Dinh dưỡng cho trẻ em bị ung thư là vấn đề được rất nhiều người quan tâm đến hiện nay. Dinh dưỡng cho trẻ là yếu tố giữ vai trò quan trọng giúp tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật ở trẻ em. Đặc biệt với trẻ bị ung thư thì điều đó càng cần thiết hơn. Hãy cùng tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em bị ung thư và tầm quan trọng của nó thông qua bài viết dưới đây.

Dinh Dưỡng Cho Trẻ Em Bị Ung Thư Có Vai Trò Như Thế Nào?

Dinh dưỡng là việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể theo dạng thức ăn nhằm duy trì sự sống. Đối với cả người trưởng thành và trẻ em, chế độ dinh dưỡng đều rất quan trọng.  Đặc biệt với trẻ mắc bệnh ung thư thì việc nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết càng có ý nghĩa hơn. Bệnh ung thư và các phương pháp điều trị bệnh có thể gây ảnh hưởng đến khả năng dung nạp thức ăn cũng như quá trình sử dụng chất dinh dưỡng của trẻ.

yYWK33mnOcSlQey4T0KqwJE6lhLWyvaX3LI0M4cWhBmMOjwCRK1WsSQsj5JQ4mkm0eaURV7dgY3Hy8R0_1625479457.jpg
Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ ung thư bị giảm sút do tác dụng của quá trình điều trị

Nếu trước, trong và sau quá trình điều trị bệnh, trẻ được quan tâm đến chế độ dinh dưỡng thì tình trạng sức khỏe của trẻ có thể sẽ tốt hơn, khỏe mạnh hơn. Trẻ cũng có thể khắc phục được những tác dụng không mong muốn do quá trình điều trị bệnh gây ra. Tuy nhiên, ở mỗi trẻ nhu cầu dinh dưỡng là khác nhau. Bởi vậy cần xác định mục tiêu dinh dưỡng cho trẻ bị ung thư và lên kế hoạch để trẻ có thể đạt được những mục tiêu đó.

Lợi Ích Của Chế Độ Dinh Dưỡng Tốt Với Trẻ Bị Ung Thư

Khi trẻ có một chế độ dinh dưỡng tốt trong quá trình điều trị bệnh ung thư thì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như:

  • Tình trạng sức khỏe được cải thiện: trẻ khỏe mạnh hơn, có nhiều năng lượng tốt hơn
  • Giúp chữa lành và tăng khả năng phục hồi
  • Sức chịu đựng của trẻ tốt hơn, kể cả là những tác dụng phụ của việc sau điều trị.
  • Trẻ có thể theo sát được kế hoạch điều trị mà không bị bỏ dở
  • Làm giảm nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình điều trị bệnh
  • Có thể duy trì được sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ
  • Đảm bảo duy trì cân nặng, dự trữ các chất dinh dưỡng trong cơ thể
  • Giúp trẻ cảm thấy cuộc sống vui vẻ hơn, tốt đẹp hơn, tinh thần lạc quan hơn,…
pgYQ292Hp6xl063RZ02wR0rdmRIs1EY7Ymg1faaeiUcOA1oROZwLBh4BfAKASlmqHZXA6UQxekBTjNYJ_1625479615.jpg
Khi trẻ có một chế độ dinh dưỡng tốt trong quá trình điều trị bệnh ung thư thì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Em Bị Ung Thư

Bị ung thư ăn gì thì tốt? Chế độ dinh dưỡng cho trẻ như thế nào cho hợp lý? là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Trẻ bị ung thư cần chế độ dinh dưỡng có đầy đủ protein, chất béo, chất bột đường, nước, các vitamin và khoáng chất,…Kể cả ung thư máu ở trẻ em là một căn bệnh nguy hiểm cũng cần chế độ dinh dưỡng tương tự nhau vậy.

Để có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho từng trẻ thì các chuyên gia dinh dưỡng cần đánh giá tình trạng của trẻ qua các yếu tố như: cân nặng, tuổi, chẩn đoán bệnh, kế hoạch điều trị và các loại thuốc đang sử dụng. Thông qua đó có thể hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và lên kế hoạch thực hiện.

Dưới đây là những chất dinh dưỡng mà trẻ bị ung thư cần bổ sung.

Protein (chất đạm)

Protein được cung cấp vào cơ thể với vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Protein giúp sửa chữa các mô, duy trì làn da, tế bào máu và hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng như niêm mạc đường tiêu hóa. Khi bị bệnh nhu cầu protein của trẻ thường cao hơn. Do đó, nếu trẻ bị ung thư không được bổ sung đủ protein có thể dẫn đến tình trạng phá vỡ cơ bắp để đáp ứng lượng protein mà cơ thể cần. Sau khi hóa xạ trị hay phẫu thuật, trẻ cũng cần bổ sung protein để làm các vết thương và đề phòng nhiễm trùng xảy ra.

O85vyZw7RJCxnj1S065OpTdFjHqhLOZTsgKcqMRHaWY42nb0yqEtcyh0MUm9Yic06OyA4HvFGmra2YRx_1625479980.jpg
Các nguồn thực phẩm chứa protein tốt gồm thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, trứng, sữa

Các nguồn thực phẩm chứa protein tốt mà bạn có thể tham khảo bao gồm: thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, trứng, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, các loại đậu và thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành,..

Vậy ung thư có nên ăn thịt bò? Hiện nay nhiều người vẫn quan niệm rằng người mắc bệnh ung thư phải hạn chế ăn chất đạm từ động vật để tế bào ung thư không phát triển nhanh. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm. Bổ sung chất đạm không những giúp bệnh nhân ung thư phục hồi lại khối nạc đã mất do quá trình dị hóa mà còn giúp làm lành vết thương và chống nhiễm trùng sau phẫu thuật hay hóa xạ trị.

Carbohydrate (chất bột đường)

Carbohydrate chính là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động thể chất và thực hiện chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Ở trẻ đang điều trị bệnh ung thư, cơ thể có thể cần nhiều năng lượng hơn so với một đứa trẻ bình thường từ 20 – 90%. Và con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, kích thước hay tình trạng mà trẻ gặp phải.

zXvRaFbnhcmTmqrpU18NRga7nFSOShYUdplhyeC3CYMv6gRYGMuthbTQpiU16Rjl1GfNUcb38LxtRMoj_1625479881.jpg
Carbohydrate chính là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động thể chất

Có thể bổ sung carbohydrate từ trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Đây được coi là nguồn carbohydrate tốt nhất giúp cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và dinh dưỡng thực vật cho các tế bào của cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể cung cấp carbohydrate từ nhiều nguồn khác nhau như: bánh mì, mì ống, gạo, khoai tây, các loại đậu,..Nên hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn chứa đường như: bánh kẹo, đồ uống có đường bởi chúng cung cấp đường nhưng rất ít chất dinh dưỡng.

Chất béo

Được tạo thành từ các axit béo, chất béo tạo ra nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, giúp hình thành nên cấu trúc tế bào. Khi được bổ sung vào cơ thể, chất béo được phân hủy nhằm dự trữ năng lượng, cách ly các mô cơ thể và mang một số loại vitamin qua máu. Do đó, trong khẩu phần ăn hàng ngày không thể thiếu chất béo đặc biệt là với trẻ mắc bệnh ung thư.

W7Bzrwtev21n6mOac7vV7CsezGP6KAdPYjcHxG7P7kiwypWxgVJs27HBzSBE4hXwjHupKvYWzZOsmEMY_1625480136.jpg
Chất béo không bão hòa là chất béo tốt bao gồm dầu ô liu, dầu lạc

Chất béo không bão hòa là chất béo tốt nên thường được lựa chọn hơn chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Chất béo không bão hòa bao gồm:

  • Chất béo không bão hòa đơn: có trong các dầu thực vật như dầu ô liu, dầu lạc, dầu hạt cải,…
  • Chất béo không bão hòa đa: có trong dầu hướng dương, dầu hạt lanh, dầu cây rum, dầu hạt ngô,…Trong hải sản cũng có chất béo này.

Trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt gia súc, gia cầm, các loại sữa nguyên chất hay giảm béo, các loại phô mai, bơ,..có chứa chất béo bão hòa hoặc axit béo bão hòa. Một số dầu thực vật cũng chứa chất béo bão hòa như dầu dừa, dầu hạt cọ,..

Axit béo thiết yếu rất cần thiết với cơ thể, chúng giúp xây dựng tế bào và tạo ra hormon. Tuy nhiên, cơ thể không thể tự tạo ra mà phải bổ sung từ các thực phẩm bên ngoài. Nguồn cung cấp axit béo thiết yếu cho cơ thể là từ: dầu đậu nành, dầu óc chó, dầu hạt cải,…

Nước

Hầu hết hoạt động của các tế bào trong cơ thể đều cần đến nước. Nếu trẻ không được cung cấp đủ nước hay cơ thể thiếu chất lỏng sẽ gây ra mất cân bằng giữa các khoáng chất và chất lỏng trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ nguy hiểm cho trẻ.

anlkCbpjGidDhk4Vo2SJlfe87Df6Ear82pCuNrQdsiZzRgFRzOUba6rVExcanQz1JEoWkZm1sFYBy47S_1625480240.jpg
Nước giúp cân bằng giữa các khoáng chất và chất lỏng trong cơ thể

Trẻ có thể bị mất nước do không uống đủ nước hoặc do tiêu chảy, nôn mửa. Bởi vậy để tính được nhu cầu chất lỏng của trẻ cần dựa vào kích thước của trẻ và lượng chất lỏng trẻ bị mất đi. Ngoài uống nước, trẻ cũng được cung cấp nước từ các thực phẩm, trái cây, rau củ quả, các chất lỏng như sữa, súp,…

Vitamin và khoáng chất

Để có thể tăng trưởng, phát triển và hoạt động bình thường cơ thể trẻ cần một lượng vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, vitamin và khoáng chất cũng giúp cơ thể sử dụng năng lượng mà nó được cung cấp từ thực phẩm.

Thực tế cho thấy ngay cả những trẻ khỏe mạnh vẫn xảy ra tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Những trẻ có chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý thường sẽ nhận được nhiều vitamin và khoáng chất hơn những đứa trẻ khác. Bởi vậy, cần bổ sung thêm lượng thích hợp để đảm bảo sức khỏe của trẻ.

Cách nấu ăn cho người bị ung thư cũng rất quan trọng và cần thật sự chú ý. Trong quá trình điều trị ung thư có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn như: nôn, buồn nôn, viêm loét miệng, viêm lợi, khô miệng khiến việc ăn uống của trẻ trở nên khó khăn.

Vì vậy, cần chế biến thức ăn mềm hoặc nhiều nước và hạn chế gia vị cay nồng,…Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ và tăng cường những thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Khi chế biến thực phẩm cần chú ý hạn chế làm mất các vitamin và dưỡng chất có lợi cho cơ thể.

Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã có những kiến thức bổ ích về dinh dưỡng cho trẻ em bị ung thư. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hãy liên hệ ngay với trung tâm chẩn đoán và xét nghiệm y khoa Diag qua hotline 1900 1717 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ ưu đãi và tiện ích tại Diag, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.