Tăng huyết áp kịch phát là tình trạng huyết áp tăng cao đột ngột. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, suy tim, hoặc tổn thương thận. Đây là một tình trạng cần được cấp cứu y tế ngay lập tức. Trong bài viết này, tìm hiểu về nguyên nhân, biến chứng, và cách phòng ngừa tình trạng này cùng Diag.
Tăng huyết áp kịch phát là gì?
Huyết áp là lực tác động của máu lên thành động mạch khi tim hoạt động. Chỉ số này được đo bằng đơn vị mmHg và bao gồm hai thành phần:
- Huyết áp tâm thu: Áp lực lúc tim co bóp.
- Huyết áp tâm trương: Áp lực trong giai đoạn tim nghỉ giữa các nhịp đập.
Huyết áp bình thường ở người trưởng thành thường dao động quanh mức 120/80 mmHg. Khi huyết áp tăng vượt ngưỡng 140/90 mmHg, đó là dấu hiệu của tăng huyết áp.
Tăng huyết áp kịch phát (Paroxysmal Hypertension) là hiện tượng huyết áp tăng vọt lên mức rất cao trong thời gian ngắn, thường vượt trên ngưỡng 180/120 mmHg.
Không giống như tình trạng tăng huyết áp thông thường, cơn tăng huyết áp kịch phát xảy ra đột ngột, kèm theo các triệu chứng:
- Nhức đầu dữ dội.
- Xây xẩm mặt mày, mờ mắt, và hoa mắt.
- Đau tức ngực, khó thở.
- Buồn nôn hoặc ói mửa.
Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể gây tổn thương não, tim và thận. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nguy hiểm như đột quỵ, suy tim cấp, và suy thận.

Nguyên nhân cơn tăng huyết áp kịch phát
Nhiều yếu tố có thể gây ra cơn tăng huyết áp kịch phát, bao gồm:
1. Ngừng sử dụng thuốc điều trị
Các loại thuốc điều trị huyết áp như thuốc chẹn beta hoặc thuốc ức chế men chuyển (ACE inhibitors) có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Khi ngừng sử dụng thuốc đột ngột mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ, cơ thể sẽ không kịp thích nghi, dẫn đến tình trạng huyết áp tăng vọt. Điều này làm gia tăng nguy cơ các cơn tăng huyết áp kịch phát.
2. Chế độ ăn uống không hợp lý
Một chế độ ăn chứa nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn, và chất béo bão hòa có thể làm tăng huyết áp. Natri trong muối làm cơ thể giữ nước, gây áp lực lên mạch máu, dẫn đến huyết áp tăng cao. Ngược lại, ăn nhiều rau xanh, trái cây, và thực phẩm giàu kali có thể giúp ổn định huyết áp và giảm nguy cơ mắc cơn tăng huyết áp kịch phát.
3. Stress và căng thẳng tâm lý
Stress kéo dài kích hoạt cơ thể sản sinh các hormone như adrenaline và cortisol, làm tim đập nhanh hơn, mạch máu co thắt, và huyết áp tăng cao. Tình trạng căng thẳng liên tục có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các cơn tăng huyết áp nguy hiểm.
4. Bệnh lý tiềm ẩn
Một số bệnh lý nội khoa có thể dẫn đến tăng huyết áp kịch phát, bao gồm:
- Hẹp động mạch thận: Làm giảm lượng máu đến thận, khiến thận tiết ra nhiều hormone làm tăng huyết áp.
- U tủy thượng thận (pheochromocytoma): Làm tăng sản xuất hormone adrenaline, gây co thắt mạch máu và tăng huyết áp.
- Các bệnh lý khác như suy giáp hoặc rối loạn nội tiết cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này.
- Tiểu đường hoặc rối loạn mỡ máu cũng là hai trong số các yếu tố nguy cơ.
Biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp kịch phát
Tăng huyết áp kịch phát nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Các vấn đề, rủi ro sức khỏe có thể gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp kịch phát:
- Tai biến mạch máu não: Huyết áp cao có thể gây vỡ mạch máu não, dẫn đến xuất huyết não hoặc thiếu máu cục bộ. Điều này gây tổn thương vĩnh viễn cho các tế bào não và làm tăng nguy cơ hôn mê, tử vong.
- Suy tim cấp: Áp lực máu cao buộc tim phải hoạt động quá mức, dẫn đến tổn thương cơ tim và suy giảm chức năng bơm máu.
- Phù phổi cấp: Khi áp lực máu quá cao, dịch có thể tích tụ trong phổi, gây khó thở nghiêm trọng. Phù phổi cấp là tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu ngay lập tức.
- Suy thận cấp: Huyết áp cao làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận, khiến chức năng lọc máu bị suy giảm nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến suy thận mạn tính.
- Tổn thương mắt: Tăng huyết áp quá cao có thể làm hỏng các mạch máu võng mạc. Tiềm ẩn rủi ro mốt một phần thị lực, nặng hơn là mù vĩnh viễn.
Xét nghiệm liên quan đến huyết áp chỉ 30k
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Cách phòng ngừa tăng huyết áp kịch phát
Để phòng ngừa tăng huyết áp kịch phát, bạn cần tuân thủ một số biện pháp sau:
- Người bệnh cần uống thuốc hạ áp đúng giờ, đúng liều lượng theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngừng thuốc để tránh nguy cơ tăng huyết áp đột ngột.
- Hạn chế muối trong khẩu phần ăn, tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn.
- Tăng cường các thực phẩm giàu kali như chuối, cam, và rau xanh. Theo WHO, lượng kali khuyến nghị hàng ngày cho người trưởng thành là khoảng 3.500 – 4.700mg.
- Bổ sung chất xơ và thực phẩm giàu magie như yến mạch, gạo lứt, hạnh nhân, hạt chia, hạt lanh, cải xoăn, cải bẹ xanh…
- Thực hành các bài tập thư giãn như yoga, thiền, hoặc hít thở sâu.
- Tránh làm việc quá sức và cân bằng thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Thăm khám sức khỏe, đo huyết áp thường xuyên giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
- Duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục đều đặn và tránh sử dụng thuốc lá sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc tăng huyết áp.
Lời kết
Tăng huyết áp kịch phát là tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tuân thủ điều trị, duy trì lối sống lành mạnh, và thường xuyên kiểm tra sức khỏe. Nếu gặp các triệu chứng như đau đầu dữ dội, chóng mặt, hay khó thở, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tếngay lập tức.