U tuyến giáp được chia thành nhiều loại, trong đó u tuyến giáp thể u nhú là loại ung thư tuyến giáp khá phổ biến hiện nay. Mặc dù bệnh có tiến triển chậm và tiên lượng tốt. Tuy nhiên, do không nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh, dẫn đến có nhiều trường hợp khi ung thư thể u nhú đã di căn mới được phát hiện ra, gây khó khăn cho việc điều trị.
Vì thế, hiểu rõ hơn về thông tin của bệnh lý này là cách chúng ta có thể chủ động bảo vệ sức khoẻ ngay từ đầu, tránh những hậu quả nghiêm trọng do bệnh gây ra.
U Tuyến Giáp Thể U Nhú Là Gì?
U tuyến giáp thể nhú là gì? U tuyến giáp thể u nhú là bệnh tuyến giáp, còn được gọi là ung thư biểu mô nhú, cũng thuộc dạng ung thư tuyến giáp biệt hoá tốt nhất.
Không những vậy, đối với bệnh lý này thường có nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh tiếp xúc với năng lượng bức xạ trong thời gian dài.
Đối với u tuyến giáp thể u nhú, thường xuất hiện ở dạng các nhân hay những nang có kích thước không đều nhau, cũng có thể là những khối u xuất hiện trong nhu mô tuyến giáp bình thường.
Khi bệnh phát hiện muộn, đã chuyển sang giai đoạn tiến triển, những khối ung thư biểu mô nhú này có thể đã bắt đầu xâm lấn tối thiểu hoặc xâm lấn quá mức ảnh hưởng đến những cơ quan khác.
Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp ung thư tuyến giáp thể u nhú, những khối u này xâm lấn đến cơ quan khác, vào cả hệ thống bạch huyết, nhưng rất ít người bị xâm lấn vào đến mạch máu.
Để chẩn đoán u tuyến giáp thể u nhú thì sinh thiết chọc hút bằng kim có kích thước nhỏ là phương pháp chẩn đoán thường được áp dụng đầu tiên và tốt nhất trong trường hợp bác sĩ phát hiện có nhân hay bướu tuyến giáp nghi ngờ là ung thư.
Trong trường hợp này, để can thiệp và kiểm soát tốt nếu là u tuyến giáp thể u nhú, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân cần phải phẫu thuật triệt căn.
Tiếp đến, trong khoảng từ 4 – 6 tuần tiếp theo sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, bệnh nhân có thể sẽ phải tiếp tục điều trị bổ túc bằng phương pháp iod phóng xạ nhằm mục đích phát hiện và phá huỷ những tế bào di căn và các mô ác tính vẫn còn sót lại bên trong tuyến giáp.
Tiên lượng của bệnh nhân được chẩn đoán là u tuyến giáp thể u nhú thường phụ thuộc rất nhiều vào tuổi tác. Theo đó, dự hậu trong tương lai ở những bệnh nhân trẻ tuổi sẽ tốt hơn rất nhiều so với bệnh nhân từ 45 tuổi trở lên.
Nguyên Nhân Gây U Tuyến Giáp Thể U Nhú
Với đặc điểm cấu tạo của tuyến giáp là nhu mô, rất nhạy cảm với những tác động của những loại bức xạ ion hoá từ việc tiếp xúc ngẫu nhiên và trong môi trường y tế đều là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh ung thư tuyến giáp.
Đối với những bệnh nhân đang điều trị bằng phương pháp chiếu xạ trị thường được dùng trong việc điều trị những bệnh lý như có khối u ác tính hay những tổn thương lành tính điển hình là tăng sinh lông mặt quá mức, mụn trứng cá, nấm da đầu, amidan, bệnh lao hạch ở cổ, cắt tuyến ức… thì những bệnh nhân này trong tương lai thường có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến giáp hơn người bình thường và kéo dài trong thời gian rất lâu lên đến khoảng 30 năm.
Không những vậy, trong trường hợp người bệnh xạ trị ung thư ở những vị trí là vùng đầu, cổ đặc biệt là khi bé sẽ có nguy cơ phát triển thành ung thư tuyến giáp khá cao.
Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngoài tiếp xúc với tia bức xạ là nguyên nhân phổ biến thì vẫn còn những nguyên nhân gây u tuyến giáp thể u nhú có thể là:
- Phụ nữ sử dụng những biện pháp tránh thai thông qua đường uống.
- Một chế độ dinh dưỡng bất hợp lý, thiếu i-ốt kéo dài.
- Tình trạng phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh muộn.
- Sinh con muộn.
- Có sự xuất hiện của những nốt tuyến giáp lành tính.
- Một số hội chứng gia đình không phổ biến như hội chứng Gardner, polyp tuyến thượng thận, bệnh Cowden… có thể có mối liên quan đến khối u nhú tuyến giáp, thường chiếm tỷ lệ khoảng 5% trong những ca mắc bệnh.
Giai Đoạn Của U Tuyến Giáp Thể U Nhú
Giai Đoạn 1
Ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 1 cũng chính là giai đoạn đầu tiên của bệnh. Ở giai đoạn này, thường chưa có dấu hiệu rõ ràng, vì thế nhiều người rất khó phát hiện ra mình mắc bệnh.
Về kích thước khối u ở giai đoạn 1 chỉ dưới 2cm, được hình thành bên trong tuyến giáp và vẫn chưa phát triển mạnh và lây lan ra những cơ quan xung quanh hay lan vào hệ thống hạch bạch huyết.
Giai Đoạn 2
Khi bước sang ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 2, lúc này những triệu chứng đã bắt đầu rõ ràng hơn. Bệnh nhân sẽ có cảm giác bị đau ở cổ họng, khó nuốt.
Về kích thước, khối u ở giai đoạn 2 đã phát triển lớn dần khoảng từ 2 – 4 cm và đã phát triển ra khu vực bên ngoài của tuyến giáp. Nhờ thế, nếu bệnh nhân chú ý thì có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
Giai Đoạn 3
Ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 3 sẽ dễ phát hiện hơn, do kích thước khối u lúc này đã hơn 4 cm. Mặc dù kích thước tăng nhanh, nhưng khối u vẫn chưa bước sang giai đoạn lan vào hạch bạch huyết. Vì thế, nếu được tích cực điều trị thì cơ hội hồi phục hoàn toàn vẫn rất khả quan.
Những triệu chứng của u tuyến giáp thể u nhú ở giai đoạn này là những cơn đau tập trung ở vùng cổ, gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hằng ngày của bệnh nhân.
Theo đó, ngoài phác đồ điều trị, bệnh nhân cần phải kiêng một số loại thực phẩm để hỗ trợ tốt quá trình điều trị.
Giai Đoạn 4
Ung thư tuyến giáp giai đoạn 4 cũng chính là giai đoạn cuối cùng nên khối u có sự gia tăng mạnh mẽ về kích thước.
Không những vậy, khối u đã bắt đầu lan ra ngoài đến tận hạch bạch huyết cổ còn gọi là ung thư tuyến giáp thể nhú di căn hạch cổ.
Nếu tình trạng chuyển biến xấu hơn, chúng sẽ lan đến gần các mạch máu khác trong cơ thể và đến một số cơ quan khác như phổi, xương…
U Tuyến Giáp Thể U Nhú Có Nguy Hiểm Không?
U tuyến giáp thể u nhú có nguy hiểm không? Đối với u tuyến giáp thể u nhú thì khả năng khối u xâm lấn ra ngoài tuyến giáp và di căn đến các bộ phận khác là tương đối cao. Những vị trí nguy hiểm khi khối u di căn đến điển hình như khí quản, thực quản, động mạch, tĩnh mạch…
Trong một số trường hợp, nếu khối u xâm lấn nguy hiểm có thể không tiêu diệt triệt để được, khả năng tái phát trong tương lai là khá cao, dẫn đến hiệu quả điều trị kém.
Đối với khả năng biến chứng, do thể u nhú thuộc một dạng u lành tính và hoàn toàn có thể loại bỏ bằng các phương pháp can thiệp y khoa hiện đại.
Tuy nhiên, nếu bệnh tái phát thì khối u có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tế bào ung thư lan ra bên ngoài tuyến giáp và tiếp tục gây ung thư ở những bộ phận khác trong cơ thể.
Chẩn Đoán U Tuyến Giáp Thể U Nhú
Do vào thời gian đầu, u tuyến giáp thể u nhú không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng nên rất khó nhận biết bệnh.
Vì thế, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, chúng ta nên dành thời gian để khám sức khỏe định kỳ mỗi năm để kiểm tra, nhất là trong trường hợp nghi ngờ có bướu tuyến giáp và triệu chứng bất thường tập trung ở vùng cổ.
Hiện nay, để chẩn đoán u tuyến giáp thể nhú chủ yếu bao gồm những phương pháp sau:
Siêu âm: Siêu âm tuyến giáp là phương pháp phổ biến được dùng trong chẩn đoán. Nhờ vào sóng siêu âm trên đầu dò sẽ giúp tái tạo hình ảnh của tuyến giáp trên màn hình. Nhờ đó, bác sĩ sẽ đánh giá được tính chất của khối u.
Chọc tế bào kim nhỏ: Bác sĩ sẽ dùng đến một kim nhỏ chuyên dụng để chọc trực tiếp vào khối u tuyến giáp, rồi lấy mẫu bệnh phẩm để tiến hành kiểm tra dưới kính hiển vi nhằm mục đích xác định đó là khối u ác tính hay lành tính.
Để đảm bảo được độ chính xác và an toàn, quá trình lấy mẫu xét nghiệm sẽ được thực hiện nhờ sự trợ giúp của máy siêu âm.
Chẩn đoán hình ảnh: Bao gồm 2 phương pháp là chụp CT hoặc MRI tuỳ thuộc vào trường hợp bệnh cụ thể như vị trí, kích thước khối u, độ xâm lấn mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.
Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm giúp đánh giá được chức năng tuyến giáp góp phần nâng cao giá trị chẩn đoán, theo dõi trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp thể u nhú.
Điều Trị U Tuyến Giáp Thể U Nhú
Tiên lượng của bệnh nhân u tuyến giáp thể nhú phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, tuổi tác và giới tính. Bệnh sẽ có tiên lượng tốt nếu bệnh nhân là nữ giới và những người trẻ hơn 40 tuổi.
Nếu được điều trị với phương pháp thích hợp, tỷ lệ sống là 95%, do bệnh có tiến triển chậm nên tiên lượng khá khả quan. Tỷ lệ bệnh nhân sống trên 10 năm chiếm đến 90%. Tỷ lệ khối u di căn xa đến các cơ quan như phổi, xương là tương đối hiếm.
Nhưng trong trường hợp khối u gây ra triệu chứng chèn ép hay xâm lấn đến các mô xung quanh như phổi, xương, não… và các vị trí khác thì tiên lượng trở nên xấu đi.
Tùy theo trường hợp bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ 1 phần hoặc có thể là toàn bộ tuyến giáp. Sau quá trình phẫu thuật, bệnh nhân cần tiếp tục điều trị bằng liệu pháp như:
Nội tiết trị liệu: Giúp ức chế TSH, để đè nén các tế bào ung thư vẫn còn sót lại sau phẫu thuật, giúp ngăn chặn nguy cơ tái phát.
Dùng i-ốt phóng xạ 131: Thường được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt ung thư vẫn còn sót lại và tế bào ung thư di căn xa.
Như vậy, u tuyến giáp thể u nhú thường không quá nguy hiểm vì bệnh có tiến triển chậm. Tuy nhiên, do dấu hiệu bệnh tương đối mơ hồ nên để bảo vệ sức khỏe, đối với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nên tiến hành khám sàng lọc u tuyến giáp thể u nhú để phát hiện và điều trị tốt ngay từ đầu.
Hãy chọn chi nhánh gần bạn để thăm khám và nhận kết quả trực tuyến nhanh chóng. Để tham khảo về các nhóm xét nghiệm và bảng giá, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.
Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.