Tụt huyết áp là gì?
Tụt huyết áp hay huyết áp thấp xảy ra khi áp lực máu trong các động mạch thấp hơn bình thường. Huyết áp là lực của máu đẩy vào thành mạch khi tim bơm máu. Mức huyết áp bình thường thường vào khoảng 120/80 mmHg. Nếu chỉ số này giảm xuống dưới 90/60 mmHg, được xem là huyết áp thấp.
Nguyên nhân của huyết áp thấp bao gồm mất nước, mất máu, các vấn đề về tim, nhiễm trùng và một số loại thuốc. Một số người có thể có huyết áp thấp tự nhiên mà không gặp triệu chứng nào, trong khi một số khác sẽ xuất hiện các triệu chứng nhẹ đến triệu chứng nghiêm trọng như:
- Chóng mặt, choáng váng
- Mệt mỏi, cảm giác yếu ớt
- Mờ mắt
- Đau đầu nhẹ hoặc nặng đầu
- Buồn nôn
- Ngất xỉu hoặc cảm giác muốn ngất
- Da lạnh, ẩm và nhợt nhạt
- Nhịp tim nhanh hoặc không đều
- Khó tập trung
Nhiều người đặt vấn đề liệu tụt huyết áp uống nước đường hay trà đường có hiệu quả hay không, câu trả lời là CÓ. Khi bị tụt huyết áp, cơ thể cần bổ sung nhanh chóng năng lượng và các chất cần thiết để phục hồi. Uống nước đường là một biện pháp đơn giản và hiệu quả để cung cấp glucose vào cơ thể, từ đó giúp tăng cường năng lượng và ổn định huyết áp.
Đường là nguồn năng lượng chính mà cơ thể sử dụng để duy trì các hoạt động sống. Khi glucose được hấp thu vào máu, năng lượng được cung cấp nhanh chóng, đồng thời kích thích hệ thống tim mạch hoạt động mạnh mẽ hơn làm tăng huyết áp.
Cao huyết áp có nên uống nước đường không?
Người bị cao huyết áp nên thận trọng khi sử dụng nước đường. Việc tiêu thụ đường, đặc biệt là đường trong nước ngọt hoặc các loại nước có đường, có thể làm tình trạng huyết áp trở trầm trọng hơn. Nạp đường nhiều còn có thể gây tăng cân, tăng cholesterol và nhiều vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim mạch, đột quỵ…
Để cải thiện huyết áp, bạn nên duy trì chế độ ăn ít đường, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu kali như rau xanh, trái cây, giúp cân bằng huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Những lưu ý khi uống nước đường ở người hạ huyết áp
Tụt huyết áp uống nước đường là một biện pháp tạm thời giúp cung cấp năng lượng nhanh chóng. Bạn cần chú ý một số điểm quan trọng để bảo đảm an toàn và hiệu quả:
- Lượng đường hợp lý: Uống quá nhiều nước đường trong một lần có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, chẳng hạn như làm tăng đột ngột lượng đường trong máu, dẫn đến nguy cơ tiểu đường hoặc béo phì.
- Kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng: Sau khi uống nước đường, để tránh tụt huyết áp tái phát, bạn nên ăn một bữa ăn cân bằng chứa đủ chất dinh dưỡng như carbohydrate phức hợp, protein và chất xơ.
- Theo dõi huyết áp thường xuyên: Nếu tình trạng tụt huyết áp diễn ra thường xuyên hoặc có dấu hiệu nặng hơn, bạn cần đến bác sĩ để thăm khám và có phương pháp điều trị và sử dụng thuốc điều trị phù hợp.
Bên cạnh việc theo dõi huyết áp tại nhà, bạn nên kiểm tra huyết áp và thăm khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín để được đánh giá và hướng dẫn điều trị phù hợp bởi bác sĩ. Trong đó, bạn có thể đến trung tâm y khoa Diag để tiến hành kiểm tra và nhận sự tư vấn chi tiết từ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao.
Liên hệ ngay với trung tâm để được tư vấn và đặt lịch tại:
- Website: https://diag.vn/
- Hotline: 19001717
Kiểm tra đường huyết chỉ 159k
- Kiểm tra 3 chỉ số đường huyết và tầm soát tiểu đường.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Biện pháp phòng ngừa huyết áp thấp
Việc phòng ngừa hạ huyết áp là rất quan trọng để duy trì sức khỏe ổn định. Để phòng ngừa tình trạng hạ huyết áp, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Uống đủ nước: Thiếu nước có thể làm giảm thể tích máu, gây ra tụt huyết áp. Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày theo nhu cầu của cơ thể, đặc biệt trong những ngày nóng hoặc khi tập luyện thể thao. Ngoài ra, một số loại nước có thể giúp hạn chế tình trạng huyết áo thấp như nước điện giải, trà gừng, trà cam thảo, trà húng quế, nước sâm, nước nho khô…
- Ăn uống đều đặn: Tránh bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Hạ đường huyết có thể dẫn đến hạ huyết áp, vì vậy nên ăn các bữa nhỏ, giàu dinh dưỡng trong suốt cả ngày để duy trì năng lượng ổn định. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
- Tăng lượng muối hợp lý: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, muối có thể giúp tăng huyết áp. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tăng, đặc biệt nếu bạn có tiền sử cao huyết áp.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh và tập thể dục đều đặn giúp cải thiện tuần hoàn máu và duy trì huyết áp ổn định. Tuy nhiên, tránh các bài tập quá sức và phải phù hợp với sức khỏe của bạn.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Nếu bạn có triệu chứng tụt huyết áp kéo dài, nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.
Lời kết
Tụt huyết áp uống nước đường giúp tăng huyết áp tạm thời trong trường hợp tụt huyết áp nhẹ, nhưng không nên lạm dụng biện pháp này, đặc biệt đối với những người có tiền sử cao huyết áp hoặc các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp và đảm bảo sức khỏe của bạn luôn được duy trì ổn định.