Huyết áp cao khi mang thai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé nếu không được kiểm soát. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách giúp giảm nguy cơ tiền sản giật, sản giật và các biến chứng nguy hiểm. Cùng Diag tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, và phương pháp kiểm soát hiệu quả trong bài viết sau.

Tăng huyết áp khi mang thai

Cao khi mang thai là tình trạng huyết áp đo được từ 140/90 mmHg trở lên, duy trì trong ít nhất hai lần đo cách nhau bốn giờ, sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu không được kiểm soát, tình trạng này có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

nhiều yếu tố nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai kỳ, bao gồm:

  • Tiền sử bệnh lý: Phụ nữ từng bị tăng huyết áp mãn tính, bệnh thận, , hoặc mắc các rối loạn tự miễn như lupus có nguy cơ cao hơn.
  • Trong thai kỳ đầu tiên hoặc đa thai: Khi mang thai cơ thể người mẹ cần thích nghi với sự thay đổi về tuần hoàn máu. Đặc biệt khi mang song thai hoặc đa thai, khiến áp lực lên tim và mạch máu tăng lên đáng kể.
  • Tuổi của thai phụ: Mẹ bầu trên 35 tuổi có nguy cơ bị cao huyết áp cao hơn so với phụ nữ trẻ tuổi.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Ăn quá nhiều muối, thiếu vận động, căng thẳng kéo dài, tăng cân quá mức hoặc hút thuốc lá, uống rượu đều có thể làm tăng mức độ huyết áp khi trong thai kỳ.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người từng bị cao huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật, thai phụ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Dấu hiệu nhận biết cao huyết áp trong thai kỳ

Cao huyết áp khi mang thai thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều thai phụ chỉ nhận biết được tình trạng này trong các lần kiểm tra huyết áp định kỳ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơ thể có thể xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo của huyết áp thai kỳ như:

  • Đau đầu kéo dài: Cảm giác đau nhức đầu liên tục, không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi.
  • Hoa mắt, chóng mặt: Sự thay đổi huyết áp có thể làm giảm lượng máu lên não, gây mất thăng bằng, choáng váng.
  • Phù nề bất thường: Sưng phù ở chân, tay hoặc mặt, đặc biệt là khi xuất hiện đột ngột hoặc không rõ nguyên nhân.
  • Buồn nôn, nôn mửa: Dù ốm nghén là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ, nhưng khi kèm theo các dấu hiệu khác, nó có thể liên quan đến huyết áp cao.
  • Đau vùng bụng trên (bên phải): Có thể do gan bị ảnh hưởng, một dấu hiệu nghiêm trọng của tiền sản giật.
  • Khó thở, tức ngực: Huyết áp cao ảnh hưởng đến tim và phổi, khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở, đặc biệt khi nằm xuống.

Xem thêm: Cách nhận biết huyết áp cao hay thấp

Nhiều thai phụ chỉ phát hiện huyết áp thai kỳ trong lúc kiểm tra sức khỏe định kỳ do bệnh không có dấu hiệu rõ ràng
Nhiều thai phụ chỉ phát hiện huyết áp thai kỳ trong lúc kiểm tra sức khỏe định kỳ do bệnh không có dấu hiệu rõ ràng

Nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời, huyết áp cao trong thai kỳ có thể gây ra nhiều rủi ro nghiêm trọng:

  • Tiền sản giật, sản giật: Biến chứng nguy hiểm nhất, có thể gây suy gan, , co giật và ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
  • Nhau bong non: Tình trạng nhau thai tách khỏi thành tử cung trước khi sinh. Điều này gây nên gián đoạn cho việc cung cấp oxy và dưỡng chất cho thai nhi, có thể dẫn đến suy thai hoặc thai chết lưu.
  • Sinh non: Huyết áp tăng cao khi đang mang thai không kiểm soát, bác sĩ có thể chỉ định sinh sớm để bảo vệ tính mạng của mẹ. Trẻ sinh non dễ bị nhẹ cân, gặp vấn đề về hô hấp và có nguy cơ mắc các bệnh lý bẩm sinh.
  • Tăng nguy cơ bệnh tim mạch: Phụ nữ từng bị tăng huyết áp thai kỳ có khả năng mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và tăng huyết áp mãn tính sau sinh.

Xem thêm: Hậu quả của huyết áp cao

Chẩn đoán tình trạng bà bầu bị huyết áp cao

Để xác định thai phụ có bị cao huyết áp hay không, bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp định kỳ. Nếu mức độ chỉ số huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên trong ít nhất hai lần đo cách nhau bốn giờ, sau tuần 20 của thai kỳ, thì được xem là huyết áp cao. Tuy nhiên, để chẩn đoán mức độ nghiêm trọng và phát hiện các biến chứng tiềm ẩn trong lúc mang thai, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra protein niệu, dấu hiệu quan trọng giúp phát hiện tiền sản giật.
  • Xét nghiệm máu: Đánh giá , thận, đồng thời kiểm tra nồng độ tiểu cầu để nhận biết nguy cơ rối loạn đông máu.
  • Siêu âm thai: Theo dõi sự phát triển của thai nhi, đánh giá lưu lượng máu qua nhau thai để đảm bảo bé nhận đủ oxy và dưỡng chất.
  • Kiểm tra chỉ số Doppler động mạch rốn: Nếu nghi ngờ thai nhi bị ảnh hưởng bởi huyết áp cao của mẹ, bác sĩ có thể kiểm tra dòng máu chảy trong dây rốn để xác định nguy cơ suy thai.
Ngoài đo huyết áp định kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ thực hiện 1 số bệnh pháp khác để đánh giá chính xác về huyết áp thai kỳ
Bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ thực hiện 1 số bệnh pháp để đánh giá chính xác về huyết áp thai kỳ

Phương pháp điều trị cho sản phụ bị cao huyết áp

Việc kiểm soát huyết áp trong thai kỳ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.

1. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt:

  • Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn để tránh giữ nước và tăng huyết áp.
  • Tăng cường rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu kali và protein.
  • Uống đủ nước, tránh thức ăn chế biến sẵn, hạn chế caffein.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng.

2. Dùng thuốc hạ huyết áp:

  • Một số thuốc như methyldopa, labetalol, nifedipine có thể được chỉ định nếu huyết áp không kiểm soát tốt.
  • Một số nhóm thuốc hạ huyết áp có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Chính vì vậy các y bác sĩ khuyến cáo thai phụ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.

Xem thêm: Làm gì khi bà bầu bị huyết áp cao?

3. Theo dõi sức khỏe thai nhi:

  • Kiểm tra huyết áp và xét nghiệm định kỳ.
  • Siêu âm thường xuyên để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường.
  • Nếu thai nhi có dấu hiệu chậm phát triển hoặc mẹ có nguy cơ biến chứng cao, có thể cần nhập viện theo dõi chặt chẽ.

4. Nhập viện điều trị:

  • Khi huyết áp tăng cao đột ngột hoặc có dấu hiệu tiền sản giật, bác sĩ có thể yêu cầu nhập viện để theo dõi.
  • Trong trường hợp nguy hiểm, có thể phải phải kích thích sinh sớm hoặc mổ lấy thai để bảo vệ mẹ và bé.

Tổng đài tư vấn sức khỏe huyết áp MIỄN PHÍ

  • Hơn 40 chi nhánh tại TPHCM.
  • Đối tác của hơn 6500+ bác sĩ và hơn 500+ bệnh viện.
  • Xét nghiệm sức khỏe tiện lợi, không chờ đợi.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Lấy mẫu tại nhà miễn phí.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Xem thêm: Trị cao huyết áp

Cách phòng ngừa tăng huyết áp khi mang thai

Để giảm nguy cơ mắc huyết áp cao trong thai kỳ, thai phụ cần xây dựng lối sống lành mạnh ngay từ trước khi mang thai và duy trì suốt thai kỳ:

  • Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai: Nếu có tiền sử huyết áp cao hoặc các bệnh lý liên quan, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch kiểm soát từ sớm.
  • Duy trì chế độ ăn uống cân bằng: Hạn chế muối, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, kali và protein tốt cho huyết áp. Tránh thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.
  • Vận động hợp lý: Các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với mẹ bầu giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm nguy cơ huyết áp cao.
  • Giữ cân nặng ổn định: Tăng cân quá mức trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp và .
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên: Kiểm tra định kỳ tại nhà hoặc tại cơ sở y tế để nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ, cần đi khám ngay.

Xem thêm: Biện pháp phòng tránh bệnh cao huyết áp

Thai phụ cần xây dựng lối sống lành mạnh ngay từ trước khi mang thai và duy trì suốt thai kỳ
Thai phụ cần xây dựng lối sống lành mạnh ngay từ trước khi mang thai và duy trì suốt thai kỳ

Tổng kết

Huyết áp cao khi mang thai là tình trạng nguy hiểm nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời. Y bác sĩ khuyến cáo rằng theo dõi huyết áp thường xuyên, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh là vô cùng cần thiết đối với phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó cũng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị kịp thời giúp giảm nguy cơ tiền sản giật, sản giật và các biến chứng nguy hiểm.

 

Xem thêm: Huyết áp cao khi mang thai tháng cuối