Huyết áp tăng về đêm là một vấn đề sức khỏe thường gặp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Bài viết này của Diag sẽ giải thích về khi ngủ huyết áp thay đổi như thế nào, nguyên nhân, cách chẩn đoán, và điều trị tình trạng này để bạn có thể kiểm soát huyết áp hiệu quả.

Tăng huyết áp về đêm là gì?

Huyết áp tăng về đêm (nocturnal hypertension) là tình trạng huyết áp trung bình trong lúc ngủ cao hơn mức bình thường, thường được xác định khi huyết áp tâm thu ban đêm ≥ 120 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 70 mmHg.

Có một dạng nguy hiểm hơn là tăng huyết áp ban đêm đơn độc, khi tăng huyết áp vào buổi tối nhưng huyết áp ban ngày vẫn trong giới hạn bình thường (<135/85 mmHg), khiến việc phát hiện bệnh trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.

Tăng huyết áp về đêm thường không có triệu chứng rõ ràng, nhưng một số dấu hiệu có thể kể đến như sau:

  • Giấc ngủ bị gián đoạn: Thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm, cảm giác kích thích, hoặc khó ngủ.
  • Rối loạn hô hấp khi ngủ: Ngáy to, ngừng thở tạm thời, hoặc thở hổn hển trong lúc ngủ.
  • Đi tiểu nhiều vào ban đêm: Thức dậy nhiều lần để đi vệ sinh (tiểu đêm).

Trong khi ngủ, cơ thể sẽ bước vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn. Nhịp tim chậm lại, hệ thần kinh giao cảm giảm hoạt động và hệ thống hormone cũng có những điều chỉnh nhất định, dẫn đến một số thay đổi trong các chức năng sinh lý, bao gồm huyết áp.

Thông thường, vào ban đêm khi cơ thể nghỉ ngơi, huyết áp sẽ giảm để giúp tim và mạch máu thư giãn và phục hồi. Mức giảm này có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng thường dao động trong khoảng 10 – 20% so với ban ngày.

Tăng huyết áp về đêm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột quỵ, suy thận, nhồi máu cơ tim, hội chứng ngưng thở, thậm chí tử vong do tim mạch. Vì vậy, theo dõi huyết áp ban đêm rất quan trọng để phát hiện và kiểm soát bệnh kịp thời.

Xem thêm: Tăng huyết áp ở người cao tuổi

Tăng huyết áp về đêm có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
Tăng huyết áp về đêm có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Nguyên nhân khiến huyết áp tăng về đêm

Tình trạng tăng huyết áp về đêm có thể xuất phát từ nhiều yếu tố sinh lý và bệnh lý:

  • Tiêu thụ quá nhiều muối: Ăn thực phẩm nhiều muối sẽ gây tích nước, tăng áp lực thận gây rối loạn chức năng thận, và làm huyết áp tăng vào buổi đêm.
  • Rối loạn giấc ngủ: Các vấn đề như ngưng thở khi ngủ có thể khiến cơ thể thiếu oxy, gây áp lực lên tim và mạch máu, làm huyết áp tăng.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc kháng histamine, và thuốc chống trầm cảm có thể làm huyết áp tăng khi cơ thể nghỉ ngơi vào ban đêm.
  • Bệnh lý nền: Các bệnh như bệnh tim mạch, bệnh thận, hoặc bệnh tiểu đường có thể làm tăng huyết áp vào ban đêm do suy giảm khả năng điều chỉnh huyết áp của cơ thể.
  • Tuổi cao và xơ vữa động mạch: Khi mạch máu giảm đàn hồi, việc điều chỉnh huyết áp bị rối loạn, gây tăng huyết áp vào ban đêm.
  • Hạ huyết áp thế đứng ở người già: Tình trạng này có thể dẫn đến huyết áp cao khi nằm ngủ.
  • Tăng huyết áp thứ phát: Các bệnh lý như cường aldosteron, hội chứng Cushing, và bệnh thận mạn có thể gây tăng huyết áp về đêm.
  • Yếu tố môi trường và tâm lý: Nhiệt độ cao khi ngủ, thiếu ngủ, lo âu, và trầm cảm có thể góp phần làm huyết áp tăng vào ban đêm.
Việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp vào buổi tối
Tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp vào buổi tối.

Cách chẩn đoán tình trạng huyết áp cao về đêm

Các biện pháp chẩn đoán phổ biến:

  • Đo tại nhà nhiều lần trong ngày và đêm: Bạn có thể tự đo tại nhà vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, bao gồm cả buổi tối và buổi tối trước khi đi ngủ. Đo nhiều lần sẽ giúp phát hiện những thay đổi bất thường vào buổi đêm.
  • Theo dõi 24 giờ bằng máy đo huyết áp tự động (ABPM): Phương pháp hiệu quả để chẩn đoán tăng huyết áp ban đêm. Bạn sẽ được đeo một thiết bị đo tự động suốt 24 giờ, thiết bị này sẽ đo áp lực máu tại nhiều thời điểm trong ngày và đêm.
  • Theo dõi qua giấc ngủ: Trong trường hợp nghi ngờ tăng huyết áp liên quan đến các rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là hội chứng ngưng thở khi ngủ, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra qua giấc ngủ. Phương pháp này giúp theo dõi nhịp thở, mức độ oxy trong máu, và nhịp tim trong suốt quá trình ngủ để tìm ra các vấn đề có thể dẫn đến tăng.
  • Khám lâm sàng và theo dõi y tế: Bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh lý, các triệu chứng liên quan (như đau đầu vào buổi sáng, mệt mỏi khi thức dậy), cũng như các yếu tố nguy cơ (béo phì, tiểu đường, ngưng thở khi ngủ, và stress) để đưa ra chẩn đoán.

Xem thêm: Huyết áp tăng về chiều

Theo dõi huyết áp trung bình, sự chênh lệch huyết áp giúp chẩn đoán tăng huyết áp
Theo dõi huyết áp trung bình, sự chênh lệch huyết áp giúp chẩn đoán tăng huyết áp.

Cách điều trị huyết áp tăng cao về đêm

Việc điều trị tăng huyết áp về đêm phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Người bệnh nên giảm muối, tăng cường thực phẩm giàu kali, hạn chế bia rượu, và bỏ thuốc lá để kiểm soát huyết áp.
  • Cải thiện giấc ngủ: Bệnh nhân cần ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, và hạn chế làm việc vào ban đêm để duy trì huyết áp ổn định.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: Người bị tăng huyết áp về đêm nên tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý, và giảm căng thẳng để hỗ trợ kiểm soát huyết áp.
  • Sử dụng thuốc hạ huyết áp: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc tác dụng kéo dài hoặc hướng dẫn uống thuốc trước khi ngủ để kiểm soát huyết áp về đêm.
  • Kiểm soát bệnh lý nền: Bạn nên điều trị các bệnh như ngưng thở khi ngủ, tiểu đường, và mất ngủ để hạn chế huyết áp tăng về đêm.

Xét nghiệm liên quan đến huyết áp chỉ 30k

  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Để kiểm tra huyết áp và các vấn đề sức khỏe liên quan, bạn có thể đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín. Trung tâm y khoa Diag là lựa chọn hàng đầu trong việc xét nghiệm và kiểm tra tổng quát. Với quy trình nhanh chóng, đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, Diag cam kết cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.

Lời kết

Tóm lại, huyết áp tăng về đêm là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể dẫn đến các bệnh lý tim mạch nếu không được điều trị kịp thời. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp và bảo vệ sức khỏe lâu dài. Nếu bạn gặp vấn đề về huyết áp, hãy liên hệ với các cơ sở y tế để được tư vấn chi tiết hơn.

 

Xem thêm: Huyết áp tăng khi bị hành kinh