Chỉ số huyết áp là gì?
Huyết áp là một trong các chỉ số quan trọng dùng để đánh giá sức khỏe tim mạch một người. Chỉ số này thể hiện áp lực máu tạo ra khi lưu thông qua các động mạch trong cơ thể. Dựa trên huyết áp, bác sĩ có thể xác định các nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ, và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Chỉ số huyết áp gồm hai thành phần chính:
- Huyết áp tâm thu: Áp lực trong động mạch khi tim co bóp để bơm máu ra toàn bộ cơ thể. Đây là chỉ số lớn hơn trong kết quả đo.
- Huyết áp tâm trương: Áp lực trong động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa các nhịp đập. Đây là chỉ số nhỏ hơn trong kết quả đo huyết áp.

Các mức huyết áp và phân loại
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) và nhiều tổ chức y tế khác, chỉ số huyết áp được chia thành các mức như sau:
Chỉ số huyết áp bình thường:
- Huyết áp tâm thu: Dưới 120 mmHg.
- Huyết áp tâm trương: Dưới 80 mmHg.
Đây là mức huyết áp lý tưởng. Chỉ số cho thấy cơ thể khỏe mạnh, ít nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Tiền tăng huyết áp (Huyết áp cao bình thường):
- Huyết áp tâm thu: Từ 120 đến 129 mmHg.
- Huyết áp tâm trương: Dưới 80 mmHg.
Đây là giai đoạn huyết áp tăng nhẹ. Tuy nhiên, bác sĩ thường không chỉ định dùng thuốc, chủ yếu cải thiện qua thay đổi lối sống, dinh dưỡng. Mục đích để duy trì chỉ số ổn định, hạn chế nguy cơ diễn tiến sang tăng huyết áp.
Tăng huyết áp giai đoạn 1:
- Huyết áp tâm thu: Từ 130 đến 139 mmHg.
- Huyết áp tâm trương: Từ 80 đến 89 mmHg.
Đây là giai đoạn đầu của tăng huyết áp. Trong trường hợp này, người bệnh cần thăm khám, điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh nguy cơ biến chứng.
Tăng huyết áp giai đoạn 2:
- Huyết áp tâm thu: Từ 140 mmHg trở lên.
- Huyết áp tâm trương: Từ 90 mmHg trở lên.
Đây là giai đoạn người bệnh cần điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống. Mục tiêu để giảm thiểu rủi ro sức khỏe.
Cơn tăng huyết áp cấp cứu:
- Huyết áp tâm thu: Từ 180 mmHg trở lên.
- Huyết áp tâm trương: Từ 120 mmHg trở lên.
Đây là tình trạng tăng huyết áp nguy hiểm. Người bệnh có thể bị tổn thương các cơ quan quan trọng như tim, não, thận, hoặc mắt nếu không can thiệp y tế kịp thời.
Xem thêm: Huyết áp 180 có nguy hiểm không?
Mức huyết áp 200 là gì?
Huyết áp trên 200 mmHg hoặc cao hơn là tình trạng y tế rất nguy hiểm, thuộc nhóm cơn tăng huyết áp cấp cứu (Hypertensive emergency). Tình trạng này xảy ra khi huyết áp tăng cao đột ngột. Người bệnh thường đi kèm các tổn thương cấp tính ở những cơ quan quan trọng như não, bệnh tim mạch, thận, hoặc mắt. Trong trường hợp này, nếu không can thiệp kịp thời, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Các triệu chứng của người bệnh:
- Đau đầu dữ dội, thường ở vùng sau gáy hoặc toàn bộ đầu.
- Chóng mặt, choáng váng, và có cảm giác quay cuồng.
- Khó thở, hụt hơi, có thể kèm đau tức ngực.
- Đánh trống ngực, tim đập nhanh, mạnh, hoặc cảm giác tim loạn nhịp.
- Mờ mắt hoặc mất thị lực tạm thời.
- Có cảm giác buồn nôn hoặc ói.
- Đau ngực.
- Mệt mỏi cực độ.
- Lú lẫn hoặc mất ý thức.
- Yếu liệt tay chân.
Xem thêm: Huyết áp 170

Mức huyết áp trên 200 có nguy hiểm không?
Đây là tình trạng y tế nguy hiểm. Nguyên nhân vì huyết áp tăng cao bất thường tạo áp lực rất lớn lên thành mạch. Đây là yếu tố gây tổn thương mạch máu ở nhiều cơ quan, dẫn đến gián đoạn chức năng và có thể gây ra nhiều biến chứng như:
Đột quỵ
- Huyết áp cao làm tăng áp lực lên mạch máu trong não, có thể gây vỡ mạch (xuất huyết não) hoặc cản trở dòng chảy máu (nhồi máu não).
- Nhiều trường hợp tử vong hoặc để lại di chứng sau đột quỵ như liệt nửa người và suy giảm nhận thức.
Nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch khác
- Huyết áp tăng cao buộc tim phải hoạt động quá mức, dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim.
- Dấu hiệu bao gồm đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn, và mệt mỏi.
Phù phổi cấp
- Áp lực máu cao trong mạch phổi làm dịch tích tụ trong phổi, gây khó khăn khi hít thở nghiêm trọng.
- Người bệnh có thể ho ra bọt hồng hoặc cảm giác nghẹt thở, nguy cơ suy hô hấp và tử vong nếu không xử lý kịp thời.
Tổn thương thận cấp
- Huyết áp cao làm tổn thương mạch máu nhỏ trong thận, khiến chức năng lọc máu suy giảm.
- Tình trạng này có thể dẫn đến bệnh thận cấp hoặc suy thận mạn nếu không được can thiệp.
Tổn thương mắt
- Huyết áp cao gây tổn thương mạch máu nhỏ trong mắt, dẫn đến xuất huyết hoặc phù nề võng mạc.
- Triệu chứng bao gồm mờ mắt, giảm thị lực, và trong một số trường hợp có thể gây mù lòa không hồi phục.

Cách xử trí và điều trị cho bệnh nhân
Đây là tình trạng nguy hiểm, đòi hỏi sự can thiệp y tế ngay lập tức để giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Việc xử trí đúng cách không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn có thể cứu sống bệnh nhân.
- Nghỉ ngơi: Ngồi tựa lưng hoặc nằm ngả, giữ tư thế nửa nằm.
- Giữ bình tĩnh: Tránh lo lắng, vì căng thẳng có thể làm huyết áp tăng cao hơn.
- Gọi cấp cứu ngay: Liên hệ y tế khẩn cấp để được hỗ trợ.
- Dùng thuốc theo toa: Nếu có chỉ định bác sĩ, uống đúng liều lượng.
Việc điều trị cần thực hiện lâu dài để duy trì chỉ số ổn định, ngăn ngừa tái phát. Mọi người nên dùng thuốc theo chỉ định. Các nhóm thuốc thường dùng:
- Ức chế men chuyển ACE (Enalapril, Lisinopril).
- Chẹn beta (Metoprolol, Atenolol).
- Chẹn kênh canxi (Amlodipine, Nifedipine).
- Thuốc lợi tiểu (Furosemide, Hydrochlorothiazide).
Lưu ý: Tái khám định kỳ để theo dõi hiệu quả điều trị và điều chỉnh thuốc khi cần.
Xét nghiệm liên quan đến huyết áp chỉ 30k
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Huyết áp 160/90 có cao không?
Chế độ sinh hoạt để kiểm soát huyết áp cao
Chế độ ăn uống:
- Giảm muối (<5g/ngày) trong chế độ ăn uống.
- Tăng cường thực phẩm giàu kali, magie, và chất xơ (chuối, cam, bơ, rau xanh, và ngũ cốc).
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán, đồ uống có cồn, hay thực phẩm nhiều đường.
Thói quen sinh hoạt:
- Duy trì cân nặng hợp lý. Giảm cân nếu trong tình trạng thừa cân, béo phì.
- Ngừng hút thuốc lá và sử dụng rượu, bia.
- Ngủ đủ giấc.
- Đo huyết áp và tái khám định kỳ theo chỉ định.
Lời kết
Huyết áp 200 có nguy hiểm không? Đây là một dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp với nhiều rủi ro nghiêm trọng. Việc kiểm soát huyết áp cần sự phối hợp chặt chẽ giữa điều trị y tế và thay đổi lối sống.
Xem thêm: Huyết áp 16