Huyết áp khi ngủ là bao nhiêu và giấc ngủ có ảnh hưởng thế nào đến huyết áp của bạn? Bài viết này của Diag sẽ giải đáp thắc mắc về mức huyết áp trong khi ngủ, mối liên hệ giữa giấc ngủ và huyết áp, cũng như cách duy trì huyết áp ổn định để bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả nhất.
Huyết áp khi ngủ là bao nhiêu?
Huyết áp phản ánh lực mà máu tác động lên thành động mạch khi tim co bóp và bơm máu đi khắp cơ thể. Huyết áp khi ngủ là bao nhiêu là vấn đề được nhiều người đặt ra. Khi đo huyết áp vào buổi tối thường có xu hướng giảm khoảng 10-20% so với buổi sáng. Huyết áp thấp do cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi, hệ thần kinh giao cảm giảm hoạt động, giúp mạch máu giãn ra, và giảm áp lực.
Mức huyết áp bình thường khi ngủ thường dao động trong khoảng 50 – 60 mmHg đối với huyết áp tâm thu và 70 – 90 mmHg đối với huyết áp tâm trương, tùy thuộc vào sức khỏe và thói quen của mỗi người. Tuy nhiên, nếu kết quả đo huyết áp vẫn duy trì mức cao, đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như tăng huyết áp ban đêm hoặc rối loạn giấc ngủ. Trong trường hợp này, việc đo huyết áp, thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời là rất quan trọng để tránh những hậu quả nghiêm trọng.
Xem thêm: Cách đọc chỉ số huyết áp
Giấc ngủ ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào?
Giấc ngủ và huyết áp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cơ thể sẽ trải qua các giai đoạn khác nhau khi bạn ngủ, bao gồm giấc ngủ sâu (REM) và giấc ngủ nhẹ. Trong những giai đoạn này, huyết áp sẽ được điều chỉnh về mức thấp, giúp hệ tim mạch thư giãn và phục hồi sau một ngày hoạt động. Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp cơ thể ổn định hệ thống thần kinh tự chủ, từ đó duy trì mức huyết áp trong giới hạn bình thường.
Ngược lại, việc thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon giấc vào buổi sáng hay buổi tối có thể gây ra những tác động tiêu cực đến huyết áp. Khi giấc ngủ bị gián đoạn hoặc quá ngắn, cơ thể sẽ sản xuất nhiều hormone gây căng thẳng hơn, chẳng hạn như cortisol và adrenaline. Những hormone này có thể làm co mạch máu, tăng nhịp tim dẫ đến kết quả đo huyết áp cao.
Đồng thời, các vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ cũng có thể làm gián đoạn quá trình giảm huyết áp tự nhiên vào ban đêm, dẫn đến tình trạng huyết áp cao kéo dài, ngay cả khi bạn đang ngủ.
Xem thêm: Huyết áp bà bầu bao nhiêu là bình thường?

Những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp khi ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì huyết áp ổn định. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố sinh lý và bệnh lý khác nhau có thể ảnh hưởng đến huyết áp trong suốt giấc ngủ mà ít người chú ý:
- Chất lượng giấc ngủ: Giấc ngủ không đủ hoặc giấc ngủ bị gián đoạn có thể khiến huyết áp không giảm xuống như bình thường.
- Tình trạng tổng thể: Các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh tim mạch, hoặc chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng huyết áp khi ngủ.
- Stress và lo âu: Căng thẳng kéo dài có thể khiến cơ thể không thư giãn, làm tăng huyết áp ngay cả trong khi ngủ.
- Chế độ ăn uống: Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu natri, caffeine, hoặc thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng huyết áp, ngay cả khi bạn đang ngủ.
- Không gian nghỉ ngơi: Một không gian phòng ngủ ồn ào, chật chội, hoặc quá nóng/lạnh có thể làm giấc ngủ bị gián đoạn, làm gia tăng nguy cơ cao huyết áp.
Xét nghiệm liên quan đến huyết áp chỉ 30k
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Cách tính huyết áp trẻ em
Cách để phòng ngừa huyết áp bất thường khi ngủ
Để có giấc ngủ ngon và duy trì huyết áp bình thường, bạn có thể áp dụng những cách sau:
- Duy trì lịch ngủ: Bạn nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần để duy trì lịch trình ngủ và ổn định nhịp sinh học của cơ thể, bao gồm cả huyết áp.
- Tạo môi trường ngủ thoải mái: Hãy đảm bảo phòng ngủ của bạn yên tĩnh, mát mẻ, và ánh sáng vừa phải để thúc đẩy giấc ngủ sâu. Một giấc ngủ sâu sẽ hỗ trợ duy trì huyết áp bình thường.
- Hạn chế caffeine và rượu: Tránh uống các thức uống có chứa caffeine hoặc rượu ít nhất 4-6 giờ trước khi đi ngủ, vì chúng có thể làm gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến huyết áp.
- Thực hiện các bài tập thư giãn: Các bài tập thư giãn như yoga hoặc thiền có thể giúp giảm căng thẳng và giúp cơ thể thư giãn trước khi đi ngủ, ổn định huyết áp.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, và các thực phẩm chứa ít muối để kiểm soát huyết áp hiệu quả. Đồng thời, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn.
- Điều chỉnh tư thế ngủ: Nếu bạn thường xuyên ngáy to hoặc bị ngưng thở khi ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng gối kê cao phần thân trên hoặc gối ôm để duy trì tư thế nằm nghiêng, giúp đường thở thông thoáng hơn.
- Bổ sung dưỡng chất hỗ trợ giấc ngủ: Một số chất như magiê, tinh dầu hoa oải hương dạng viên, melatonin, hoặc nước ép anh đào chua có thể giúp cơ thể thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ đo huyết áp và kiểm tra tổng quát tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín. Trong đó, Trung tâm y khoa Diag là một trong những lựa chọn hàng đầu, mang đến dịch vụ chất lượng và sự an tâm cho khách hàng. Với quy trình xét nghiệm nhanh chóng và đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi lựa chọn Diag để thực hiện các xét nghiệm cần thiết cho bản thân.
Xem thêm: Huyết áp sau khi chạy nhanh là bao nhiêu?
Lời kết
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ huyết áp khi ngủ là bao nhiêu, những yếu tố ảnh hưởng đến nó và cách để kiểm soát huyết áp ở mức bình thường khi ngủ. Đừng quên đo huyết áp thường xuyên và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế để bảo vệ sức khỏe lâu dài.