Huyết áp thấp ở người già là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi, có thể gây ra nhiều biến chứng như té ngã, suy giảm trí nhớ, thiếu máu não, và thậm chí tăng nguy cơ tử vong. Vậy nguyên nhân, triệu chứng nhận biết, và các hướng phòng ngừa thế nào? Tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới của Diag.

Huyết áp thấp là gì? 

Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch khi tim bơm máu đi khắp cơ thể. Chỉ số huyết áp gồm hai phần:

  • Huyết áp tâm thu (số trên): Áp lực khi tim co bóp.
  • Huyết áp tâm trương (số dưới): Áp lực khi tim giãn ra giữa các nhịp đập.

Theo Phân hội Tăng huyết áp Việt Nam – Hội Tim mạch học Việt Nam, các chỉ số cao huyết áp gồm:

  • Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu <130. Huyết áp tâm trương <85.
  • Huyết áp bình thường – cao (tiền tăng huyết áp): Huyết áp tâm thu 130 – 139. Huyết áp tâm trương 85 – 89.
  • Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140 – 159. Huyết áp tâm trương 90 – 99.
  • Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu ≥ 160. Huyết áp tâm trương ≥100.
  • Cơn tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu ≥180. Huyết áp tâm trương ≥120.
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu ≥140. Huyết áp tâm trương <90.

Huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg. Lúc này, máu không đủ áp lực để cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ở một số người, huyết áp thấp không gây ra triệu chứng và không đáng lo ngại. Nhưng với người cao tuổi, huyết áp thấp có thể gây mất thăng bằng, ngất xỉu, làm tăng nguy cơ té ngã hoặc thiếu lượng máu lên não.

Xem thêm: Huyết áp thấp là bao nhiêu?

huyet ap thap o nguoi gia la gi
Huyết áp thấp ở người già là tình trạng có thể gây ra nhiều biến chứng như té ngã, suy giảm trí nhớ…

Các loại hạ huyết áp ở người cao tuổi và nguyên nhân

Hạ huyết áp tư thế đứng (hạ huyết áp thế đứng)

Đây là tình trạng huyết áp giảm đột ngột khi người bệnh đứng lên quá nhanh từ tư thế ngồi hoặc nằm. Xảy ra do máu chưa kịp lưu thông lên não. Trong trường hợp này, người bệnh có thể cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng, thậm chí ngất xỉu. Nguyên nhân gây bệnh gồm:

  • Khả năng điều chỉnh huyết áp của cơ thể chậm hơn khi tuổi càng cao, dẫn đến khi đứng dậy đột ngột, máu không kịp lên não.
  • Các bệnh lý như Parkinson, tiểu đường làm hỏng hệ thần kinh điều chỉnh huyết áp. Đây là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị hạ huyết áp tư thế đứng.
  • Tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu gây hạ huyết áp.

Xem thêm: Nguyên nhân huyết áp thấp

Hạ huyết áp sau ăn

Hạ huyết áp sau ăn là tình trạng huyết áp giảm trong vòng 1 – 2 giờ sau khi ăn. Khi tiêu hóa thức ăn, máu dồn xuống dạ dày và ruột để hỗ trợ tiêu hóa, khiến huyết áp giảm xuống. Điều này khiến người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, hoa mắt, hoặc choáng váng sau bữa ăn. Những người dễ gặp tình trạng này gồm:

  • Người cao tuổi, đặc biệt là người bệnh đái tháo đường hoặc Parkinson có nguy cơ cao hơn.
  • Người có tiền sử bị hạ huyết áp hoặc rối loạn thần kinh tự chủ.

Hạ huyết áp do bệnh lý hoặc tác dụng phụ của thuốc

Đây là vấn đề thường xảy ra ở bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính, có sử dụng thuốc điều trị kéo dài, như:

  • Suy tim: Tim không bơm đủ máu cho cơ thể, làm tăng nguy cơ hạ huyết áp.
  • Bệnh thận: Ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh lượng muối và nước trong cơ thể, dẫn đến mất cân bằng muối nước, và có thể dẫn đến hạ huyết áp.
  • Bệnh tiểu đường hoặc Parkinson: Ảnh hưởng đến hệ thần kinh điều chỉnh huyết áp, dẫn đến huyết áp không ổn định.
  • Thuốc điều trị cao huyết áp: Nếu dùng quá liều có thể gây hạ huyết áp.
  • Thuốc lợi tiểu: Có thể gây mất cân bằng huyết áp trong cơ thể vì loại bỏ lượng nước, muối dư thừa.
  • Thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần: Có thể làm giãn mạch máu, dẫn đến hạ huyết áp đột ngột.
nguyen nhan gay ha huyet ap o nguoi gia
Parkinson là một trong số nguyên nhân có thể gây hạ huyết áp ở người già

Dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp ở người cao tuổi

Huyết áp thấp không phải lúc nào cũng có dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần được theo dõi và xử lý kịp thời:

  • Hoa mắt, chóng mặt, chủ yếu xảy ra khi thay đổi tư thế đột ngột.
  • Mệt mỏi, uể oải vì cơ thể không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng.
  • Buồn nôn, chán ăn, và cảm giác đầy hơi, đặc biệt là sau bữa ăn.
  • Hồi hộp, tim đập nhanh: Xảy ra khi huyết áp giảm, buộc tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể.
  • Da nhợt nhạt, lạnh, và vã mồ hôi, do lượng máu lưu thông kém gây ra.
  • Ngất xỉu: Vấn đề nghiêm trọng, xảy ra khi não thiếu máu đột ngột. Cần thăm khám y tế ngay lập tức để tránh nguy cơ chấn thương hoặc biến chứng.

Xét nghiệm liên quan đến huyết áp chỉ 30k

  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Biến chứng của bệnh hạ huyết áp ở người cao tuổi

Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm mà người cao tuổi có thể gặp phải nếu bị huyết áp thấp kéo dài hoặc xảy ra đột ngột:

  • Té ngã và chấn thương: Gây chóng mặt, mất thăng bằng, dễ dẫn đến gãy xương, chấn thương đầu.
  • Suy giảm trí nhớ: Máu lên não ít, gây hay quên, lú lẫn, và tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.
  • Nhồi máu cơ tim, suy tim: Tim không đủ máu, dễ đau thắt ngực, khó thở.
  • Suy thận: Lọc máu kém, gây phù nề, tiểu ít, và mệt mỏi.
  • Sốc huyết áp: Huyết áp giảm đột ngột, có thể mất ý thức, nguy hiểm tính mạng.

Xem thêm: Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

bien chung cua benh ha huyet ap o nguoi cao tuoi
Hạ huyết áp có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như nhồi máu cơ tim, suy tim…

Phòng ngừa huyết áp thấp

  • Tập thể dục nhẹ nhàng (đi bộ, yoga) để giúp tuần hoàn máu tốt hơn.
  • Đo huyết áp thường xuyên để theo dõi sức khỏe.
  • Hạn chế rượu bia và không uống quá nhiều cà phê vì có thể làm huyết áp dao động.
  • Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt nếu thường xuyên bị chóng mặt, mệt mỏi, hoặc ngất xỉu.

Xem thêm: Cải thiện huyết áp thấp

Lời kết

Huyết áp thấp ở người già có thể gây nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, điều chỉnh lối sống hợp lý và theo dõi sức khỏe thường xuyên, người bệnh vẫn có thể kiểm soát tốt huyết áp và duy trì cuộc sống khỏe mạnh. Nếu có triệu chứng bất thường, hãy đi khám bác sĩ ngay.