Chụp CT tim mạch là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến. Ngoài chụp CT còn có nhiều phương pháp khác hỗ trợ đánh giá bệnh tim mạch, như chụp MRA, DSA hoặc chụp mạch vành qua da. Vậy chụp mạch vành tim có nguy hiểm không? Vì sao cần chụp mạch vành? Cùng Diag tìm hiểu nhé.

Chụp mạch vành tim là gì?

Chụp mạch vành tim (Coronary Angiogram) là phương pháp xét nghiệm hình ảnh y tế xâm lấn được sử dụng để kiểm tra tình trạng của các động mạch vành. Phương pháp này giúp phát hiện những vấn đề về lưu lượng máu trong động mạch vành. Từ đó hỗ trợ bác sĩ trong việc đánh giá khả năng cung cấp máu và oxy của tim cho cơ tim.

Chụp mạch vành tim rất quan trọng trong đánh giá sức khỏe tim mạch. Phương pháp này giúp chẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến hệ mạch vành, hệ thống mạch máu cung cấp máu và oxy cho cơ tim. Đặc biệt là trong các tình trạng như tắc nghẽn hoặc hẹp động mạch do các mảng bám xơ vữa.

Chụp mạch vành tim có nguy hiểm không?

Chụp mạch vành tim tương đối an toàn khi được thực hiện bởi đội ngũ giàu kinh nghiệm trong điều kiện có đầy đủ trang thiết bị y tế. Hiện tại nhiều phương pháp hiện đại như chụp CT mạch vành hoặc cộng hưởng từ có độ an toàn rất cao. Tuy nhiên, đối với những phương pháp xâm lấn thì sẽ có một số rủi ro nhất định. Chẳng hạn như phản ứng dị ứng với thuốc cản quang, chảy máu tại vị trí luồn ống thông hoặc loạn nhịp tim.

Chụp mạch vành tim có thể nguy hiểm, và nguy cơ nguy hiểm sẽ tùy thuộc vào phương pháp thực hiện.
Chụp mạch vành tim có thể nguy hiểm, và nguy cơ nguy hiểm sẽ tùy thuộc vào phương pháp thực hiện.

Trên thực tế, mức độ nguy hiểm của kỹ thuật chụp mạch vành tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm:

  • Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: Những người mắc bệnh nền như bệnh thận, tiểu đường, rối loạn đông máu, hoặc bệnh tim nặng có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn.
  • Mức độ tổn thương động mạch vành: Nếu động mạch bị tắc nghẽn nặng hoặc có huyết khối lớn, nguy cơ xảy ra biến chứng như nhồi máu cơ tim sẽ cao hơn.
  • Phản ứng với thuốc cản quang: Một số bệnh nhân có thể bị dị ứng hoặc gặp tác dụng phụ từ thuốc cản quang.
  • Tay nghề của bác sĩ thực hiện: Bác sĩ có kinh nghiệm sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, chọn đúng đường vào mạch máu và xử lý nhanh chóng nếu có biến chứng xảy ra.

Nhìn chung, chụp mạch vành tim là một xét nghiệm quan trọng và rất hữu ích trong chẩn đoán bệnh tim mạch. Mặc dù có rủi ro, nhưng nếu được thực hiện đúng quy trình và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ thì thủ thuật này vẫn an toàn đối với phần lớn bệnh nhân.

Vì sao cần chụp mạch vành tim?

Một trong những lý do chính để chụp mạch vành là để phát hiện tắc nghẽn hoặc hẹp trong động mạch vành. Cụ thể là nhằm phát hiện các nguyên nhân như xơ vữa động mạch. Qua kết quả xét nghiệm này, bác sĩ có thể xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng hẹp hoặc tắc nghẽn trong động mạch vành. Từ đó hỗ trợ bác sĩ trong việc xác định liệu có cần can thiệp y khoa hay không.

Chụp mạch vành cũng được sử dụng để kiểm tra lại tình trạng của động mạch vành sau một ca phẫu thuật hoặc can thiệp y khoa. Phương pháp này giúp bác sĩ đánh giá sự phục hồi và hiệu quả của các phương pháp điều trị trước đó. Chẳng hạn như sau phẫu thuật bắc cầu động mạch vành hoặc đặt stent.

Chụp mạch vành tim là phương pháp hữu hiệu để chẩn đoán các bệnh lý tim mạch liên quan đến mạch máu.
Chụp mạch vành tim là phương pháp hữu hiệu để chẩn đoán các bệnh lý tim mạch liên quan đến mạch máu.

Chụp mạch vành có thể được thực hiện cho những người có triệu chứng bệnh không rõ ràng nhưng nghi ngờ mắc bệnh lý tim mạch. Hơn nữa, nó cũng hữu ích trong chẩn đoán khi các phương pháp khác (như điện tâm đồ, siêu âm tim) không đủ để xác định nguyên nhân.

Những trường hợp có yếu tố nguy cơ cao có thể cần thực hiện chụp mạch vành để đánh giá sớm sự phát triển của bệnh. Trong đó bao gồm những yếu tố như tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol cao, hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh tim. Việc này giúp ích nhằm đưa ra biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị kịp thời.

Các phương pháp chụp mạch vành phổ biến

1. Chụp CT mạch vành (Coronary CT Angiography)

Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn phổ biến, còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính động mạch vành tim. Chụp CT mạch vành là phương pháp quan trọng, đặc biệt hữu ích trong chẩn đoán bệnh động mạch vành (CAD).

Chụp CT mạch vành sử dụng máy CT đa lát cắt để tạo hình ảnh 3D của các động mạch vành với độ chính xác cao. Nó cho phép phát hiện và đánh giá các vấn đề hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch vành. Từ đó hỗ trợ bác sĩ đưa ra quyết định điều trị mà không cần can thiệp xâm lấn.

Các máy CT hiện đại với độ phân giải không gian và thời gian cao giúp giảm thiểu sai sót do chuyển động của tim. Việc này tạo điều kiện giúp bác sĩ quan sát rõ ràng các động mạch vành, kể cả ở bệnh nhân có nhịp tim cao.

Chụp CT mạch vành cho phép quan sát rõ nét hệ thống mạch vành.
Chụp CT mạch vành cho phép quan sát rõ nét hệ thống mạch vành.

2. Chụp động mạch vành qua da (Coronary Angiography)

Chụp động mạch vành qua da cũng là thủ thuật giúp đánh giá tình trạng của các động mạch vành. Đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện và đánh giá các tình trạng như hẹp hoặc tắc nghẽn do mảng bám xơ vữa động mạch.

Tuy nhiên, khác với chụp CT mạch vành thì chụp động mạch vành qua da là một kỹ thuật xâm lấn. Quy trình thực hiện cần đưa một ống thông qua động mạch lớn (động mạch quay hoặc đùi) vào động mạch vành. Sau đó bác sĩ đưa thuốc cản quang vào và sử dụng tia X để chụp hình ảnh các động mạch vành, từ đó phát hiện các bất thường.

Vì là phương pháp xâm lấn nên chụp mạch vành qua da vẫn có những rủi ro nhất định. Người bệnh có thể gặp phản ứng dị ứng với thuốc cản quang, chảy máu, tổn thương thận, hoặc các biến chứng tim mạch như loạn nhịp tim.

Mặc dù có rủi ro nhưng tỷ lệ rất thấp. Hơn nữa, chụp động mạch vành qua da được xem là tiêu chuẩn trong việc chẩn đoán bệnh tim mạch. Do đó kết quả xét nghiệm có giá trị rất cao trong chẩn đoán và điều trị, đặc biệt là trong trường hợp nghi ngờ bệnh động mạch vành.

Chụp động mạch vành qua da là tiêu chuẩn trong chẩn đoán các bệnh lý tim mạch.
Chụp động mạch vành qua da là tiêu chuẩn trong chẩn đoán các bệnh lý tim mạch.

3. Chụp động mạch xóa nền kỹ thuật số (Digital Subtraction Angiography – DSA)

Phương pháp này sử dụng tia X để quan sát các động mạch và tĩnh mạch. DSA đặc biệt hữu ích trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý mạch máu, chẳng hạn như tắc nghẽn hoặc hẹp động mạch.

Quy trình chụp động mạch xóa nền kỹ thuật số bao gồm việc tiêm thuốc cản quang vào hệ mạch máu, sau đó chụp hình ảnh các mạch máu bằng tia X. Kỹ thuật này sử dụng công nghệ “xóa nền” cho phép loại bỏ các hình ảnh nền không cần thiết. Từ đó chỉ để lại hình ảnh mạch máu, giúp cải thiện độ phân giải và tăng độ rõ nét của hình ảnh.

Nhờ vào hiệu quả của công nghệ xóa nền kỹ thuật số mà DSA rất hiệu quả trong việc phát hiện các vấn đề ở mạch máu. Tuy nhiên, nó yêu cầu sử dụng tia X nên cần thiết phải có những biện pháp bảo vệ bức xạ trước khi thực hiện. Điều này nhằm giảm giảm thiểu các tác hại tiềm ẩn cho bệnh nhân và nhân viên y tế do tia bức xạ gây ra.

Chụp động mạch xóa nền kỹ thuật số có thể gây nguy hiểm do sử dụng tia X.
Chụp động mạch xóa nền kỹ thuật số có thể gây nguy hiểm do sử dụng tia X.

4. Chụp động mạch cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Angiography – MRA)

MRA là kỹ thuật không xâm lấn sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh của các mạch máu trong cơ thể mà không cần tia X. Phương pháp này giúp phát hiện các vấn đề như hẹp hoặc tắc nghẽn trong động mạch mà không phải sử dụng thuốc cản quang iod hoặc phơi nhiễm bức xạ.

Chụp động mạch cộng hưởng từ không chỉ sử dụng để quan sát mạch máu trong các bệnh lý tim mạch mà còn hữu ích trong việc khảo sát các mạch máu ở não và thận. Từ đó nâng cao hiệu quả và phạm vi chẩn đoán, hỗ trợ bác sĩ trong việc đánh giá tổng quát hơn về sức khỏe tim mạch của người bệnh.

Xét nghiệm tim mạch chỉ 92k

  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Lời kết

Như vậy bài viết đã chia sẻ đầy đủ thông tin về vấn đề “chụp mạch vành tim có nguy hiểm không”. Trên thực tế, có nhiều phương pháp chụp mạch vành khác nhau với ưu và nhược điểm riêng. Mức độ nguy hiểm của chụp mạch vành tim sẽ phụ thuộc vào từng phương pháp thực hiện. Trong đó, chụp CT mạch vành là phương pháp an toàn với độ chính xác cao.