Tăng huyết áp độ 3 là một bệnh lý nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết này của Diag sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Tăng huyết áp độ 3 là gì?

Tăng huyết áp (hay cao huyết áp) là tình trạng áp lực máu lên thành động mạch cao hơn bình thường. Đây là bệnh lý phổ biến, có thể gây ra các vấn đề như nguy cơ tim mạch nếu không được kiểm soát.

Huyết áp gồm:

Tăng huyết áp độ 3 là giai đoạn bệnh nguy hiểm nhất. Trong trường hợp này, mọi người cần cấp cứu y tế ngay lập tức để tránh gặp nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Chỉ số huyết áp trong giai đoạn này gồm:

  • Huyết áp tâm trương: trên 180 mmHg.
  • Huyết áp tâm thu: trên 120 mmHg.
tang huyet ap do 3 la gi
Tăng huyết áp độ 3 là giai đoạn bệnh nguy hiểm nhất, tiềm ẩn nhiều rủi so sức khỏe nếu không cấp cứu kịp thời

Triệu chứng của tăng huyết áp độ 3

Dưới đây là những triệu chứng thường gặp của bệnh nhân tăng huyết áp độ 3:

  • Đau đầu dữ dội: Cơn đau đầu mạnh, thường xuất hiện vào buổi sáng, đau nhói vùng trán hoặc sau gáy.
  • Hoa mắt, chóng mặt: Cảm giác choáng váng, đứng không vững, có thể kèm ù tai.
  • Khó thở, tức ngực: Cảm thấy nặng ngực, thở gấp, đặc biệt khi nằm xuống.
  • Mờ mắt, giảm thị lực: Mắt nhìn kém, mờ, hoặc thấy các đốm sáng lạ.
  • Buồn nôn hoặc nôn: Thường kèm đau đầu dữ dội, dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng.
  • Tim đập nhanh, hồi hộp: Cảm nhận tim đập mạnh, không đều, hoặc đập dồn dập.
  • Mặt đỏ bừng, đổ mồ hôi nhiều: Cơ thể nóng bừng, mồ hôi ra nhiều mà không rõ lý do.
  • Đau bụng hoặc đau lưng dữ dội: Có thể là dấu hiệu nguy hiểm của vỡ mạch máu lớn.

Biến chứng của tăng huyết áp độ 3

Nếu không cấp cứu kịp thời, người bệnh tăng huyết áp độ 3 có thể gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng:

  • Đột quỵ: Huyết áp quá cao làm vỡ hoặc tắc mạch máu não dẫn đến
  • Tai biến mạch máu não: Bệnh có thể gây liệt, mất trí nhớ hoặc thậm chí tử vong.
  • Nhồi máu cơ tim: Tim phải làm việc quá sức, dễ bị tắc mạch, dẫn đến đau tim, suy tim, thậm chí ngừng tim đột ngột.
  • Suy thận: Thận bị tổn thương do áp lực máu cao, làm giảm khả năng lọc máu, có thể dẫn đến suy thận phải lọc máu.
  • Phù phổi cấp: Tim yếu khiến dịch tràn vào phổi, gây khó thở nặng, cần cấp cứu ngay.
  • Mù lòa: Huyết áp cao làm tổn thương mạch máu mắt, khiến thị lực giảm hoặc mất hoàn toàn.
  • Vỡ động mạch chủ: Áp lực máu quá lớn làm rách động mạch, gây chảy máu trong nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Tổn thương não: Huyết áp cao làm sưng não, gây đau đầu dữ dội, lú lẫn, co giật, hoặc hôn mê.

Phương pháp chẩn đoán tăng huyết áp độ 3

Các phương pháp chẩn đoán tăng huyết áp độ 3:

  • Đo huyết áp nhiều lần: Tăng huyết áp độ 3 khi huyết áp tâm thu ≥180 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥120 mmHg. Đo ít nhất 2-3 lần vào các thời điểm khác nhau để đảm bảo kết quả chính xác.
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra mỡ máu, đường huyết, và chức năng thận.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Phát hiện các dấu hiệu tổn thương thận.
  • Siêu âm tim, điện tâm đồ (ECG): Kiểm tra ảnh hưởng của huyết áp cao lên tim.
do dien tam do
Đo điện tâm đồ là một trong những phương pháp bác sĩ thường chỉ định để chẩn đoán cao huyết áp độ 3

Điều trị tăng huyết áp độ 3

Thay đổi lối sống:

  • Giảm muối: Ăn nhạt, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, và hạn chế chất béo xấu.
  • Vận động đều đặn: Đi bộ, đạp xe, hoặc bơi ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần.
  • Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia: Giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
  • Ngủ đủ giấc và giảm căng thẳng: Tập thiền, yoga, hoặc nghe nhạc thư giãn.
  • Dùng thuốc điều trị hạ huyết áp theo chỉ định bác sĩ:

Thuốc lợi tiểu:

Mục đích để giảm bớt muối và nước trong cơ thể để hạ huyết áp. Các loại thuốc bác sĩ thường chỉ định gồm:

  • Thuốc giãn mạch: Làm các mạch máu nở ra, giảm áp lực máu.
  • Thuốc giảm nhịp tim (chẹn beta): Giúp tim đập chậm lại, giảm gánh nặng cho tim.
  • Thuốc chứa chất ức chế men chuyển (ACE): Ngăn cơ thể sản xuất chất làm co mạch, giúp mạch máu giãn ra.

Lưu ý: Người bệnh tăng huyết áp độ 3 thường phải kết hợp nhiều loại thuốc điều trị để kiểm soát huyết áp.

Xử lý khi huyết áp tăng quá cao (cấp cứu):

  • Can thiệp y tế ngay: Nếu thấy các dấu hiệu như đau ngực, thở khó, nói khó, hoặc tê liệt tay chân.
  • Nhập viện: Bác sĩ sẽ dùng thuốc hạ huyết áp nhanh và theo dõi sát các cơ quan như tim, thận, và não.

Theo dõi và tái khám định kỳ:

  • Theo dõi huyết áp tại nhà và ghi lại hàng ngày.
  • Tái khám đúng lịch để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh thuốc.
  • Thực hiện các xét nghiệm cần thiết (máu, nước tiểu, và siêu âm tim) định kỳ theo chỉ định bác sĩ.

Xét nghiệm liên quan đến huyết áp chỉ 30k

  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Lời kết

Tăng huyết áp độ 3 là tình trạng nghiêm trọng, dễ gây biến chứng nguy hiểm như đột quỵ hoặc suy tim. Nếu phát hiện sớm, tuân thủ điều trị, và duy trì lối sống lành mạnh, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh và bảo vệ sức khỏe lâu dài.