U tuyến giáp nên ăn gì và u tuyến giáp nên kiêng gì có lẽ là những thông tin mà bệnh nhân và người nhà cực kỳ quan tâm, với mong muốn tìm ra giải pháp hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị, bên cạnh dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nhờ vào một chế độ ăn uống hợp lý, đóng vai trò rất quan trọng giúp bệnh nhân chống lại bệnh tật sau khi thăm khám và thực hiện siêu âm bệnh lý tuyến giáp. Vậy hãy cùng Diag tìm hiểu những thông tin cực kỳ hữu ích dưới đây nhé!
Tìm Hiểu Về Bệnh U Tuyến Giáp
U tuyến giáp nên ăn gì? Để biết rõ hơn về u tuyến giáp nên ăn gì, chúng ta cần phải xác định được tình trạng bệnh.
Về bệnh u tuyến giáp, bao gồm hai loại là u lành tính và u ác tính. Hiện nay, tỷ lệ u tuyến giáp khá cao, lên đến khoảng 50% gặp ở phụ nữ sau mãn kinh trên 60 tuổi, trong đó u ác tính chiếm tỷ lệ 5%.
Đối với u tuyến giáp ác tính, hay còn gọi là ung thư tuyến giáp, chiếm tỷ lệ khoảng 1% trong các bệnh ung thư, nhưng lại là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại ung thư nội tiết.
Nếu bệnh nhân có tiên lượng tốt và phát hiện trong giai đoạn sớm nhờ vào việc sàng lọc ung thư tuyến giáp thì bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Do bệnh tuyến giáp có rất nhiều loại như suy giáp, cường giáp, nhược giáp, u tuyến giáp, rối loạn tuyến giáp, bướu tuyến giáp… đều có biểu hiện tương tự nhau như có cảm giác khó nuốt, bị đau cổ… nên để biết được tình trạng bệnh chính xác, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ung bướu để được tiến hành xét nghiệm tuyến giáp, giúp chẩn đoán chính xác, từ đó có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.
U Tuyến Giáp Nên Ăn Gì?
U tuyến giáp nên ăn gì là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Dưới đây là những nhóm thực phẩm có lợi cho người mắc bệnh u tuyến giáp, giúp hỗ trợ tốt quá trình điều trị, được chuyên gia khuyên nên bổ sung đầy đủ vào thực đơn hằng ngày.
I – Ốt
Theo các chuyên gia cho biết, i-ốt là chất rất cần thiết cho tuyến giáp. Nhờ vào I ốt, sẽ giúp cân bằng được hormon tuyến giáp, kích thích sản sinh ra những loại hormone cần thiết, đồng thời làm giảm sự hình thành của u tuyến giáp.
Vì thế, trong thực đơn hằng ngày của người bệnh u tuyến giáp, nên bổ sung i-ốt ở mức hợp lý. Một số loại thực phẩm chứa hàm lượng i-ốt dồi dào như muối, các loại rong biển, tảo biển…
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, đối với bệnh nhân đang điều trị bằng phương pháp i-ốt xạ và các phương pháp khác, thì việc bổ sung i-ốt như thế nào là hợp lý, cần tham khảo bác sĩ điều trị để có sự hướng dẫn chi tiết nhất vì mỗi trường hợp bệnh sẽ có sự điều chỉnh khác nhau về hàm lượng muối mỗi ngày.
Trong trường hợp quá lạm dụng i-ốt, có thể gây ra những vấn đề quá kích ở tuyến giáp như viêm tuyến giáp khiến cho những triệu chứng của bệnh thêm nghiêm trọng. Vì thế, người bệnh cần kiểm soát tốt lượng i-ốt nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Rau Xanh
U tuyến giáp nên ăn gì? Thực phẩm quan trọng cần bổ sung nhiều vào thực đơn của người u tuyến giáp là các loại rau lá xanh.
Đây là những thực phẩm giàu magie và khoáng chất, cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, thúc đẩy quá trình trao đổi chất làm việc hiệu quả hơn, nhất là hoạt động ở tuyến giáp.
Người bệnh nên bổ sung những loại rau có màu sẫm như rau bina, diếp cá, rau ngót, rau muống… là sự lựa chọn hàng đầu trong bữa ăn của người bệnh.
Nhờ vào việc bổ sung rau sẫm màu, những triệu chứng đau cơ, mệt mỏi, nhịp tim thay đổi thất thường sẽ được cải thiện do cơ thể được nhận đủ magie.
Quả Mọng
Trong nhóm quả mọng điển hình như dâu tây, cà chua, mâm xôi, nho, chuối… là những loại quả giàu chất chống oxy hoá và chứa hàm lượng đường thấp, sẽ giúp hỗ trợ chức năng tuyến giáp làm việc tốt hơn và chống lại những tác nhân có hại gây ra những vấn đề ở tuyến giáp.
Bên cạnh đó, nhờ vào những dưỡng chất có lợi trong quả mọng, sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại bệnh tật.
Các Loại Hạt
Không chỉ rau xanh, mà các loại hạt điển hình như hạnh nhân, hạt điều, hạt bí… cũng là nguồn cung cấp magie rất tuyệt vời cho cơ thể. Đồng thời, những loại hạt này còn giàu protein thực vật, vitamin B, vitamin E cũng những khoáng chất khác sẽ giúp hỗ trợ tốt hoạt động của tuyến giáp.
Hải Sản
Đối với bệnh nhân bị u tuyến giáp thì những loại hải sản chính là thực phẩm tốt nên bổ sung vào thực đơn.
Nhờ các loại hải sản như tôm, cua, cá… không chỉ cung cấp năng lượng giúp cơ thể khoẻ mạnh, mà chúng còn chứa nhiều khoáng chất tốt cho tuyến giáp như i-ốt, kẽm, omega-3, vitamin A, vitamin B, selen.
Trong đó, họ nhà cá chứa rất nhiều protein nạc, axit amin, magie và vitamin B cực kỳ tốt cho bệnh nhân đang điều trị tuyến giáp.
Người bệnh nên ăn luôn phiên nhóm hải sản khoảng từ 3 bữa trong tuần. Nên ưu tiên những loại hải sản được đánh bắt tự nhiên, các loại cá có vị béo như cá thu, cá ngừ, cá trích… để bổ sung thêm omega-3 cho cơ thể.
Thịt Hữu Cơ
Nhóm thịt hữu cơ cũng là những thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị u tuyến giáp. Nhờ vào quá trình chăn nuôi, sản xuất đạt chuẩn, không sử dụng hóa chất đem lại an toàn cao cho người sử dụng. Đặc biệt là ức gà, đây là phần thịt chứa nhiều protein, giúp cho hệ cơ chắc khoẻ hơn.
Tuy nhiên, người bệnh nên hạn chế việc ăn nội tạng động vật vì hàm lượng axit lipoic khá cao, sẽ gây ảnh hưởng đến một số loại thuốc tuyến giáp trong quá trình điều trị. Nếu ăn quá nhiều, nguy cơ gây phá vỡ hoạt động của tuyến giáp là rất cao.
Trứng
Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và đây cũng là thực phẩm có lợi người bị u tuyến giáp có thể dùng.
Trong lòng trắng trứng chứa nhiều chất béo và calo, còn lòng đỏ trứng lại chứa hàm lượng i-ốt và Selen dồi dào giúp bảo vệ tuyến giáp và bổ sung dưỡng chất cho người bệnh.
Nhưng để bảo toàn được tối đa hàm lượng chất dinh dưỡng trong trứng thì trứng luộc là cách chế biến đơn giản và hiệu quả nhất so với việc ăn trứng rán.
U Tuyến Giáp Nên Kiêng Gì?
Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì? Đối với ung thư tuyến giáp và u tuyến giáp, để hỗ trợ tốt quá trình điều trị, người bệnh cũng cần hiểu rõ những món ăn không tốt tránh triệu chứng của bệnh thêm nghiêm trọng như sau:
Rau Họ Nhà Cải
Mặc dù rau có màu xanh đậm tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp. Tuy nhiên, người bệnh nên kiêng các loại rau thuộc họ nhà cải như cải xoăn, củ cải, cải bruxen, bông cải xanh… vì những loại rau này chứa rất nhiều chất Isothiocyanates.
Khi nạp quá nhiều chất Isothiocyanates vào cơ thể, sẽ gây cản trở quá trình hoạt động của tuyến yên, hạn chế hấp thụ i-ốt, nhất là khi ăn sống. Vì thế, nếu ăn những loại rau này, người bệnh nên luộc sơ để loại bỏ các chất trên.
Sản Phẩm Chế Biến Từ Đậu Nành Không Lên Men
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những sản phẩm làm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành có chứa một số hợp chất là nguyên nhân gây cản trở khả năng tái tạo hormone ở tuyến giáp.
Nhưng trong trường hợp sử dụng đậu nành đã lên men điển hình như tương tempeh hay tương miso lại rất tốt cho người bị bệnh tuyến giáp.
Đậu nành không lên men sẽ làm giảm quá trình hấp thụ i-ốt của cơ thể. Nếu bệnh nhân mắc bệnh mất cân bằng hormone hay rối loạn tuyến giáp thì cần hạn chế ăn đậu nành hoặc thậm chí là không ăn. Để biết rõ hơn, bệnh nhân có thể nhờ bác sĩ tư vấn về trường hợp của mình.
Thức Ăn Chế Biến Sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn chính là “kẻ thù” của người bị bệnh tuyến giáp. Nguyên nhân là vì trong những loại thực phẩm này có chứa hàm lượng calo rỗng, đậu tương và một số chất phụ gia không tốt cho sức khỏe.
Đồng thời, thức ăn nhanh, chế biến sẵn còn chứa hàm lượng chất béo khá cao, khiến cho quá trình sản xuất thyroxin ở tuyến giáp bị chậm lại, nghiêm trọng hơn có thể gây mất tác dụng của một số loại thuốc điều trị suy giáp.
Thực Phẩm Chứa Gluten
Trong lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen chứa hàm lượng Gluten dồi dào. Khi nạp quá nhiều chất này vào cơ thể, sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, nhất là đường ruột.
Những sản phẩm chứa gluten thường gặp nhất là bánh quy, bánh ngọt, bánh mì và một số món chay… Có một số người khi ăn những thực phẩm này thường gặp phải triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, đau bụng…
Vì gluten có khả năng gây ra những phản ứng miễn dịch tự động, khiến nguy cơ mắc các bệnh cường giáp, suy giáp tăng cao. Nên một chế độ ăn không gluten là vấn đề người mắc bệnh tuyến giáp cần lưu ý và cả những người muốn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Hạn Chế Dung Nạp Quá Nhiều Chất Xơ Và Đường
Mặc dù chất xơ rất có lợi cho đường tiêu hoá, nhưng chỉ nên duy trì ở mức hợp lý khi mắc bệnh tuyến giáp. Vì khi nạp quá nhiều chất xơ sẽ khiến việc hấp thu thuốc của cơ thể kém hiệu quả.
Tuy nhiên, người bệnh không nên loại bỏ hoàn toàn thực phẩm chứa chất xơ mà cần ăn ở mức vừa đủ. Kể cả đường hay chất tạo ngọt cũng tương tự.
Do khi tuyến giáp bị suy giảm chức năng, sẽ khiến cho việc chuyển hóa đường thành năng lượng cũng gặp ảnh hưởng, khiến người bệnh dễ tăng cân, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tuyến giáp.
Bên cạnh đó, có một số lưu ý nhỏ như:
- Không nên uống thuốc điều trị suy giáp cùng lúc với những thực phẩm giàu canxi như sữa hoặc những chế phẩm từ sữa, thuốc canxi. Vì điều này sẽ dẫn đến tác dụng của thuốc sẽ suy giảm. Tốt nhất thuốc điều trị tuyến giáp và sữa nên uống cách xa nhau.
- Chất kích thích, cà phê, một số đồ uống chứa caffeine cũng là nguyên nhân làm giảm tác dụng của thuốc tuyến giáp. Đối với thuốc tuyến giáp, nên uống lúc đói, tốt nhất vào buổi sáng trước khi ăn sáng 1 tiếng.
- Khi có thắc mắc, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể nhất về vấn đề dinh dưỡng, chăm sóc, dùng thuốc sao cho hợp lý.
Hy vọng, thông qua bài viết này bạn đã biết được đáp án trả lời cho câu hỏi u tuyến giáp nên ăn gì, kiêng gì là tốt nhất cho quá trình điều trị. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng nhóm chất luân phiên nhau sẽ giúp người bệnh có một sức khỏe tốt để chống lại bệnh tật.
Để tham khảo về các nhóm xét nghiệm và bảng giá, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.
Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.