Huyết áp cao nên làm gì? Tăng huyết áp chóng mặt phải làm sao?
Huyết áp cao ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Cao huyết áp, hay tăng huyết áp, là tình trạng áp lực máu trong động mạch vượt quá mức bình thường, gây ra áp lực lớn lên tim và các cơ quan khác. Khi huyết áp vượt qua 140/90 mmHg, nếu không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy tim và suy thận.
Ngoài ra, huyết áp cao còn làm tổn thương các mạch máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của các cơ quan quan trọng. Nếu tình trạng tăng huyết áp kéo dài mà không được điều trị, các tổn thương sẽ ngày càng nghiêm trọng, giảm chất lượng cuộc sống và làm tăng nguy cơ tử vong sớm.
Xem thêm: Trị cao huyết áp
Huyết áp cao nên làm gì?
Chúng ta có thể ổn định tình trạng tăng huyết áp bằng một số phương pháp tự nhiên như:
Chế độ ăn uống lành mạnh:
Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh và cân đối là yếu tố đầu tiên trong việc kiểm soát huyết áp. Cân bằng chế độ dinh dưỡng ăn nhiều rau quả và thực phẩm giàu kali như chuối, khoai tây, và chất xơ có thể giúp hạ huyết áp tự nhiên. Bên cạnh đó, cần hạn chế muối, vì muối làm tăng áp lực máu trong cơ thể.
Tránh thực phẩm chế biến sẵn và các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như đồ chiên rán, thức ăn nhanh. Thực hiện chế độ ăn ít chất béo và giàu dưỡng chất sẽ hỗ trợ ổn định chỉ số huyết áp.
Hạn chế rượu:
Uống rượu có thể làm tăng huyết áp, vì vậy việc giới hạn lượng tiêu thụ là rất quan trọng. Tốt nhất là nên ngừng sử dụng hoặc chỉ uống với mức độ rất hạn chế.
Bỏ thuốc lá:
Hút thuốc lá làm tổn thương các mạch máu và tăng huyết áp. Ngừng hút thuốc là một bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch và giúp ổn định chỉ số huyết áp lâu dài.
Cắt giảm lượng caffeine:
Caffeine trong cà phê, trà hoặc các đồ uống tăng lực có thể làm tăng huyết áp tạm thời. Hạn chế các đồ uống chứa caffeine hoặc thay thế bằng các lựa chọn ít caffeine như trà thảo dược sẽ giúp duy trì huyết áp ổn định.
Tập thể dục thường xuyên:
Vận động thể chất là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để cải thiện sức khỏe tim mạch và kiểm soát huyết áp. Đi bộ, chạy, bơi lội, đạp xe và các bài tập aerobic khác giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm áp lực lên tim và mạch máu. Nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong tuần.
Giảm cân nếu thừa cân – béo phì:
Nếu cơ thể thừa cân, điều này tạo áp lực lớn lên hệ tim mạch. Giảm cân giúp giảm gánh nặng cho tim và mạch máu, từ đó giảm huyết áp. Duy trì cân nặng lý tưởng là một yếu tố quan trọng trong việc ngừa và điều trị huyết áp cao.
Giảm căng thẳng (stress)
Căng thẳng kéo dài là một yếu tố có thể làm tăng huyết áp. Thực hành các phương pháp thư giãn như thiền, yoga, thở sâu, hoặc nghe nhạc thư giãn có thể giúp giảm mức độ căng thẳng và duy trì huyết áp ở mức an toàn.
Đảm bảo thời gian và chất lượng của giấc ngủ
Thiếu ngủ hoặc giấc ngủ không đủ chất lượng có thể làm huyết áp tăng cao. Cần ngủ đủ từ 7-8 giờ mỗi đêm để cơ thể được phục hồi và giúp ổn định chỉ số huyết áp.
Xem thêm: Khám cao huyết áp

Giải đáp thắc mắc
Cách xử lý khi tăng huyết áp đột ngột
Khi huyết áp tăng đột ngột, nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như đau ngực, khó thở, hoặc chóng mặt, cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu của một cơn tai biến mạch máu não hoặc nhồi máu cơ tim, cần sự can thiệp kịp thời để tránh những diễn biến nguy hiểm.
Trong trường hợp huyết áp tăng nhưng không có triệu chứng nặng, bạn có thể thử nghỉ ngơi, uống nước để giúp cơ thể thư giãn, và theo dõi huyết áp thường xuyên. Tuy nhiên, nếu huyết áp vẫn không giảm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Tổng đài tư vấn sức khỏe huyết áp MIỄN PHÍ
- Hơn 40 chi nhánh tại TPHCM.
- Đối tác của hơn 6500+ bác sĩ và hơn 500+ bệnh viện.
- Xét nghiệm sức khỏe tiện lợi, không chờ đợi.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Lấy mẫu tại nhà miễn phí.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Sơ cứu người cao huyết áp tại nhà
Cao huyết áp chóng mặt phải làm sao?
Khi cảm thấy chóng mặt do tăng huyết áp, điều quan trọng là nằm nghỉ ngơivà giữ tinh thần thoải mái. Việc thay đổi tư thế đột ngột có thể làm tình trạng này tồi tệ hơn. Nếu triệu chứng không giảm, bạn cần gặp bác sĩ để kiểm tra huyết áp và xác định nguyên nhân.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc đeì6u trị huyết áp hoặc khuyến nghị các biện pháp điều trị phù hợp để ổn định chỉ số huyết áp và ngăn ngừa các bệnh diễn biến nặng.
Ăn gì để ổn định huyết áp?
- Chế độ ăn uống có thể giúp ổn định chỉ số huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Rau xanh như cải xoăn, rau bina và trái cây như chuối, cam cung cấp kali và chất xơ, giúp thư giãn các mạch máu và giảm huyết áp.
- Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt và lúa mì nguyên cám chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện chức năng tim mạch và hỗ trợ giảm huyết áp.
- Các loại hạt: Hạt chia, hạt lanh, hạnh nhân cung cấp omega-3 và chất xơ, giúp giảm huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
- Sản phẩm từ sữa ít béo, sữa chua chứa canxi, giúp giảm áp lực trong mạch máu và ổn định chỉ số huyết áp.
- Tỏi chứa hợp chất allicin, giúp làm giãn mạch máu và giảm huyết áp.
- Cá béo như cá hồi, cá thu chứa omega-3, giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm huyết áp.
- Đậu như đậu lăng, đậu xanh cung cấp protein và chất xơ, giúp ổn định chỉ số huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp ổn định chỉ số huyết áp
Huyết áp cao phải kiêng những gì?
Người bị cao huyết áp cần hạn chế muối, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều chất béo bão hòa và tránh các thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu quá mức.
Xem thêm: Cách điều trị cao huyết áp ở người trẻ
Tổng kết
Qua các thông tin trên ta đã có câu trả lời cho vấn đề “làm gì khi bị tăng huyết áp“. Cao huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể được kiểm soát hiệu quả nếu áp dụng đúng phương pháp điều trị. Việc duy trì lối sống lành mạnh, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục đều đặn là những biện pháp quan trọng giúp ổn định chỉ số huyết áp và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
https://www.heart.org
https://my.clevelandclinic.org
https://www.mayoclinic.org
https://www.nhlbi.nih.gov/