Huyết áp cao nhất trong ngày lúc nào: cách đo huyết áp chuẩn xác
Huyết áp ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Huyết áp là lực tác động của máu lên thành động mạch, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp oxy và dưỡng chất cho các cơ quan. Nếu huyết áp quá cao hoặc quá thấp kéo dài, có thể dẫn đến biến chứng tim mạch, suy thận, đột quỵ và rối loạn tuần hoàn não.
- Huyết áp cao gây áp lực lên mạch máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, suy tim, đột quỵ.
- Huyết áp thấp có thể khiến chóng mặt, ngất xỉu, giảm lượng máu nuôi dưỡng não và tim, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.
Xem thêm: Huyết áp cao có nguy hiểm không?
Vì sao nên đo huyết áp?
Việc theo dõi huyết áp định kỳ giúp phát hiện sớm các bất thường và kiểm soát bệnh lý tim mạch hiệu quả. Đo huyết áp đúng thời điểm giúp:
- Đánh giá biến động huyết áp trong ngày để điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp.
- Kiểm soát tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp nhằm giảm nguy cơ biến chứng.
- Theo dõi hiệu quả của thuốc điều trị huyết áp và điều chỉnh khi cần thiết.

Diễn biến huyết áp trong ngày
Chỉ số sẽ thay đổi trong ngày chứ không giữ ổn định. Chỉ số thay đổi theo nhịp sinh học, chịu ảnh hưởng bởi các vận động, cảm xúc, giấc ngủ và bữa ăn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động huyết áp
Hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng giúp chủ động kiểm soát chỉ số tốt hơn.
- Vận động: Khi vận động, huyết áp tăng tạm thời để đáp ứng nhu cầu tuần hoàn máu, nhưng về lâu dài, tập thể dục điều độ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và ổn định huyết áp.
- Cảm xúc: Căng thẳng, lo âu kích thích cơ thể tiết hormone adrenaline, cortisol, gây co mạch, tăng nhịp tim, dẫn đến huyết áp tăng đột ngột.
- Bữa ăn: Ăn mặn, sử dụng chất kích thích (cà phê, rượu, thuốc lá) có thể làm tăng giữ nước, co mạch, khiến huyết áp dao động mạnh và khó kiểm soát.
- Giấc ngủ: Khi nghỉ ngơi, huyết áp giảm tự nhiên, đạt mức thấp nhất vào ban đêm, giúp hệ tim mạch được hồi phục. Thiếu ngủ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp mạn tính.
Huyết áp thay đổi trong ngày: khung giờ cao và thấp
- Buổi sáng (6h – 10h): Huyết áp thường cao nhất do cơ thể bắt đầu hoạt động, nồng độ hormone tăng lên. Đây cũng là thời điểm dễ xảy ra đột quỵ, nhồi máu cơ tim ở người có bệnh lý tim mạch.
- Buổi trưa – chiều (10h – 18h): Huyết áp có xu hướng giảm dần nhờ hoạt động ổn định của cơ thể.
- Buổi tối – ban đêm (18h – 3h sáng): Huyết áp thấp ở thời điểm này. Chỉ số có thể xuống mức thấp nhất khi cơ thể nghỉ ngơi, giúp hệ tim mạch hồi phục.

Nên đo huyết áp vào thời gian nào trong ngày?
Để có kết quả chính xác và phản ánh đúng tình trạng cơ thể, nên đo huyết áp vào một thời điểm trong ngày, thường là:
- Buổi sáng (trước 10h): Khi chưa ăn sáng hoặc vận động mạnh, giúp đánh giá huyết áp nền.
- Buổi tối (sau 18h): Để theo dõi huyết áp khi cơ thể đã hoạt động cả ngày.
- Đo liên tiếp 2 – 3 lần, cách nhau 1 – 2 phút để lấy chỉ số trung bình, hạn chế sai số.
Tổng đài tư vấn sức khỏe huyết áp MIỄN PHÍ
- Hơn 40 chi nhánh tại TPHCM.
- Đối tác của hơn 6500+ bác sĩ và hơn 500+ bệnh viện.
- Xét nghiệm sức khỏe tiện lợi, không chờ đợi.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Lấy mẫu tại nhà miễn phí.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Huyết áp cao nên ăn uống gì?
Cách đo huyết áp chuẩn
Việc đo huyết áp đúng cách giúp theo dõi chính xác tình trạng sức khỏe của tim mạch. Dưới đây là hướng dẫn để có kết quả đáng tin cậy:
- Chuẩn bị trước khi đo: Nên nghỉ tầm 5 phút, tránh vận động mạnh, căng thẳng. Không uống cà phê, rượu, hút thuốc trước 30 phút. Đi vệ sinh nếu cần, vì bàng quang đầy có thể làm tăng huyết áp. Đo vào thời điểm nhất định (sáng và tối) để có số liệu chuẩn.
- Tư thế đo đúng: Ngồi lưng thẳng, chân đặt trên sàn, không vắt chéo. Đặt tay ngang tim, khuỷu tay tựa trên bàn. Dùng máy đo huyết áp ở bắp tay, tránh đo ở cổ tay.
- Tiến hành đo: Quấn vòng bít cách khuỷu tay 2 – 3 cm, không quá chặt. Bấm nút đo, giữ yên cơ thể, không nói chuyện. Ghi lại huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, nhịp tim.
- Sau khi đo: Đợi 1 – 2 phút, đo lại để lấy chỉ số trung bình. Ghi kết quả vào nhật ký huyết áp để theo dõi biến động. Nếu huyết áp >140/90 mmHg liên tục, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lưu ý: Đo huyết áp tại nhà giúp phát hiện huyết áp áo choàng trắng (huyết áp tăng khi gặp bác sĩ nhưng bình thường ở nhà) hoặc huyết áp giấu mặt (huyết áp bình thường tại phòng khám nhưng cao trong sinh hoạt hàng ngày), hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt hơn.

Lưu ý khi tự đo huyết áp
Để đảm bảo việc tự đo huyết áp chính xác, cần lưu ý một số điều sau:
- Tư thế đúng: Ngồi thẳng lưng, đặt tay ngang tim, không vắt chéo chân.
- Thư giãn 5 phút trước khi đo, tránh căng thẳng hoặc vận động mạnh ngay trước đó.
- Không đo ngay sau khi ăn, uống cà phê, hút thuốc, vì có thể làm kết quả sai lệch.
- Sử dụng máy đo chỉ số huyết áp chuẩn, kiểm tra pin và hiệu chỉnh máy định kỳ.
Tổng kết
Có thể thấy việc đo huyết áp tại nhà đình kỳ vô cùng có lợi. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc giúp kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng cụ thể, theo dõi, kiểm soát bệnh hiệu quả. Lựa chọn một thời điểm nhất định trong ngày để đo huyết áp và theo dõi. Liên hệ ngay trung tâm y tế, bệnh viện uy tín khi thấy chỉ số huyết áp không ổn định trong thời gian dài.
Xem thêm: Huyết áp cao là bao nhiêu?
https://www.heart.org
https://my.clevelandclinic.org
https://www.mayoclinic.org
https://www.nhlbi.nih.gov/