỳ để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả và giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra.
Xem thêm: X-quang suy tim
https://www.heart.org
https://www.cdc.gov
https://my.clevelandclinic.org
https://www.mayoclinic.org