Theo dõi huyết áp là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của phụ nữ mang thai, giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ. Vậy huyết áp bà bầu bao nhiêu là bình thường? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết của Diag.
Huyết áp bầu bao nhiêu là bình thường?
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), mức huyết áp bình thường đối với phụ nữ mang thai cũng tương tự như người bình thường, được xác định trong khoảng 90/60 đến 120/80 mmHg hoặc thấp hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu trải qua nhiều thay đổi, bao gồm sự gia tăng lượng máu và hormone, có thể ảnh hưởng đến thay đổi nhịp tim và huyết áp trung bình của bà bầu. Nhịp tim và huyết áp có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Khi nhịp tim tăng, cơ thể mẹ bầu cần bơm máu nhiều hơn để cung cấp oxy cho thai nhi, do đó huyết áp có thể tăng nhẹ.
Xem thêm: Cách đọc chỉ số huyết áp

Tuy nhiên, huyết áp tăng quá mức có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng. Nếu huyết áp không được kiểm soát, có nguy cơ gây ra biến chứng nghiêm trọng như tiền sản giật và sản giật. Do đó, huyết áp cần duy trì trong ngưỡng bình thường để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Huyết áp bà bầu bao nhiêu là cao?
Huyết áp cao khi mang thai là vấn đề nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé. Theo các chuyên gia, chỉ số huyết áp được coi là cao khi vượt quá 140/90 mm Hg. Cao huyết áp ở phụ nữ mang thai được phân thành các mức độ sau:
- Tăng huyết áp mạn tính: Huyết áp cao (từ 140/90 mmHg trở lên) xuất hiện trước khi mang thai hoặc trong 20 tuần đầu thai kỳ.
- Tăng huyết áp mạn tính kèm tiền sản giật: Huyết áp cao dần tăng mạnh hơn (trên 160/110 mmHg trở lên) có thể kèm theo protein trong nước tiểu hoặc tổn thương cơ quan.
- Tăng huyết áp thai kỳ: Xuất hiện sau 20 tuần với huyết áp cao nhưng không có protein trong nước tiểu hoặc tổn thương cơ quan, có thể tiến triển thành tiền sản giật.
- Tiền sản giật: Biến chứng nghiêm trọng sau 20 tuần, gây tổn thương các cơ quan như thận, gan, não, có thể dẫn đến sản giật nguy hiểm cho mẹ và bé.
Xét nghiệm liên quan đến huyết áp chỉ 30k
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Huyết áp cao trong thai kỳ có nguy cơ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé như:
- Giảm lưu lượng máu đến nhau thai: Nếu nhau thai không nhận đủ máu, bé có thể không nhận đủ oxy và dưỡng chất, dẫn đến chậm phát triển, cân nặng thấp khi sinh hoặc sinh non.
- Nhau bong non: Đây là tình trạng nhau thai bị tách rời khỏi thành tử cung trước khi sinh, gây ra xuất huyết nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng của mẹ và bé.
- Hạn chế phát triển thai nhi trong tử cung: Huyết áp cao có thể làm giảm hoặc ngừng quá trình phát triển của trẻ.
- Tổn thương các cơ quan khác: Huyết áp cao không được kiểm soát có thể dẫn đến tổn thương não, mắt, tim, phổi, thận, gan và các cơ quan quan trọng khác.
- Sinh non: Đôi khi, việc sinh sớm hơn có thể được khuyến cáo để ngăn ngừa các biến chứng đe dọa tính mạng do huyết áp cao.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai: Những phụ nữ từng mắc tiền sản giật có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe tim mạch trong tương lai, đặc biệt nếu tình trạng này xảy ra nhiều lần hoặc gây ra nguy cơ sinh non.
Xem thêm: Cách tính huyết áp trẻ em

Triệu chứng cao huyết áp ở phụ nữ mang thai:
- Đau đầu nặng, đặc biệt ở vùng trán.
- Mắt mờ hoặc nhìn thấy các đốm sáng.
- Sưng phù ở tay, chân, mặt, hoặc mắt cá chân.
- Đau ngực hoặc khó thở.
- Tăng cân đột ngột trong thời gian ngắn.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa, đặc biệt sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
Huyết áp bà bầu bao nhiêu là thấp?
Theo tiêu chuẩn y tế, huyết áp ở phụ nữ mang thai được coi là thấp khi chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg. Trong quá trình mang thai, đặc biệt là trong 24 tuần đầu thai kỳ, huyết áp thấp là hiện tượng khá phổ biến. Sự thay đổi nhanh chóng trong cơ thể mẹ bầu, như sự giãn nở của các mạch máu để đáp ứng với sự tăng lưu lượng máu, có thể dẫn đến thấp huyết áp.
Mặc dù hạ huyết áp trong thai kỳ thường không gây ra quá nhiều lo ngại và thường sẽ tự điều chỉnh sau khi sinh, nhưng nếu chỉ số huyết áp giảm quá mức hoặc kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu, mệt mỏi thì mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Hạ huyết áp có thể làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai, ảnh hưởng đến sự cung cấp oxy và dưỡng chất cho thai nhi, gây ra những vấn đề tiềm ẩn đối với sự phát triển của bé.
Ở phụ nữ mang thai, tình trạng hạ huyết áp còn có thể đến từ các nguyên nhân khác như: mất nước, thiếu máu, chế độ ăn uống thiếu cân bằng, và vấn đề tim mạch.
Xem thêm: Huyết áp 90/60 khi mang thai

Một số dấu hiệu huyết áp thấp ở mẹ bầu gồm:
- Mệt mỏi hoặc chóng mặt, đặc biệt khi đứng lên nhanh.
- Cảm giác choáng váng, hoa mắt.
- Ngất xỉu hoặc cảm giác sắp ngất.
- Buồn nôn hoặc chán ăn.
- Làn da lạnh và nhợt nhạt.
Nếu xuất hiện các dấu hiệu trên, phụ nữ mang thai nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Xem thêm: Huyết áp sau khi chạy nhanh là bao nhiêu?
Những câu hỏi liên quan đến huyết áp bà bầu
1. Bà bầu huyết áp 140 80 là cao hay thấp?
Ở phụ nữ mang thai, 140/90 mmHg trở lên được xác định là cao huyết áp. Nếu chỉ số huyết áp 140 80, được xem được cao do huyết áp tâm thu đã vượt đạt mức 140 mmHg, mặc dù huyết áp tâm trương vẫn trong giới hạn bình thường (80 mmHg). Trong trường hợp này, mẹ bầu cần được theo dõi huyết áp chặt chẽ để phòng tránh các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra.
2. Bà bầu huyết áp 130 80 có cao không?
Mẹ bầu huyết áp 130/80 không quá cao, nhưng có thể được xem là huyết áp ở mức cảnh báo. Mặc dù chưa đến mức tăng huyết áp nghiêm trọng, nhưng vẫn cần theo dõi và kiểm tra định kỳ để ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ.
3. Huyết áp bà bầu 110 60 có sao không?
Huyết áp bà bầu 110/60 được xem là huyết áp thấp, nhưng trong nhiều trường hợp, nó không gây nguy hiểm nếu không có triệu chứng bất thường. Tuy nhiên, nếu bà bầu cảm thấy chóng mặt hoặc mệt mỏi, cần thông báo cho bác sĩ để kiểm tra thêm.
4. Bà bầu huyết áp 120 80 có nguy hiểm không?
Mẹ bầu huyết áp 120/80 là mức huyết áp bình thường và không gây nguy hiểm. Đây là chỉ số huyết áp lý tưởng cho mẹ bầu và không cần lo lắng, miễn là không có các triệu chứng khác đi kèm.
Lời kết
Việc theo dõi huyết áp bà bầu bao nhiêu là bình thường trong suốt thai kỳ là rất quan trọng, vì những thay đổi huyết áp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và bé. Mẹ bầu nên duy trì lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, thực hiện kiểm soát huyết áp định kỳ và tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để kiểm soát huyết áp một cách hiệu quả. Điều này không chỉ giúp bảo vệ mẹ mà còn đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi trong suốt thai kỳ.
Xem thêm: Huyết áp khi ngủ là bao nhiêu?