Ung thư là căn bệnh ác tính gây nhiều nguy hại cho sức khỏe nếu không được chữa trị kịp thời. Vì thế, cần thực hiện xét nghiệm dấu ấn ung thư nhằm phát hiện bệnh sớm.
1. Dấu Ấn Ung Thư Là Gì?
Theo định nghĩa của Hiệp Hội Ung Thư Mỹ, dấu ấn ung thư, hay chất chỉ điểm ung thư (Tumor markers) do các tế bào ung thư hoặc do các tế bào khác trong cơ thể sản xuất ra, nhằm đáp ứng với bệnh ung thư hoặc một số bệnh lành tính khác.
Thông thường, một số dấu ấn ung thư chỉ đặc hiệu với một loại ung thư. Tuy nhiên, không phải lúc nào dấu ấn ung thư và bệnh ung thư cũng tỷ lệ thuận với nhau vì có những trường hợp dấu ấn ung thư tăng cao nhưng không phải là ung thư. Kết quả xét nghiệm này được gọi là dương tính giả ứng với một số bệnh điển hình như viêm phổi, viêm gan, bệnh vú lành tính,…
Đối với người bình thường, các dấu ấn ung thư vẫn được sản xuất bởi các cơ quan trong cơ thể nhưng với nồng độ rất thấp. Trong trường hợp bị ung thư, các dấu ấn chỉ điểm ung thư được tế bào sản xuất với số lượng tăng gấp nhiều lần so với thông thường.
Để chẩn đoán ung thư, người bệnh cần làm xét nghiệm dấu ấn ung thư thông qua xét nghiệm nghiệm mẫu máu, nước tiểu, phân, dịch cơ thể của bệnh nhân, từ đó chỉ ra khối u lành tính hoặc ác tính. Đồng thời, kết hợp thực hiện thăm khám chẩn đoán cùng với các xét nghiệm chuyên sâu khác để đạt kết quả chính xác.
2. Xét Nghiệm Dấu Ấn Ung Thư Có Chính Xác Không?
Xét nghiệm dấu ấn ung thư giúp bác sĩ chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh ung thư nhưng không thể khẳng định chính xác bản chất ung thư, thường được chỉ định thực hiện khi nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh ung thư, hoặc bệnh nhân ung thư đang được điều trị để đánh giá hiệu quả của điều trị.
Để biết chính xác bản thân có mắc bệnh ung thư, nên tiến hành làm xét nghiệm dấu ấn ung thư lần thứ 2 cách lần xét nghiệm đầu tiên khoảng từ 3 – 6 tháng. Thông qua việc đánh giá kết quả và so sánh với lần đầu, nếu các chỉ số tăng một cách đột ngột sẽ phải kiểm tra kết hợp để tìm nguyên nhân gây bệnh.
Mặt khác, kết quả xét nghiệm cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khách quan dẫn đến tình trạng âm tính giả hoặc dương tính giả. Tùy theo tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn có nên làm thêm các xét nghiệm khác bổ sung, kết hợp với các loại kiểm tra, CT bằng hình ảnh sẽ có tỷ lệ chính xác cao hơn.
Nếu nghi ngờ bản thân có dấu hiệu ung thư, hay các đối tượng có yếu tố di truyền (trong gia đình có người mắc ung thư), thường xuyên sử dụng chất kích thích,.. cần tầm soát ung thư sớm nhất có thể. Thời gian định kỳ lý tưởng là 6 tháng, 1 năm, 2 năm,…
>>> Có thể bạn sẽ cần: Gói Xét Nghiệm Tầm Soát Dấu Ấn Ung Thư
3. Có Bao Nhiêu Dấu Ấn Ung Thư?
CEA
CEA được sản xuất trong thời kì bào thai và giảm dần sau khi sinh, với:
– Giới hạn CEA bình thường dao động trong mức: 0 – 2.5 ng/mg, khi CEA trên 10 ng/mg gợi ý tình trạng bệnh tiến triển, trên 20ng/ml thường có liên quan đến ung thư
– CEA thường tăng trong ung thư đường tiêu hoá như: ung thư thực quản, dạ dày, đại trực tràng, cổ tử cung, buồng trứng, vú…
– CEA có thể tăng nhưng ở mức không đáng kể khi bệnh nhân bị viêm tuỵ, polyp đại tràng, suy thận mạn hoặc viêm ruột non.
AFP
AFP là loại protein, tăng trong K tế bào gan nguyên phát và K tế bào mầm (tinh hoàn), giúp theo dõi tình trạng bệnh và hiệu quả điều trị K tế bào gan nguyên phát hoặc K tế bào mầm sau phẫu thuật, hoá trị hay xạ trị, với:
– Giới hạn AFP bình thường thấp hơn 40ng/ml. AFP tăng trên 400 ng/ml ở những bệnh nhân ung thư gan.
– Thông qua chỉ số AFP, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng bệnh và hiệu quả điều trị K tế bào gan nguyên phát hoặc K tế bào mầm sau phẫu thuật, hoá liệu hay xạ trị.
– Khi bệnh nhân bị viêm gan, xơ gan chỉ số AFP huyết tương sẽ tăng cao.
PSA
PSA giúp tầm soát K tuyến tiền liệt, kết hợp đồng thời việc sinh thiết, khám hậu môn – trực tràng, thường áp dụng với bệnh nhân nam trên 50 tuổi, với:
– Giới hạn PSA bình thường thấp hơn 4 ng/ml.
– PSA huyết tương có thể tăng khi bệnh nhân u phì đại, bị viêm tuyến tiền liệt hoặc K tuyến tiền liệt.
CA 72-4
CA 72-4 thường được dùng như một gợi ý trong chẩn đoán ung thư dạ dày, buồng trứng, đại trực tràng, một số ung thư đường tiêu hóa hoặc phần phụ khác, với giới hạn CA 72-4 bình thường dưới 6.9 μg/ml.
CA 19-9
CA 19-9 là dạng protein, thường tăng trong ung thư đường tiêu hoá, giúp phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị bệnh K đường tiêu hóa, với:
– Giới hạn CA 19-9 bình thường thấp hơn 37 U/ml.
– Bệnh nhân mắc bệnh viêm gan, xơ gan, viêm tụy, đái tháo đường hay tắc mật sẽ có chỉ số CA 19-9 (có thể) tăng.
SCC (SCCA)
SCC là chỉ dấu của ung thư biểu mô tế bào vẩy – một loại ung thư của tế bào biểu mô – tế bào vảy. Các tế bào vảy là thành phần chính của biểu mô da và ung thư tế bào biểu mô dạng chủ yếu của ung thư da
– Giới hạn SCC bình thường dao động trong mức: 0- 2 µg/ L.
– Khi bị tắc nghẽn phổi, hen suyễn, chỉ số SCC cũng có thể tăng cao.
4. Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Dấu Ấn Ung Thư Là Gì?
Dấu ấn ung thư có ý nghĩa rất lớn trong việc chẩn đoán theo dõi điều trị bệnh nhưng cũng có một số điểm hạn chế như:
– Nhiều trường hợp dấu ấn ung thư có thể tăng ngay cả khi bệnh nhân không mắc bệnh ung thư, do ảnh hưởng của các bệnh lý khác trong cơ thể dẫn kết quả xét nghiệm sai lệch.
– Một số dấu ấn ung thư đơn độc không có giá trị trong chẩn đoán ung thư.
– Không phải tất cả các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư khi làm xét nghiệm dấu ấn ung thư đều có chỉ số tăng.
Bên cạnh những hạn chế, thực hiện xét nghiệm dấu ấn ung thư cũng đem lại các giá trị hữu ích như:
– Sàng lọc đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao.
– Giúp chẩn đoán và phát hiện các khối u trong cơ thể, đồng thời giúp phân biệt với các bệnh lý không phải ung thư nhưng có triệu chứng tương tự.
– Giúp phán đoán giai đoạn ung thư.
– Quyết định tiên lượng.
– Theo dõi hiệu quả điều trị ở bệnh nhân ung thư thông qua sự thay đổi trị số của các dấu ấn ung thư.
Khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nêu trên, hãy sớm thực hiện xét nghiệm tầm soát dấu ấn ung thư. Bạn có thể gọi số hotline 1900 1717 để nhận tư vấn 24/7 bởi đội ngũ nhân viên tận tâm tại Diag và đặt lịch hẹn sớm nhất.
Sau đó, bạn có thể thoải mái và nhanh chóng lấy mẫu tại hơn 30 chi nhánh lấy mẫu trải dài khắp khu vực TP.HCM và các tỉnh, thành lân cận như Củ Chi, Hóc Môn, Cần Thơ và nhận kết quả xét nghiệm với thời gian, chi phí được tối ưu hóa.
* Bài viết được tham vấn chuyên gia y tế thuộc Diag. Tuy nhiên, các thông tin trên chỉ mang tính tham khảo và không thay thế tư vấn y khoa. Trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin đã cung cấp, vui lòng nhận sự chỉ định từ chuyên gia y tế.