Huyết áp hiệu số, hay còn gọi là hiệu áp là một chỉ số quan trọng phản ánh sức khỏe tim mạch. Vậy huyết áp hiệu số là gì và như thế nào là mức hiệu áp bình thường? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Diag.

Huyết áp hiệu số là gì?

Huyết áp hiệu số là gì?” là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Hiệu số huyết áp là hiệu giữa hai chỉ số huyết áp tâm thu và chỉ số huyết áp tâm trương.

  • Huyết áp tâm thu: Áp lực máu lên thành động mạch khi tim co bóp để bơm máu đi khắp cơ thể.
  • Huyết áp tâm trương: Áp lực của máu lên thành động mạch khi tim giãn ra giữa hai nhịp đập.

Xem thêm: Cách đọc chỉ số huyết áp

Hiệu số huyết áp là sự chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương
Hiệu số huyết áp là sự chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Ví dụ, nếu huyết áp tâm thu là 120 mmHg và huyết áp tâm trương là 80 mmHg, hiệu áp sẽ là 40 mmHg. Khoảng cách giữa huyết áp tâm thu và tâm trương giúp đánh giá tình trạng tim mạch và dự đoán các vấn đề sức khỏe liên quan. Việc theo dõi và duy trì huyết áp trong ngưỡng an toàn giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Đơn vị đo huyết áp

Hiệu số huyết áp bình thường là bao nhiêu?

Hiệu áp bình thường được xác định khi chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương nằm trong khoảng từ 40 – 60 mmHg. Đây là mức lý tưởng để đảm bảo sự hoạt động ổn định của tim mạch và các cơ quan trong cơ thể. Sau khi hiểu rõ huyết áp hiệu số là gì, bạn có thể dễ dàng theo dõi sự thay đổi này để nhận diện các vấn đề sức khỏe. Theo đó, tình trạng huyết áp hiệu số quá thấp hoặc quá cao có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm.

Ở người cao tuổi, hiệu áp có xu hướng tăng do sự xơ cứng của thành mạch máu. Nếu chênh lệch huyết áp từ 25mmHg trở xuống, đó có thể là dấu hiệu của huyết áp kẹp, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ngược lại, hiệu áp trên 60mmHg có thể là dấu hiệu của hiệu áp rộng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng như đột quỵ hoặc đau tim, đặc biệt ở nam giới.

Xem thêm: Chỉ số đo huyết áp và nhịp tim

Hiệu áp huyết áp trong khoảng 40 - 60 mmHg
Hiệu áp huyết áp trong khoảng 40 – 60 mmHg.

Các yếu tố ảnh hưởng huyết áp hiệu số là gì?

Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp hiệu số bao gồm:

  • Tuổi tác: Khi tuổi tác tăng lên, các mạch máu mất đi tính đàn hồi và trở nên cứng hơn, điều này có thể dẫn đến sự gia tăng huyết áp tâm thu và làm tăng hiệu số huyết áp.
  • Sức khỏe tim mạch: Các bệnh lý như suy tim, động mạch vành, hoặc bệnh van tim có thể ảnh hưởng đến huyết áp tâm thu và tâm trương, làm thay đổi hiệu số huyết áp.
  • Tình trạng mạch máu: Tình trạng mạch máu như xơ vữa động mạch (tăng lượng mảng bám trong mạch máu), có thể làm huyết áp tâm thu và giảm huyết áp tâm trương tăng, từ đó ảnh hưởng đến hiệu số huyết áp.
  • Hoạt động thể chất: Trong khi tập luyện thể dục, chỉ số tâm thu thường tăng lên, nhưng chỉ số tâm trương có thể ổn định hoặc giảm, làm thay đổi hiệu số huyết áp.
  • Tình trạng stress: Căng thẳng có thể làm chỉ số tâm thu cao do kích thích hệ thần kinh giao cảm, từ đó làm tăng hiệu số huyết áp.
  • Cân nặng và chế độ ăn uống: Béo phì, chế độ ăn nhiều muối hoặc thiếu kali có thể làm huyết áp tâm thu tăng, đồng thời ảnh hưởng đến huyết áp hiệu số.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc tăng huyết áp hoặc thuốc kích thích, có thể làm thay đổi huyết áp tâm thu và tâm trương, tác động đến hiệu số huyết áp.
  • Tình trạng sức khỏe khác: Các bệnh như bệnh thận, tiểu đường, hoặc rối loạn nội tiết (như cường giáp) cũng có thể ảnh hưởng đến huyết áp hiệu số, đặc biệt là khi huyết áp tâm thu tăng cao hơn mức bình thường.
Tuổi tác có thể ảnh hưởng đến hiệu số huyết áp
Tuổi tác có thể ảnh hưởng đến hiệu số huyết áp.

Giải thích ý nghĩa sự chênh lệch huyết áp

Cùng tìm hiểu hai trường hợp phổ biến của sự chênh lệch huyết áp là hiệu áp hẹp và hiệu áp rộng sau đây để có thể nhận biết các dấu hiệu và có biện pháp điều trị kịp thời.

Hiệu áp hẹp là gì?

Hiệu số huyết áp hẹp xảy ra khi chênh lệch huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương giảm xuống dưới mức bình thường (dưới 40 mmHg). Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm mất máu nội mạch, bệnh lý hẹp van hai lá, hay suy tim. Hiệu áp hẹp có thể làm giảm cung lượng tim và gây các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, tức ngực, và khó thở.

Khi gặp hiệu áp hẹp, người bệnh cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe và có biện pháp điều trị kịp thời. Bệnh nhân suy tim hoặc các bệnh lý tim mạch cần được chăm sóc đặc biệt để tránh nguy cơ tử vong. Nếu có triệu chứng nghiêm trọng, bạn cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Xét nghiệm liên quan đến huyết áp chỉ 30k

  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Xem thêm: Huyết áp bằng cung lượng tim

Hiệu áp rộng là gì?

Trong khi đó, hiệu áp rộng xảy ra khi chênh lệch huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương vượt quá mức bình thường (trên 60 mmHg). Tình trạng này có thể xảy ra do sự giảm tính đàn hồi của mạch máu theo tuổi, hoặc các bệnh lý như sốc nhiễm trùng, cường giáp, hoặc hở van động mạch chủ. Hiệu áp rộng có thể làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch nghiêm trọng như đột quỵ và đau tim.

Khi có hiệu áp rộng, người bệnh nên theo dõi huyết áp thường xuyên và tìm kiếm sự tư vấn y tế. Điều trị cao huyết áp và bổ sung các dưỡng chất như axit folic có thể giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch liên quan đến hiệu áp rộng.

Lời kết

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc huyết áp hiệu số là gì và cung cấp những thông tin quan trọng về ý chỉ số này. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân và có biện pháp phòng ngừa các bệnh tim mạch hiệu quả. Hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác.

 

Xem thêm: Huyết áp trung bình công thức