Chăm sóc bệnh nhân suy tim đòi hỏi lập kế hoạch khoa học, từ kiểm soát chế độ ăn uống, giáo dục sức khỏe, hỗ trợ vận động, đến theo dõi dấu hiệu bệnh. Cùng Diag tìm hiểu rõ các phương pháp chăm sóc người bệnh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa biến chứng.
Ảnh hưởng sức khỏe từ suy tim
Suy tim là tình trạng sức co bóp cơ tim giảm, khiến tim không bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Người bệnh thường gặp các triệu chứng:
- Mệt mỏi: Tim bơm máu kém khiến các cơ quan không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng.
- Khó thở (cả khi nghỉ ngơi và khi gắng sức): Do máu ứ đọng trong phổi, gây tăng áp lực phổi.
- Phù chi dưới, phù bụng: Hậu quả của ứ trệ tuần hoàn do tim giảm khả năng bơm máu.
- Nhịp tim nhanh, không đều: Tim cố gắng bơm máu nhiều hơn để bù đắp sự thiếu hụt.
Nếu không được chăm sóc toàn diện, suy tim có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm:
- Suy thận: Do lưu lượng máu đến thận giảm, dẫn đến tổn thương thận.
- Rối loạn nhịp tim: Nguy cơ ngừng tim đột ngột.
- Đột quỵ: Do suy tim làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
Mục tiêu của việc chăm sóc người bệnh suy tim
Việc chăm sóc cho người mắc bệnh suy tim hướng đến:
- Cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống: Kiểm soát triệu chứng mệt mỏi, khó thở và phù.
- Phòng ngừa biến chứng: Giúp điều hòa huyết áp, nhịp tim và giảm nguy cơ suy thận.
- Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân và người chăm sóc: Nâng cao nhận thức về cách kiểm soát bệnh.
- Giảm lo âu và hỗ trợ tinh thần: Giúp bệnh nhân yên tâm điều trị lâu dài.
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim
Một kế hoạch chăm sóc toàn diện cần bao gồm các nội dung: chế độ dinh dưỡng, vận động nhẹ, quản lý thuốc và theo dõi các biểu hiện của bệnh. Đồng thời, điều dưỡng cần phối hợp với bác sĩ để điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
Chăm sóc bệnh nhân suy tim có khoa học
Cân bằng chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống khoa học giúp giảm áp lực cho tim, hạn chế biến chứng và cải thiện chất lượng cho cuộc sống bệnh nhân suy tim.
- Giảm muối: Ăn nhạt, duy trì lượng muối dưới 2g/ngày để giảm tình trạng giữ nước, phù và hạ áp lực cho tim. Việc ăn quá nhiều muối khiến cơ thể giữ nước, làm tăng gánh nặng cho tim và gây khó thở.
- Tăng cường thực phẩm giàu kali: Người bệnh cần bổ sung thực phẩm như chuối, bơ, rau chân vịt, khoai lang để hỗ trợ kiểm soát nhịp tim, nhất là khi sử dụng thuốc lợi tiểu (loại thuốc có thể làm giảm kali trong máu). Kali giúp tim đập đều đặn và ngăn ngừa rối loạn nhịp.
- Hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa: Tránh thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh, mỡ động vật vì những thực phẩm này làm tăng cholesterol xấu (LDL), gây xơ vữa động mạch và làm nặng thêm bệnh lý tim mạch. Nên thay thế bằng chất béo lành mạnh như dầu ô-liu, quả óc chó và cá hồi.
- Ăn nhiều chất xơ: Bổ sung rau xanh, yến mạch và các loại đậu để hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát đường huyết và giảm cholesterol trong máu, giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.

Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân suy tim và người chăm sóc
Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân suy tim giúp người bệnh và người chăm sóc hiểu rõ tình trạng bệnh, tuân thủ điều trị và xử lý kịp thời khi có biến chứng.
Hỗ trợ người bệnh suy tim vận động nhẹ
Vận động nhẹ nhàng, phù hợp giúp sức khỏe tim mạch của người bệnh suy tim được cải thiện, giảm nguy cơ biến chứng và duy trì chất lượng cuộc sống.
Khuyến khích các bài tập nhẹ:
- Đi bộ chậm: 15–20 phút mỗi ngày, giúp tăng cường tuần hoàn và sức bền cho tim.
- Tập thở sâu: Giúp tăng dung tích phổi, giảm khó thở.
- Yoga nhẹ hoặc thái cực quyền: Tăng khả năng kiểm soát hơi thở và giảm căng thẳng.
Nguyên tắc an toàn khi tập luyện:
- Khởi động nhẹ nhàng trước khi tập và giãn cơ sau khi tập.
- Nghỉ ngay khi có dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt, đau ngực hoặc khó thở.
- Không tập thể dục ngoài trời khi quá nóng hoặc quá lạnh, dễ gây sốc nhiệt hoặc co thắt mạch máu.
Quản lý thuốc điều trị suy tim
Quản lý thuốc chặt chẽ giúp kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng nghiệm trọng.
Tuân thủ đúng đơn thuốc:
- Uống thuốc đúng giờ, đúng liều. Không tự ý bỏ thuốc khi thấy triệu chứng cải thiện.
- Báo cho bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, hoặc rối loạn nhịp tim.
Nhận biết các loại thuốc chính:
- Thuốc lợi tiểu (Furosemide, Spironolactone): Giúp giảm phù và ứ dịch. Cần theo dõi nồng độ kali khi sử dụng.
- Thuốc ức chế men chuyển (Enalapril, Lisinopril): Giúp hạ huyết áp và giảm gánh nặng cho tim.
- Thuốc trợ tim (Digoxin): Giúp tim co bóp hiệu quả hơn, nhưng dễ gây ngộ độc nếu quá liều.
Theo dõi tác dụng phụ khi dùng thuốc:
- Khi dùng thuốc lợi tiểu: Cảnh giác với các dấu hiệu mất nước như khát nhiều, khô miệng, nước tiểu ít.
- Khi dùng thuốc trợ tim: Theo dõi các dấu hiệu như buồn nôn, rối loạn thị giác (nhìn mờ, nhìn đôi) – đây là dấu hiệu sớm của ngộ độc digoxin.

Theo dõi triệu chứng bệnh suy tim
Theo dõi sát các triệu chứng giúp phát hiện sớm các dấu hiệu suy tim trở nặng để kịp thời xử lý.
Đo nhịp tim, huyết áp hằng ngày:
- Ghi lại chỉ số nhịp tim, huyết áp vào sổ theo dõi. Nếu huyết áp tăng cao bất thường (trên 140/90 mmHg) hoặc nhịp tim nhanh bất thường (trên 100 nhịp/phút) cần thông báo bác sĩ.
- Nếu nhịp tim chậm dưới 50 nhịp/phút, có thể là dấu hiệu tác dụng phụ của thuốc trợ tim.
Quan sát lượng nước tiểu:
- Giảm lượng nước tiểu hoặc nước tiểu sậm màu là dấu hiệu cảnh báo thận bị ảnh hưởng do suy tim hoặc do thuốc lợi tiểu quá liều.
Nhận biết dấu hiệu trở nặng:
- Xanh tím môi, đầu ngón tay: Dấu hiệu thiếu oxy máu.
- Khó thở khi nằm hoặc phải ngồi dậy để thở: Biểu hiện của ứ dịch nghiêm trọng ở phổi.
- Phù nặng hoặc tăng cân nhanh (>2kg trong 2 ngày): Dấu hiệu ứ dịch cần điều chỉnh thuốc lợi tiểu.
Chăm sóc bệnh nhân suy tim theo tình huống
Khó thở do tăng áp lực phổi
Triệu chứng khó thở là dấu hiệu phổ biến khi suy tim tiến triển, xảy ra do ứ dịch trong phổi gây tăng áp lực phổi, cản trở quá trình trao đổi oxy. Đây là dấu hiệu cần xử lý ngay để tránh suy hô hấp cấp.
- Kê cao gối khi nằm: Đặt bệnh nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi (góc 45°) để giảm áp lực phổi, giúp bệnh nhân thở dễ hơn. Tư thế này giúp chất lỏng trong phổi di chuyển xuống dưới, giảm chèn ép phế nang.
- Cho bệnh nhân nghỉ ngơi: Dừng ngay các hoạt động đang thực hiện, đưa bệnh nhân đến nơi thoáng khí. Nghỉ ngơi giúp giảm nhu cầu tiêu thụ oxy của cơ thể.
- Sử dụng máy thở oxy nếu cần: Nếu bệnh nhân vẫn khó thở sau khi nghỉ ngơi và chỉnh tư thế, cần hỗ trợ thở oxy (thông qua ống mũi hoặc mặt nạ oxy) để nâng nồng độ oxy máu.
Có dấu hiệu xanh tím do giảm độ bão hòa oxy máu
Xanh tím (đầu ngón tay, môi) là dấu hiệu nguy hiểm cho thấy máu thiếu oxy nghiêm trọng, thường xảy ra khi suy tim làm giảm khả năng bơm máu giàu oxy tới các mô.
Kiểm tra nhịp tim và nồng độ oxy trong máu:
- Đo nhịp tim: Nếu nhịp tim quá nhanh (>100 lần/phút) hoặc quá chậm (<50 lần/phút) là dấu hiệu nguy hiểm.
- Đo SpO₂ (nồng độ oxy trong máu): Nếu SpO₂ dưới 90%, bệnh nhân đang trong tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng.
Thực hiện các biện pháp hỗ trợ hô hấp khẩn cấp:
- Thở oxy: Ngay lập tức cho bệnh nhân thở oxy lưu lượng cao (6–10 lít/phút).
- Hút đờm: Nếu bệnh nhân khó thở do đờm ứ.
- Gọi cấp cứu: Nếu tình trạng không cải thiện sau khi hỗ trợ oxy.

Chú ý lượng nước tiểu do giảm lưu thông tuần hoàn
Suy tim làm giảm lưu lượng máu tới thận, gây giảm khả năng lọc và bài tiết nước tiểu, dẫn đến ứ dịch trong cơ thể.
Theo dõi nước tiểu hàng ngày:
- Đo lượng nước tiểu: Nếu dưới 500ml/ngày (thiểu niệu) hoặc gần như không có nước tiểu (vô niệu) là dấu hiệu suy thận.
- Kiểm tra màu sắc: Nước tiểu sậm màu hoặc ít bọt là dấu hiệu bất thường.
Điều chỉnh liều thuốc lợi tiểu theo chỉ định bác sĩ:
- Tăng liều thuốc lợi tiểu: Nếu bệnh nhân bị phù nhiều, khó thở hoặc tăng cân đột ngột (>2kg trong 2 ngày).
- Giảm liều hoặc ngừng thuốc: Nếu bệnh nhân tiểu quá nhiều, khát nước liên tục hoặc chóng mặt do tụt huyết áp.
Xét nghiệm tim mạch chỉ 92k
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Hỗ trợ tinh thần cho người bệnh
Bệnh nhân suy tim thường gặp căng thẳng và lo âu do phải sống chung với bệnh mạn tính, đặc biệt khi xuất hiện các triệu chứng khó thở hoặc đau ngực. Hỗ trợ tinh thần là phần quan trọng trong chăm sóc toàn diện.
Trò chuyện thường xuyên, tạo môi trường chăm sóc thân thiện:
- Lắng nghe bệnh nhân, khuyến khích họ bày tỏ cảm xúc và chia sẻ lo lắng.
- Giữ thái độ bình tĩnh, nhẹ nhàng và kiên nhẫn khi giao tiếp.
Khuyến khích tham gia các nhóm hỗ trợ bệnh nhân suy tim:
- Động viên bệnh nhân tham gia các cộng đồng hoặc nhóm hỗ trợ, nơi họ có thể chia sẻ kinh nghiệm và nhận sự động viên từ những người có hoàn cảnh tương tự.
- Hỗ trợ tinh thần giúp người bệnh giảm căng thẳng, lo âu.
Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân suy tim
1.Tái khám định kỳ là yếu tố quan trọng giúp bác sĩ theo dõi tiến triển bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị và điều chỉnh phác đồ thuốc phù hợp với tình trạng thực tế.
Đối với bệnh nhân suy tim mạn tính, nên tái khám mỗi 1–3 tháng hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Đối với bệnh nhân suy tim cấp tính hoặc sau khi xuất viện, cần tái khám trong vòng 7–14 ngày. Các xét nghiệm cần thực hiện khi tái khám:
- Siêu âm tim: Đánh giá sức co bóp cơ tim và mức độ suy tim.
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra nồng độ BNP (chỉ dấu suy tim), chức năng thận, điện giải đồ.
- Đo điện tâm đồ: Phát hiện rối loạn nhịp tim.
- X-quang phổi: Đánh giá tình trạng ứ dịch hoặc phù phổi.

2. Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp giảm gánh nặng cho tim, ổn định huyết áp và ngăn ngừa biến chứng.
- Hạn chế muối, ăn nhạt
- Kiểm soát đường
- Hạn chế chất béo bão hòa và cholesterol
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây
3. Tập thể dục đều đặn giúp tăng sức bền của tim, cải thiện tuần hoàn và kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, bệnh nhân suy tim cần tập đúng cách để tránh làm tim quá tải.
Các bài tập phù hợp:
- Đi bộ nhẹ: 15–30 phút/ngày, 5 ngày/tuần, với tốc độ vừa phải.
- Tập thở sâu: Hỗ trợ tăng khả năng trao đổi oxy và giảm khó thở.
- Yoga hoặc thái cực quyền: Giúp thư giãn, cải thiện tuần hoàn và điều hòa huyết áp.
Nguyên tắc khi tập luyện:
- Khởi động nhẹ nhàng 5–10 phút trước khi tập.
- Nghỉ ngay nếu có dấu hiệu mệt mỏi, tức ngực hoặc khó thở.
- Tránh tập trong thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
4.Không tự ý ngừng thuốc: Đặc biệt là các thuốc trợ tim, thuốc lợi tiểu. Việc tự ý ngừng thuốc hoặc quên liều có thể khiến tình trạng suy tim trở nặng nhanh chóng, thậm chí dẫn đến đột tử do rối loạn nhịp tim hoặc suy tim cấp.
Các nhóm thuốc cần đặc biệt tuân thủ:
- Thuốc trợ tim (Digoxin): Giúp tim co bóp hiệu quả hơn. Dừng đột ngột dễ gây rối loạn nhịp tim nguy hiểm.
- Thuốc lợi tiểu (Furosemide, Spironolactone): Giúp giảm phù và ứ dịch. Ngừng thuốc có thể làm dịch ứ nhanh chóng, gây phù phổi cấp.
- Thuốc ức chế men chuyển (Enalapril, Lisinopril): Giúp giãn mạch, giảm gánh nặng cho tim. Ngừng thuốc dễ gây tăng huyết áp đột ngột.
Lưu ý khi dùng thuốc:
- Uống thuốc đúng giờ, không bỏ liều.
- Không tự ý điều chỉnh liều khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
- Báo ngay bác sĩ khi có dấu hiệu tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, rối loạn nhịp tim.
5. Kiểm soát huyết áp: Để giảm áp lực lên tim
Quản lý huyết áp giúp làm chậm tiến triển của suy tim, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và suy thận. Mục tiêu huyết áp: Giữ dưới 130/80 mmHg đối với bệnh nhân suy tim.
Các cách quản lý huyết áp:
- Đo huyết áp thường xuyên: Nên đo vào buổi sáng và buổi tối, cùng một thời điểm mỗi ngày.
- Ăn nhạt: Hạn chế muối giúp huyết áp ổn định hơn.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Đi bộ hoặc yoga giúp giảm căng thẳng và ổn định huyết áp.
- Dùng thuốc đúng chỉ định: Thường gồm thuốc chẹn beta (Metoprolol), thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch. Không tự ý bỏ thuốc khi huyết áp đã ổn định.
- Kiểm soát căng thẳng: Thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền, thở sâu, hoặc nghe nhạc nhẹ.

Tổng kết
Một kế hoạch chăm sóc giảm nhẹ bệnh suy tim đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa bệnh nhân, gia đình và đội ngũ y tế. Chăm sóc bệnh nhân suy tim cần được thực hiện đúng và đủ. Kế hoạch chăm sóc suy tim sẽ được thay đổi tùy theo tình hình của người bệnh. Luôn tuân thủ và theo sát đội ngủ y tế để đảm bảo sức khỏ cho người bệnh.