Khái quát huyết áp trẻ em
Ở trẻ, không thể áp dụng một mức cố định như ở người lớn vì huyết áp thay đổi theo sự phát triển tự nhiên của cơ thể. Yếu tố tuổi, giới tính, và chiều cao đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức huyết áp của trẻ. Trẻ càng lớn, hệ thống tim mạch càng phát triển và nhu cầu về áp lực máu để nuôi dưỡng các cơ quan cũng tăng theo.
Sự khác biệt về giới tính dẫn đến các thay đổi về sinh lý, ảnh hưởng đến áp lực máu. Do đó, chỉ số huyết áp của một bé trai cao lớn sẽ khác với một bé gái cùng tuổi, khiến việc áp dụng một con số duy nhất để đánh giá huyết áp trở nên không chính xác.
Để khắc phục điều này, các bảng tiêu chuẩn huyết áp theo phân vị (percentile) đã được thiết lập, giúp so sánh huyết áp của trẻ với những trẻ khác có cùng độ tuổi, giới tính và chiều cao. Bằng cách này, bác sĩ có thể xác định huyết áp bình thường của trẻ em, huyết áp tăng hay hạ huyết áp.
Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

Bảng chỉ số huyết áp trẻ em theo tuổi
Bảng tiêu chuẩn này giúp bác sĩ so sánh kết quả đo huyết áp của trẻ với những trẻ khác cùng độ tuổi, giới tính và chiều cao để xác định liệu huyết áp của trẻ có nằm trong phạm vi bình thường hay không. Bảng này chia huyết áp của trẻ thành các phân vị:
- Phần trăm thứ 90: Nếu huyết áp của trẻ nằm trong ngưỡng từ 90% đến 95% so với những trẻ khác có cùng độ tuổi, giới tính và chiều cao, trẻ có huyết áp cao.
- Phần trăm thứ 95: Nếu huyết áp cao hơn 95% trẻ khác, trẻ được coi là bị tăng huyết áp.
Phân loại huyết áp theo độ tuổi và phạm vi phần trăm liên quan được thể hiện trong bảng sau:
Phân loại | Đối với trẻ từ 1 đến < 13 tuổi | Đối với trẻ ≥ 13 tuổi |
Huyết áp bình thường | < phân vị thứ 90 | <120/<80 mmHg |
Tiền tăng huyết áp | ≥ phân vị thứ 90 đến < phân vị thứ 95 hoặc 120/80 mmHg đến < phân vị thứ 95 (chọn mức thấp hơn) | 120/<80 đến 129/<80 mmHg |
Tăng huyết áp giai đoạn 1 | ≥ phân vị thứ 95 đến < phân vị thứ 95+12 mmHg hoặc 130/80 đến 139/89 mmHg (chọn mức thấp hơn) | 130/80 đến 139/89 mmHg |
Tăng huyết áp giai đoạn 2 | ≥ phân vị thứ 95+12 mmHg hoặc ≥ 140/90 mmHg | ≥140/90 mmHg |
Nguồn: USDA/ARS Children’s Nutrition Research Center
Ngoài ra, một bảng huyết áp bình thường theo độ tuổi và giới tính đơn giản hơn cũng được sử dụng để sàng lọc, giúp phát hiện trẻ em và thanh thiếu niên cần kiểm tra huyết áp kỹ hơn.
Giới tính | Bé trai | Bé gái | ||
Tuổi | Chỉ số tâm thu | Chỉ số tâm trương | Chỉ số tâm thu | Chỉ số tâm trương |
1 | 98 | 52 | 98 | 54 |
2 | 100 | 55 | 101 | 58 |
3 | 101 | 58 | 102 | 60 |
4 | 102 | 60 | 103 | 62 |
5 | 103 | 63 | 104 | 64 |
6 | 105 | 66 | 105 | 67 |
7 | 106 | 68 | 106 | 68 |
8 | 107 | 69 | 107 | 69 |
9 | 107 | 70 | 108 | 71 |
10 | 108 | 72 | 109 | 72 |
11 | 110 | 74 | 111 | 74 |
12 | 113 | 75 | 114 | 75 |
≥13 | 120 | 80 | 120 | 80 |
Nguồn: USDA/ARS Children’s Nutrition Research Center
Lưu ý: Bảng này giúp xác định khi nào cần đo lại huyết áp nhưng không dùng để chẩn đoán chính xác huyết áp tăng hoặc huyết áp thấp.
Xem thêm: Huyết áp người trên 70 tuổi
Công thức tính huyết áp trẻ em
Để đánh giá mức huyết áp bình thường trong các trường hợp kiểm tra sức khỏe cơ bản, bạn có thể sử dụng công thức tính sau:
- Huyết áp tâm thu (HATT) = 80 + (2 x tuổi của trẻ tính theo năm).
- Huyết áp tâm trương (HATTr) = 2/3 x HATT.
Lưu ý: Công thức này chỉ mang tính chất tham khảo, để xác định chính xác tình trạng của trẻ cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chi tiết.

Mạch huyết áp trẻ em là gì?
Mạch huyết áp cũng là một yếu tố quan trọng phản ánh sức khỏe hệ tim mạch. Mạch huyết áp là sự khác biệt giữa chỉ số tâm thu và tâm trương, thường dao động từ 30 – 50 mmHg và có thể thay đổi tùy theo tình trạng sức khỏe hoặc hoạt động thể lực.
Khi mạch huyết áp tăng cao hơn mức bình thường, có thể là dấu hiệu của bệnh lý tim mạch hoặc các vấn đề về động mạch. Ngược lại, nếu chỉ số này quá thấp, có thể cho thấy hệ thống tuần hoàn gặp vấn đề trong việc cung cấp máu cho cơ thể.
Đo mạch huyết áp giúp bác sĩ đánh giá tình trạng tim mạch và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp.
Xem thêm: Huyết áp thay đổi như thế nào trong hệ mạch?
Thế nào là trẻ em bị huyết áp cao?
Huyết áp cao không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ em, và cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh các biến chứng về sau. Bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng và tiêu chuẩn chẩn đoán huyết áp cao ở trẻ em để xác định mức độ nguy hiểm của bệnh.
Trẻ được chẩn đoán là bị tăng huyết áp khi chỉ số đo lường của trẻ vượt quá phân vị thứ 95 của nhóm tuổi, giới tính và chiều cao.
Xem thêm: Cơ chế điều hòa huyết áp

Huyết áp cao ở trẻ em có thể được phân chia thành hai nhóm nguyên nhân chính: nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.
- Nguyên phát: Nguyên nhân nguyên phát của huyết áp cao ở trẻ thường liên quan đến các yếu tố dinh dưỡng, vận động và lối sống:
- Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh: Trẻ có chế độ dinh dưỡng không cân bằng, tiêu thụ quá nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, hoặc thực phẩm có hàm lượng cholesterol và đường cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Ít vận động: Trẻ em ít vận động, không tham gia các hoạt động thể chất có nguy cơ cao.
- Thừa cân, béo phì: Trẻ em bị thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao bị tăng chỉ số huyết áp.
- Thứ phát: Tăng huyết áp thứ phát ở trẻ em thường xảy ra do các bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe khác như:
- Bệnh thận: Bệnh thận khiến thận không khỏe mạnh không thể loại bỏ đủ chất thải và nước dư thừa trong cơ thể, dẫn đến tích tụ muối và nước, làm tăng huyết áp.
- Rối loạn giấc ngủ: Trẻ bị rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến tăng.
- Rối loạn nội tiết: Một số bệnh lý nội tiết, chẳng hạn như hội chứng Cushing (một rối loạn gây tăng mức độ cortisol), hoặc tăng aldosterone (hormone giúp điều chỉnh huyết áp) có thể dẫn đến tăng.
- Bệnh tiểu đường: Trẻ mắc tiểu đường cũng có thể dẫn đến áp lực máu cao.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc corticosteroid, hoặc thuốc điều trị các bệnh lý về thận hoặc tim, có thể gây tăng chỉ số áp lực máu.
Xét nghiệm liên quan đến huyết áp chỉ 30k
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Các bệnh liên quan đến huyết áp
Huyết áp thấp trẻ em là gì?
Huyết áp thấp ở trẻ em (hay còn gọi là hạ huyết áp) là tình trạng chỉ số huyết áp của trẻ giảm xuống dưới mức bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như chóng mặt, ngất xỉu,…
Chỉ số huyết áp thấp ở trẻ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Nguyên nhân sinh lý:
- Mất nước: Do nôn mửa, tiêu chảy, hoặc không uống đủ nước, gây giảm thể tích máu.
- Thiếu dinh dưỡng: Thiếu vitamin B12, axit folic, sắt dẫn đến suy giảm sản xuất tế bào máu và giảm huyết áp.
- Suy giảm trương lực cơ: Trẻ ít hoạt động, cơ thể yếu làm giảm tuần hoàn máu.
- Thay đổi độ tuổi: Huyết áp của trẻ có thể thay đổi theo độ tuổi. Chẳng hạn huyết áp trẻ em 10 tuổi thường sẽ thấp hơn các bé lớn hơn.
- Nguyên nhân bệnh lý:
- Bệnh tim mạch: Các vấn đề về tim, chẳng hạn như suy tim, rối loạn nhịp tim, hoặc bệnh cơ tim, có thể làm giảm khả năng bơm máu hiệu quả.
- Bệnh nội tiết: Các bệnh lý nội tiết như suy giáp, bệnh Addison (thiếu hụt hormone adrenal), hoặc hạ đường huyết có thể ảnh hưởng đến huyết áp.
- Nhiễm trùng: Các nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến tình trạng sốc nhiễm trùng, một tình trạng nghiêm trọng khi huyết áp giảm mạnh và có thể đe dọa tính mạng.
- Rối loạn thần kinh thực vật: Các vấn đề về hệ thần kinh tự chủ, chẳng hạn như hội chứng hạ huyết áp thế đứng, có thể làm giảm huyết áp khi trẻ đứng lên nhanh chóng.
Xem thêm: Mối quan hệ giữa nhịp tim và huyết áp
Cách đo huyết áp cho trẻ em
Việc đo huyết áp chính xác ở trẻ em và thanh thiếu niên là một phần quan trọng trong việc theo dõi sức khỏe và phát hiện các vấn đề tiềm ẩn. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết giúp bạn thực hiện việc đo huyết áp một cách hiệu quả:
- Tư thế của bệnh nhân: Trẻ nên ngồi yên tĩnh trong khoảng 3-5 phút trước khi đo huyết áp. Điều này giúp cơ thể ổn định, tránh những tác động có thể làm sai lệch kết quả. Lưng của trẻ phải được hỗ trợ đầy đủ, và hai chân nên đặt thẳng trên sàn, không bắt chéo để đảm bảo tuần hoàn máu ổn định.
- Kích cỡ vòng bít: Vòng bít cần phải có chiều rộng của túi khí ít nhất chiếm 40% chu vi cánh tay và chiều dài túi khí phải đạt từ 80% đến 100% chu vi cánh tay của trẻ.
- Vị trí cánh tay: Để đạt được kết quả đo chính xác nhất, cánh tay cần được hỗ trợ ngang với tim trong suốt quá trình đo.
- Phương pháp đo huyết áp: Việc đo huyết áp có thể thực hiện bằng cách nghe hoặc bằng thiết bị tự động. Tuy nhiên, các thiết bị tự động có thể làm tăng chỉ số HATT và HATTr so với đo bằng phương pháp nghe.
- Ghi nhận kết quả: Nếu chỉ số huyết áp của trẻ cao, nên đo lại ít nhất hai lần nữa để xác nhận kết quả. Đối với trẻ dưới 13 tuổi, việc xác định chính xác những trẻ cần được đánh giá thêm hoặc đo lại huyết áp có thể khó khăn, vì vậy cần theo dõi chặt chẽ.
Xem thêm: Khám huyết áp ở đâu?

Lời kết
Theo dõi và kiểm tra huyết áp thường xuyên cho trẻ là điều cần thiết để ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch trong tương lai. Huyết áp trẻ em bình thường sẽ khác nhau tùy theo tuổi, chiều cao và giới tính. Phụ huynh cần lưu ý và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe tim mạch từ sớm để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.